Sunday 30 June 2013

Con Đường GDPG

Con Đường Giáo Dục Phật Giáo



Lời nói đầu

Thông thường xưa nay, có người cứ nghĩ rằng đạo Phật là một thứ tôn giáo xa rời thực tế, viễn vông, mơ hồ không có một chút gì thực tiễn hoặc không có một chút gì liên quan tới đời sống văn hóa của con người. Nhưng thực tế đạo Phật không phải là như thế. Đạo Phật ngoài việc giải thoát khổ đau, còn được xem là một nền giáo dục trên nhiều phương diện: Văn hóa, đạo đức, kiến trúc, nghệ thuật, mỹ thuật, hội họa, âm nhạc, kinh tế, khoa học, triết học … Đạo Phật không những thực tế, mà còn rất gần gủi, khắng khít với đời sống văn hóa của con người.
            Có nhiều khía cạnh khác nhau trong đạo Phật, nhưng ở đây người viết chỉ nhìn đạo Phật qua khía cạnh giáo dục. Giáo dục phải hiểu là giáo dục đúng, giáo dục rốt ráo, chứ không phải giáo dục sai, giáo dục chưa rốt ráo. Đạo Phật gồm có giáo dục là có tất cả nghệ thuật, mỹ thuật, hội họa, âm nhạc … và có cả con người được giáo dục, hay nói rõ hơn, có cả con người hạch phúc. Một quốc gia cũng quan niệm như thế và nhiều quốc gia cũng quan niệm như thế. Ngược lại không có giáo dục thì quốc gia không có hòa bình, thế giới không có thịnh vượng và đạo Phật cũng không có mặt lâu dài trên thế gian này. Đạo Phật, một quốc gia, hay một dân tộc thịnh hay suy đều do giáo dục. Con người hạnh phúc hay con người của đọa lạc cũng đều do giáo dục. Do đó, giáo dục đóng một vai trò quan trọng nhất trong cuộc sống nhân loại ngày nay.
            Mặt khác, giáo dục không nên thiên về ký ức hoặc tư duy, lý trí hoặc tình cảm, đạo lý văn chương hoặc lý thuyết khoa học. Giáo dục không nên thiên chấp. Giáo dục không nên sử dụng một thứ giáo điều bất biến, một thứ khuôn mẫu nhất định, hay một kiến thức cố định để đem ra áp đặt cho người khác phải tuân theo. Giáo dục cũng không nên đem kiến thức của người lớn để nhồi sọ cho trẻ con phải làm như thế này hoặc phải làm như thế kia. Con đường giáo dục Phật Giáo là con đường giải thoát, tự do tư duy, tư do nhận thức, tự do phê bình và tự do phê phán các sự kiện dựa vào phân tích khách quan và dựa vào trí tuệ. Chính vì thế, người viết chọn “con đường giáo dục Phật giáo” làm đề tài để viết luận văn tốt nghiệp này. Ước mong tập luận văn này có thể đóng góp một phần nhỏ vào trong ngành giáo dục Phật giáo, đồng thời nó cũng là kết quả học tập của người viết trong bốn năm qua tại Học viện và cũng là nhịp cầu thông cảm nối liền giữa người viết với các nhà giáo dục Phật giáo trong thời hiện đại để mọi người cùng nhau xây dựng và phát triển nền giáo dục Phật giáo Việt Nam.
            Trong khi thực hiện tập luận văn này mặc dù có nhiều nhiệt tình và nhiều cố gắng, song kiến thức chuyên môn của người viết còn hạn chế, không sao tránh khỏi những chỗ sai sót, ngưỡng mong các bậc Cao minh vui lòng chỉ giáo cho những chỗ khuyết điểm để sau này nếu có duyên lành, người viết sẽ sửa chữa và bổ sung thêm và tiếp tục sử dụng đề tài này làm phương pháp nghiên cứu khoa học cao hơn.
            Cuồi cùng, người viết thành kính ghi đậm công ơn Hòa thượng Thích Chơn Thiện, người đã khuyến khích và trực tiếp hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện tập luận văn này, và cũng xin thành kính tri ân chư Tôn Đức, chư vị Giáo sư, chư vị Pháp lữ, chư vị Dịch giả và Tác giả của những tác phẩm đã cung cấp nhiều tư liệu biên khảo giá trị cho tập luận văn này. Xin chân thành tri ân!
                                                            Ngày 14 tháng 03 năm 2001
Thích Trừng Sỹ

Con Đường Giáo Dục Phật Giáo





Lời Mở Đầu

Phần 1: Giới thiệu tổng quát -Dẫn nhập - Nộidung.mp3

Phần 2: Các định nghĩa và ý nghĩa của giáo dục.mp3

Phần 3: Các định nghĩa và ý nghĩa của giáo dục tiếp theo.mp3

Phần4: Một số yếu tố cần thiết để trở thành người giáo dục Phật giáo.mp3

Phần 5: Hệ thống giáo dục.mp3

Phần6: Các tinh thần giáo dục.mp3

Phần 7: Các tinh thần giáo dục tiếp theo.mp3

Phần 8: Năm giới là những nét đặc thù của nền giáo dục Phật giáo.mp3

Kết-luận Tự giáo dục và tha giáo dục - Hết .mp3

Xin xem thêm trang Giáo Dục Phật Giáo tiếng Việt:
http://giaoducphatgiaophapnhan.blogspot.com/
Please read more webpage Buddhism Education in English:
http://thichtrungsy1.blogspot.com/