Saturday, 29 June 2013

Giaolưu Phật pháp Buddha Dharma exchange




Giao lưu Phật pháp

Buddha Dharma exchange


Cách đây vài tuần, sau đại lễ Phật Đản, tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ, có cô Singer Beth hướng dẫn khoảng 25 vị học sinh trung học lên Chùa Cổ Lâm để giao lưu tư tưởng và tìm hiểu thêm về Phật pháp. Trong số các sinh viên ấy, có một vài em có cha mẹ đi cùng. Singer Beth, một đồng giáo sĩ cao cấp Do Thái (a co-senior Rabbi) của Đền Beth Am, là một giáo viên trường trung học và cao đẳng tại Seattle. Mặc đầu là một đạo sĩ Do Thái, nhưng cô rất thích học và tham khảo Phật pháp. Cô nói, “Những ai có đủ duyên tiếp cận, học hỏi, thực hành, và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày của mình, thì họ có khả năng đem lại hoa trái an vui và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc sống hiện tại.




Some weeks ago, after Vesak day, in the City of Seattle, Washington State, United States of America, Ms. Singer Beth led and accompanied about 25 junior high school students to Cổ Lâm Temple in order to exchange thoughts and to learn more about the Buddha Dharma. Among those students, there were several students accompanied by their parents. Singer Beth, a co-senior Rabbi of Temple Beth Am, is a teacher of high school and college in Seattle. Although she is the Rabbi, she very much enjoys learning and consulting the Buddha Dharma. She said, “Those who have enough good opportunity to approach, learn about, practice, and to apply the Buddha Dharma in their daily lives have the ability to bring flowers and fruits of joy and happiness to themselves and to others right in the present life.



Kính chào quý thầy cô giáo, phụ huynh, và các em học sinh!
Hôm nay, với đầy đủ duyên lành, chúng ta có mặt tại Chùa Cổ Lâm để học hỏi và giao lưu Phật pháp. Trong buổi giao lưu này, thay mặt các huynh đệ trong Chùa, mình, đạo hiệu thích Trừng Sỹ, một vị xuất sĩ tại Chùa này, sẽ dạy và hướng dẫn các bạn sinh viên cách chào hỏi trong Phật pháp, cách đọc ba câu nương tựa[1] bằng tiếng Pāli và tiếng Anh, cách hiểu và thực hành năm điều tỉnh thức. Cuối cùng, mình sẽ hướng dẫn ngắn gọn cho các bạn cách hát bài hát hạnh phúc trong thiền tập.


Dear teachers, parents, and students!
Today, with the sufficiency of good opportunity, we are present at Cổ Lâm Temple to learn about and to exchange the Buddha’s teachings. During this exchange, on behalf of Dharma Brothers and Sisters at the Temple, I, Dharma name is Venerable Thích Trừng Sỹ, a monk at this Temple, will teach and instruct you students how to greet each other in the Buddha Dharma, how to read the three refuges[2] in Pāli and in English, how to understand and to practice the five awakening things. Finally, I will briefly instruct you how to sing a happiness song in meditation practice.  



A. Cách chào hỏi trong Phật pháp
Trước tiên, thầy hướng dẫn các em cách chắp tay xá chào với nhau. Ý nghĩa của chắp tay có nghĩa là “Sen búp xem tặng người, một vị Phật tương lai.” Khi hai người chắp tay xá chào với nhau, việc chắp tay đó có nghĩa là cả hai người đều có chung ước muốn tưới tẩm các hạt giống Phật pháp, an vui, và hạnh phúc nẩy mần và vươn lên tươi tốt trong tâm thức của mỗi người.




A. How to greet in the Buddha Dharma
First, I would like to instruct you how to join your palms to bow together. The meanings of joining one’s palms mean “A lotus for you, a Buddha-to-be.” When both persons join their palms and bow together, the join of palms means that both persons have the same wishes to water the seeds of the Buddha Dharma, joy, and happiness to sprout and to rise up freshly in everyone’s mind.  



B. Cách đọc ba câu Nương Tựa
B. 1. Buddha saraa gacchāmi.

(Xin Mời Xem Movie.
Click to see Movie)



Buddha là một danh từ; trong tiếng Việt, chúng ta gọi là “Phật” – Bậc tỉnh thức hay Bậc giác ngộ. Sarana là một danh từ có nghĩa là quy y, nương tựa, hay quay về. Gaccha(ti) là một động từ có nghĩa là đến, đi đến, tới, đi tới. Trong tiếng Pāli, cả 2 danh từ Buddha(m) Sarana(m) là đối cách hay cách thứ hai làm tân ngữ cho động từ Gacchati. “Tôi hay con” (Aham) là đại từ của ngôi thứ nhất số ít được hiểu ngầm là chủ ngữ của câu Sagha saraa gacchāmi. Mi trong động từ gacchāmi. được chia theo đại từ Aham.[3]  



B. How to read three Refuges
B. 1. Buddha saraa gacchāmi
Buddha is a noun; in Vietnamese, we say “Phật” – the Awakened One or the Enlightened One. Sarana, which is a noun, means refuge or return. Gaccha(ti), which is a verb, means go or go to. In Pāli, both Buddha(m) and Sarana(m) that are the accusative or the second accusative make objects of the verb Gacchati. “I” (Aham) is a pronoun of the first person singular which is tacitly understood to be the subject of the sentence Buddha saraa gacchāmi. Mi in the verb gacchāmi is divided according to the pronoun Aham.[4]



Vậy, Buddha saraa gacchāmi có nghĩa là con về nương tựa Phật, Người chỉ con đường hòa bình, an vui, và hạnh phúc cho pháp giới chúng sanh trên khắp hành tinh này. Hoặc là, nương tựa Phật trong con, con đang có hướng đi chánh niệm, vững chãi, và sáng suốt cho con trong cuộc đời.



Thus, Buddha saraa gacchāmi means that I take refuge in the Buddha, who has shown the path of peace, joyfulness, and happiness to living things and living beings all over the planet. Or, taking refuge in the Buddha in my heart, I am on the path of going mindfully, firmly, and brightly for me in life.

Phật (Buddha) có nghĩa là người tỉnh thức và giác ngộ, sống đời sống chánh niệm và tỉnh giác, vững chãi và thảnh thơi, an vui và hạnh phúc cho số đông. Trong Thanh Tịnh Đạo luận (Visuddhimagga, the Path of Purification),[5] Phật có 10 danh hiệu đặc thù được viết như sau:

The Buddha means the Awakened and Enlightenmend One, who lives His life of mindfulness and awareness, steadiness and freedom, peace and happiness for the many. In the Path of Purification (Visuddhimagga),[6] the Buddha has the ten noble titles written as follows:



Đức Phật, bậc Thầy lãnh đạo tâm linh an bình và cao thượng của chúng con,
là Bậc xứng đáng nhất để được cúng dường,
là Bậc hiểu biết và thương yêu,
là Bậc có đầy đủ công hạnh và tuệ giác,
là Bậc đạt được an vui và giải thoát toàn vẹn,
là Bậc hiểu thấu thế gian,
là Bậc có khả năng điều phục được con người,
là Bậc Thầy của cả hai giới thiên và nhân,
là Bậc giác ngộ và tỉnh thức tròn đầy,
và là Bậc được thế gian tôn sùng và tôn kính.   




The Buddha, who is the leading Teacher of our peaceful and noble spirituality,
is the most worthy One to be made offerings,
is the One of understanding and love,
is the One having enough virtue of conduct and insight,
is the One attaining perfectly peaceful joyfulness and freedom,
is the One comprehending the world,
is the One having the ability to subdue people,
is the spiritual Master of both gods and humans,
is the fully-enlightened and awakened One,
and is the One to be revered and respected by the world.


Câu kệ tán dương đức Phật như sau:
Phật là Thầy chỉ đạo,
Bậc tỉnh thức vẹn toàn,
Tướng tốt đoan trang,
Trí và bi viên mãn.[7]

A verse of praising the Buddha as follows:
The Buddha, the Teacher, showing the peaceful way,
Being the Fully-Awakened One,
With good, noble, respectable signs,
With perfect wisdom and compassion.[8]  



B. 2. Dhamma saraa gacchāmi
Dhamma là một danh từ có nghĩa là lời Phật dạy. Sarana là một danh từ có nghĩa là quy y, nương tựa, hay quay về. Gaccha(ti) là một động từ có nghĩa là đến, đi đến, tới, đi tới. Trong tiếng Pāli, cả 2 danh từ Dhamma(m) Sarana(m) là đối cách hay cách thứ hai làm tân ngữ cho động từ Gacchati. “Tôi hay con” (Aham) là đại từ của ngôi thứ nhất số ít được hiểu ngầm là chủ ngữ của câu Sagha saraa gacchāmi. Mi trong động từ gacchāmi. được chia theo đại từ Aham.[9]



B. 2. Dhamma saraa gacchāmi
Dhamma, which is a noun, means the Buddha’s teachings. Sarana, which is a noun, means refuge or return. Gaccha(ti), which is a verb, means go or go to. In Pāli, both Dhamma(m) and Sarana(m) that are the accusative or the second accusative make objects of the verb Gacchati. “I” (Aham) is a pronoun of the first person singular which is tacitly understood to be the subject of the sentence Dhamma saraa gacchāmi. Mi in the verb gacchāmi is divided according to the pronoun Aham.[10]

Vậy Dhamma saraa gacchāmi có nghĩa là con về nương tựa Pháp, con đường của hòa bình, an vui, và hạnh phúc cho số đông ngay trong cuộc sống hiện tại. Hoặc là, nương tựa Pháp trong con, con đang có hướng đi chánh niệm, vững chãi, và sáng suốt cho con trong cuộc đời.

Thus, Dhamma saraa gacchāmi means that I take refuge in the Dhamma, the path of peace, joyfulness, and happiness for the many right in the present life. Or, taking refuge in the Dhamma in my heart, I am on the path of going mindfully, firmly, and brightly for me in life.

Pháp (Dhamma) có nhiều nghĩa như quy luật của vũ trụ, quy luật tự nhiên, luật nhân quả, hiện tượng … Trong bài viết này, pháp được thảo luận ở đây được hiểu là con đường Tam Vô Lậu Học (Giới, Định, và Tuệ) hay con đường thánh có tám chi phần gồm có: “Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định.

The Dhamma has many meanings such as the law of the universe, that of nature, that of cause and effect, that of phenomenon, etc. In this writing, the Dhamma discussed here is understood as the path of Three Passionless Studies (Virute, Concentration, and Wisdom) or the noble path with the eight factors including: “Right view, right thought, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration.” 



Thật ra, hai con đường này chỉ là một con đường mà thôi, đó là con đường hòa bình, an vui, và hạnh phúc đích thực cho số đông. Con đường này có nhiều mối tương quan và tương duyên với các giáo lý khác của Phật giáo, của các học thuyết khác và các triết lý khác ở đời. Con đường này được hiểu theo ý nghĩa bóng có nghĩa là khi chúng ta áp dụng và thực hành Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày của mình, thì chúng ta có khả năng góp phần đem lại an vui và hạnh phúc cho gia đình, cho quê hương, cho đất nước, và cho cả thế giới.

Actually, two these paths are only one path, namely the path of authentic peace, joyfulness, and happiness for the many. This path has many interdependent relations with other tenets of Buddhism, those of other theories and philosophies in the world. This path, which is understood according to the figurative sense, means that as we apply and practice the Buddha Dhamma in our daily lives, we have the ability to contribute to bringing peacefulness and happiness to the family, to the homeland, to the nation, and to the world.



Trong Thanh Tịnh Đạo luận (Visuddhimagga, the Path of Purification),[11] Pháp có những tính đặc thù được định nghĩa như sau:
Pháp được đức Thế Tôn khéo thuyết giảng,
rất thiết thực hiện tại,
có giá trị vượt thoát thời gian,
có khả năng chuyển hóa thân tâm,
có khả năng dập tắt các phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, v. v...
Nương vào Phật pháp, người trí nào cũng có thể tự mình tu tập,
thông đạt giáo pháp, đến để thấy, đến để nghe, đến để hiểu, đến để thực hành,
và đến để thưởng thức những hoa trái an vui và giải thoát
ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.

In the Path of Purification (Visuddhimagga),[12] the Dhamma has the ten noble titles defined as follows:
The Dharma that is well preached by the World-Honored One
is very practical in the present,
has value beyond time,
has the ability to transform one’s body and mind,
has the ability to extinguish the defilements of desire, anger, delusion, pride, doubt, wrong view, etc.
Taking refuge in the Buddha Dhamma, a wise person, who can also cultivate oneself through practice
comprehends the Dhamma, comes and sees, comes and hears, comes and understands, comes and practices,
comes and enjoys flowers and fruits of peacefulness and liberation
right here and right now in the present life.



Câu kệ tán dương giáo pháp như sau:
Pháp là con đường sáng,
Dẫn người thoát cõi mê,
Đưa con trở về,
Sống cuộc đời tỉnh thức.[13]

A verse of praising the Dhamma as follows:
The Dhamma that is the bright path,
Leads people to escape from a realm of delusion,
Takes me back to my pure mind,
In order to lead a life of awakening.[14]

B. 3. Sagha saraa gacchāmi
Sangha là một danh từ chung có nghĩa là đệ tử Phật, tức là Tăng thân, Tăng nhãn, Tăng đoàn, Cộng đồng, Đoàn thể gồm bốn người trở lên, etc. Sarana là một danh từ có nghĩa là quy y, nương tựa, hay quay về. Gaccha(ti) là một động từ có nghĩa là đến, đi đến, tới, đi tới. Trong tiếng Pāli, cả 2 danh từ Sangha(m) Sarana(m) là đối cách hay cách thứ hai làm tân ngữ cho động từ Gacchati. “Tôi hay con” (Aham) là đại từ của ngôi thứ nhất số ít được hiểu ngầm là chủ ngữ của câu Sagha saraa gacchāmi. Mi trong động từ gacchāmi. được chia theo đại từ Aham.[15]  

B. 3. Sagha saraa gacchāmi
Sangha, that is a common noun, means the Buddha’s disciples, that is, the Sangha body, Sangha eye, the Community, the Congregation consisting of four people or more. Sarana, which is a noun, means refuge or return. Gaccha(ti), which is a verb, means go or go to. In Pāli, both Sangha(m) and Sarana(m) that are the accusative or the second accusative make objects of the verb Gacchati. “I” (Aham) is a pronoun of the first person singular which is tacitly understood to be the subject of the sentence Sagha saraa gacchāmi. Mi in the verb gacchāmi is divided according to the pronoun Aham.[16]

Vậy, Sagha saraa gacchāmi có nghĩa là con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người hòa bình nguyện sống cuộc đời tỉnh thức cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc sống hiện tại. Hoặc là, nương tựa Tăng trong con, con đang có hướng tu tập, an vui và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc đời.

Thus, Sagha saraa gacchāmi means that I take refuge in the Sangha, the Congregation of peaceful people, who vow to live their awakening lives for themselves and for others right in the present life. Or, taking refuge in the Sangha in my heart, I am taking the direction of cultivation, peacefulness and happiness for myself and for others right in this life.



Tăng (Sangha) được thảo luận ở đây có liên quan tới Đoàn thể tu tập, an lạc, hòa hợp, và đoàn kết của những người xuất sĩ hoặc đoàn thể của những người cư sĩ. Cả hai đoàn thể này bổ sung và hỗ trợ với nhau như hình với bóng, như nước với sóng, và cùng nhau đưa Phật pháp đi về tương lai tươi sáng và vững vàng. 

Sangha as discussed here relates to the Community of cultivation, peacefulness, harmony, and solidarity of monastics or the Community of lay Buddhists. Both of these Communities complement and support one another as image and its shadow, as water and its wave, and together bring Buddhism to the future brightly and steadily.  



Trong Thanh Tịnh Đạo luận (Visuddhimagga, the Path of Purification),[17] Tăng có những tính đặc thù được định nghĩa như sau:
Tăng thân của đức Thế Tôn,
Là đoàn thể mà chúng con đang quay về nương tựa
Là đoàn thể đang đi trên con đường tốt đẹp
Là đoàn thể đang đi trên con đường chính trực
Là đoàn thể đang đi trên con đường chân chánh
Là đoàn thể đang đi trên đường thích hợp
Là đoàn thể đang đi trên đường thánh thiện
Là đoàn thể gồm thâu bốn đôi và tám bậc thánh quả[18]
Là đoàn thể xứng đáng được cúng dường,
Là đoàn thể xứng đáng được quy kính,
Là đoàn thể xứng đáng được tôn sùng
Là đoàn thể xứng đáng được ngưỡng mộ
Là ruộng phước quý hóa nhất trên đời.[19]



In the Path of Purification (Visuddhimagga),[20] the  Sangha  has the ten noble titles defined as follows:
Sangha/kaya of the World-Honored One
That are the Congregation in whom we have turned back to take refuge
Are the Congregation having traveled on the good way
Are the Congregation having traveled on the straight way
Are the Congregation having traveled on the true way
Are the Congregation having traveled on the proper way
Are the Congregation having traveled on the holy way
Are the Congregation having consisted of the four pairs and the eight fruitions of holy persons[21]
Are the worthy Congregation having been made offerings
Are the worthy Congregation having been respected
Are the worthy Congregation having been revered
Are the worthy Congregation having been admired
Are the most precious virtue field in the world.”[22]


Tăng được viết thành kệ như sau:
Tăng là Đoàn thể đẹp,
Cùng đi trên đường vui,
Tu tập giải thoát,
Làm an lạc cuộc đời.[23]
Câu kệ tán dương Tăng như sau:

A verse of praising the Sangha as follows:
The Sangha that are the beautiful Community
Together travel on the happy path
Cultivate and liberate afflictions
In order to make life peaceful.”[24]



Qua những gì được thảo luận trên đây, chúng ta thấy Tam Bảo (Phật, Pháp, và Tăng) được dụ như đèn tuệ giác soi sáng cho chúng con đi trên con đường giác ngộ và giải thoát tâm linh. Những an có đủ duyên tu, học, hành trì, và ứng dụng Tam Bảo vào trong đời sống hằng ngày một cách thiết thực, thì hiện tại họ sống rất an lạc, và tương lai họ sống rất an vui.
Đệ tử nương nhờ Tam Bảo
Trên con đường học đạo
Biết Tam Bảo của tự tâm
Nguyện tu học tinh cần
Làm sáng lòng ba viên ngọc quý.[25]



Through what is discussed above, we see the Three Jewels (the Buddha, the Dhamma, and the Sangha) exemplified as the lamps of insight illuminating our travel on the path of spiritual enlightenment and deliverance. If someone has enough good opportunity to cultivate, to learn, to practice, and to apply the Triple Gem in the daily life practically, then presently they live very peacefully, and prospectively they live very joyously.
Disciples who take refuge in the Triple Gem
On the way of learning the Dharma
Know the Triple Gem of their own hearts
Vow to cultivate and practice diligently
Make their hearts brightened by the three precious Pearls.[26]



Bên cạnh giáo pháp của đức Phật, chúng ta hiểu thêm Năm Điều Tỉnh Thức mà nội dung của nó bao gồm Năm Giới hay Năm Điều Đạo Đức dưới đây như sau:
Side by side with the Dharma of the Buddha, we understand more the Five Awakening Things, whose contents comprise the Five Precepts or the Five Virtuous Things below as follows:




C. Năm điều tỉnh thức
Năm điều tỉnh thức được viết ở đây được hiểu là năm giới, là giáo pháp, là lời Phật dạy, và là hướng đi trong sáng và vững chãi cho nhân loại và xã hội ngày nay. Thật ra, giáo pháp được đề cập ở trên bao gồm Năm Giới và những lời dạy khác. Tuy nhiên, để người xem, người đọc, và người học dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ ứng dụng, và dễ thực hành Năm Điều Tỉnh Thức, người viết trình bày tóm lượt như sau:
C. The five awakening trainings
The five awakening trainings written here are understood as the five precepts, the Dharma, the teachings of the Buddha, and the direction of going clearly and stably to humankind and society today. In fact, the above-mentioned Dharma comprises the Five Precepts and other teachings. However, in order that viewers, readers, and learners may easily understand, easily grasp, easily apply, and easily practice the Five Awakening Trainings, the writer presents the following summary:



C. 1. Điều tỉnh thức thứ nhất
Điều tỉnh thức thứ nhất là chúng ta tôn trọng sự sống của muôn loài chúng sinh, trong đó có con người, con vật, thậm chí có cỏ cây, hoa lá, đất đá… Chúng ta không sát hại, chặt đốt và phá phách rừng núi, sông ngòi, ao hồ và biển cả... Thực tập điều tỉnh thức thứ nhất có nghĩa là chúng ta ý thức chăm sóc nuôi dưỡng tình thương yêu đối với muôn loài, chúng ta góp phần bảo vệ môi sinh và sự sống của muôn loài, và góp phần xây dựng một hành tinh xanh, sạch, và đẹp.



C. 1. The first awakening training
The first awakening training is that we respect all living beings’ lives, including humans, animals, even plants, trees, flowers, leaves, soils, rocks, etc. We do not kill, chop, burn, and destroy forests, mountains, rivers, streams, ponds, lakes, the open sea, etc. Practicing the first awakening thing means we are aware to take care to nurture our love toward all living beings, we contribute to protecting the environment and the lives of living things and living beings, and contribute to building the green, clean and beautiful planet.



C. 2. Điều tỉnh thức thứ hai
Điều tỉnh thức thứ hai là chúng ta tôn trọng tài sản, di sản, khoáng sản và lâm sản của tư và của công, trong đó có vàng bạc, đá quý, cây kim, ngọn cỏ, chuông, mõ, gỗ súc…, chúng ta không trộm cắp và không chiếm đoạt của cải của người khác. Thực tập điều tỉnh thức thứ hai có nghĩa là chúng ta chúng ta ý thức rải tâm bố thí đối với những người bần cùng, neo đơn và nghèo khổ, chúng ta khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên vừa phải để các thế hệ con cháu của chúng ta có thể tiếp tục nương nhờ, chúng ta góp phần bảo vệ, duy trì và phát triển đức hạnh, giàu sang và hưng thịnh cho gia đình, cho xã hội, và cho đất nước. 



C. 2. The second awakening training
The second awakening training is that we respect private and public assets, heritages, minerals, and forest products, including gold, silver, gems, sewing needles, blades of grass, bells, wooden bells, timbers, etc. We do not steal and do not appropriate others’ belongings. Practicing the second awakening training means we are aware to spread our hearts of alms-giving toward the poor, the lonely, and the needy. We exploit the sources of the natural resources in moderation so that generations of our descendants can continue to depend on them, and we contribute to conserving, maintaining, and developing virtue, wealth and prosperity for our family, for society, and for the country.



C. 3. Điều tỉnh thức thứ ba   
Điều tỉnh thức thứ ba là chúng ta tôn trọng tính toàn vẹn của gia đình, trong đó có vợ chồng và con cái. Chúng ta không lạm dụng tình dục của trẻ em, không xâm phạm tiết hạnh của người khác, và chỉ có quan hệ tình dục với người vợ hoặc người chồng hợp pháp của mình mà thôi.Thực tập điều tỉnh thức thứ ba có nghĩa là chúng ta ý thức bảo vệ hạnh phúc của cha mẹ, vợ chồng và con cái; chúng ta góp phần đem lại an lạc, niềm vui và tiếng thơm cho gia đình, cho dòng họ, cho làng xóm và cho cả xã hội.   
Để tiếp nối dòng dõi Tông đường, người cư sĩ nên có vợ, có chồng, có con, và có cháu. Để tiếp nối dòng dõi của các bậc Thánh, để kế thừa, truyền thừa, và thắp sáng lên ngọn đuốc của chánh pháp, thắp sáng lên ngọn đuốc của tình thương, người xuất sĩ phải dành nhiều thời gian để lo việc tu học, hoằng pháp và giúp đỡ nhiều người. Những ai chọn đời sống xuất gia để sống đời sống an tịnh không sao lãng, thì họ không bị gia đình và con cái ràng buộc.



C. 3. The third awakening training
The third awakening training is that we respect the integrity of the family, including spouses and children. We do not sexually abuse children, do not violate other people’s chastity, and only have sexual relations with our lawful spouse. Practicing the third awakening training means that we are aware to protect the happiness of our parents, spouses and children; we contribute to bringing peacefulness, feelings of joy and good repute to our family, relatives, village and society. 
In order to connect the lineage of the clan temple, lay Buddhists should marry and have children and grandchildren. In order to continue the lineage of the sages and to inherit, descend, light up the torch of the Dharma and light up that of love, monastic Buddhists must spare much time to take care of cultivation, study, meditation, the spread of the Dharma and the help of many people. Those who take up the monastic life in order to live a calm and pure life must not be bound by ties to family and children.



C. 4. Điều tỉnh thức thứ tư
Điều tỉnh thức thứ tư là chúng ta tôn trọng sự thật và quý kính mọi người, trong đó có Ông bà, cha mẹ, thầy, bạn… Chúng ta không nói dối, không nói thêu dệt,[27]không nói đâm thọc,[28]không nói lời thô ác, không nói những tin mập mờ và không rõ ràng, không nói những lời mong cầu và lợi dưỡng, không nói những lời gây chia rẽ, mất hoà hợp, và mất đoàn kết[29]
Thực tập điều tỉnh thức thứ tư có nghĩa là chúng ta ý thức nói những lời chân thật, chân chánh, những lời nói tin tưởng, hoà hợp, hoà giải và hoà nhã, những lời nói từ ái, dịu ngọt, dễ nghe và dễ thương, những lời nói có giá trị hữu ích xây dựng và đem lại niềm tin, uy tín, hoà hợp, đoàn kết, và tình huynh đệ đích thực cho tự thân, cho tha nhân, cho gia đình, cho dòng họ, và cho đoàn thể rộng lớn của thế giới.

C. 4. The fourth awakening training
The fourth awakening training is that we respect the truth and have estimable respect for everyone, including our grandparents, parents, teachers, friends, etc. We do not tell a lie do not speak an embellishing word,[30]do not speak a piercing word,[31]do not speak a rough word, do not speak vague and unclear information, do not speak aspiring and avaricious words, do not speak words of creating dissension, discord and disharmony,[32]etc.
Practicing the fourth awakening training means we are awake to say words of the truth, the right, those of confidence, harmony, reconciliation and gentleness, those of affection, softness, sweetness, easiness of hearing, and easiness of love, words of the useful value of building and bringing faith, prestige, harmony, solidarity, and love of authentic brotherhood and sisterhood to ourselves, to the others, to family, to relatives, and to the larger community of the world.




C. 5. Điều tỉnh thức thứ năm
Điều tỉnh thức thứ năm là chúng ta tôn trọng sự an lạc, bình yên, tịch tĩnh, vững chãi và thảnh thơi cho số đông, trong đó có mình, những người thân người thương của mình, và người hàng xóm. Chúng ta không uống các chất say, không hút thuốc lá, không xem phim, internet, tranh, ảnh khiêu dâm và đồi trụy, đặc biệt là tuyệt đối chúng ta không dùng các chất nha phiến và ma túy.
Thực tập điều tỉnh thức thứ năm có nghĩa là chúng ta không vi phạm vào các điều tỉnh thức trên. Chúng ta tu tập các điều tỉnh thức tinh chuyên và chánh niệm, cẩn thận bảo vệ thân thể khỏe mạnh và tráng kiện, tinh thần minh mẫn và sáng suốt cho tự thân và cho tha nhân. Chúng ta góp phần xây dựng và đem lại uy tín và niềm tin an vui và hạnh phúc tới quê hương và xứ sở của mình.
C. 5. The fifth awakening training
The fifth awakening training is that we respect peacefulness, tranquility, quietness, steadiness, and carefreeness for the many, including us, our relatives, beloved ones, and neighbors. We do not drink alcoholic drinks, do not smoke, do not watch depraved films, pornographic internet content, pictures, and photographs; especially we absolutely do not use opium and drugs.
Practicing the fifth awakening thing means that we do not violate the above awakening things. We who cultivate the awakening things mindfully are careful to protect our healthy and wholesome bodies, our perspicacious and lucid minds for ourselves and for others. We contribute to building and bringing prestige and confidence of peacefulness and happiness to our native land and homeland.



Nhờ thực tập năm điều tỉnh thức ở trên một cách vững chãi và thích hợp, chúng ta không những giúp cho tự thân, mà còn giúp cho pháp giới chúng sanh trên khắp hành tinh này. Chúng ta góp phần bảo vệ môi sinh và môi trường sống cho trái đất này. Xuyên qua sự thực hành của mình, chúng ta có thể đem lại những hoa trái an lạc, hạnh phúc, và hòa bình đích thực cho thế giới nhân loại ngày nay.[33]
By consistently practicing the five above awakening things, we not only help ourselves, but also help innumerable living things and living beings on this planet. We contribute to protecting the environment and habitat for this earth. Through our practice, we can bring flowers and fruits of authentic peacefulness, happiness, and peace to the world of humankind today.[34]

Trong Thanh Tịnh Đạo luận (Visuddhimagga, the Path of Purification),[35] những điều tỉnh thức hay Giới Pháp có những tính đặc thù được định nghĩa như sau:    
In the Path of Purification (Visuddhimagga),[36] the awakening things or the Dharma Precepts have the noble titles defined as follows:



Giới pháp của đức Thế Tôn,
Luật nghi (Vinaya) - chánh niệm mà chúng con đang hành trì
Là giới thân (sīla-kaya) nguyên vẹn,
Là giới thân không bao giờ bị sứt mẻ
Là giới thân không bao giờ bị nhiễm ô
Là giới thân không bao giờ bị tỳ vết
Là giới thân không bao giờ bị hỗn tạp
Là giới thân được người trí khen ngợi và hâm mộ
Là giới thân có công năng bảo vệ tự do
Là giới thân đưa tới không sợ hãi
Là giới thân đưa tới chánh định
Là giới thân đưa tới tuệ giác
Là giới thân đưa tới giải thoát và hạnh phúc đời đời.[37]



The World-Honored One's Dharma Precepts,
the Disciplince (Vinaya) - right mindfulness we have been practicing
Are the perfect precepts body
Are the never torn precepts body
Are the never polluted precepts body
Are the never blotched precepts body
Are the never mottled precepts body
Are the precepts body praised and admired by the wise
Are the precepts body with the ability to protect freedom
Are the precepts body leading us to fearlessness
Are the precepts body leading us to right concentration
Are the precepts body leading us to insight
are the precepts body leading us to deliverance and happiness forever.[38]



D. Bài hát hạnh phúc trong thiền tập
        Trong lúc áp dụng thiền tập,[39] chúng ta có thể thực tập thiền ngồi, thiền thở, thiền đi, v. v … Để buổi sinh hoạt hôm nay tăng thêm phần sinh động, thầy hát bài hát hạnh phúc trước, các em hát theo sau, và sau đó chúng ta cùng hát với nhau chung một lần nha.

D. Song of happiness in meditation practice
While applying meditation practice, we can practice sitting meditation, breathing meditation, walking meditation, etc. In order that a period of activity today increases vividly, I sing a song of happiness first, you sing it after, and then we sing it together.


   
Ta hạnh phúc liền giây phút này,
Lòng đã quyết dứt hết âu lo
Không đi đâu nữa
Có chi để làm
Học buông thả
Sống không vội vàng.

Ta hạnh phúc liền giây phút này,
Lòng đã quyết dứt hết âu lo
Không đi cũng tới
Thấy chi cũng làm
Lòng thanh thản
Sống trong nhẹ nhàng.[40]

Happiness is here and now
I have dropped my worries
Nothing to do, nowhere to go
There is no need for hurry

Happiness is here and now
I have dropped my worries
Something to go, somewhere to go
But there is no need for hurry.[41]



Khi kết thúc buổi giao lưu Phật pháp hôm nay, chúng tôi hy vọng rằng các em, cha mẹ, và quý thầy cô giáo của các em rất vui mừng học và giao lưu Phật pháp, và mong muốn áp dụng và thực hành giáo pháp vào trong đời sống hằng ngày của mình cho tự thân, cho tha nhân, cho gia đình, cho xã hội, và cho cuộc sống hôm nay và ngày mai.

Thực vậy, qua buổi giao lưu Phật pháp này, mặc dầu các em chỉ có khoảng một giờ rưỡi đồng hồ giao lưu Phật pháp, song buổi pháp thoại hôm nay có khả năng nuôi dưỡng và tưới tẩm những hạt giống an lành và tươi mát vào trong tâm thức của các em và những người khác.

Cuối cùng, thay mặt quý huynh đệ Chùa Cổ Lâm, kính chúc các em, phụ huynh, và quý thầy cô giáo của các em hiện diện nơi đạo tràng này an vui và hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.

Kính chúc quý vị an trú và thấm nhuần giáo pháp của đức Thế Tôn!




As we complete the period of our Buddha Dharma exchange today, we hope that you - students, your parents, and your teachers, are very glad to have learnt and exchanged the Buddha Dharma, and are eager to put it into their daily practice for yourselves, for other people, for society, and for life today and tomorrow.
Indeed, through the period of this Buddha Dharma exchange, although we have spent only about one and half hour of watch exchanging the Buddha Dharma, the period of Dharma talk today has had the ability to nurture and to water the seeds of peacefulness and freshness into your minds and others’ minds.
Finally, on behafl of Dharma Brothers and Sisters at the Cổ Lâm Temple, I would like to wish you, your parents, and your teachers who are present at this Dharma Center peace and happiness right here and right now in the present life.
May you dwell peacefully in and permeate the World-Honored One’s Dharma!
                                                                   By Thích Trừng Sỹ   
Xin Mời Xem Video
(Please click to watch Video)



[1]  Ba Nương Tựa này được tìm thấy trong Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta) thuộc Tương Ương Bộ (Samyutta Nikaya, 56: 11). Tại vườn Lộc Uyển (Sarnath, Migadāya, Deer Park), 5 anh em của tôn giả Kiều Trần Như (Kondanna) và các vị đệ tử khác có duyên lành gặp đức Phật, nghe, và thấm nhuần giáo pháp của Ngài, họ thỉnh cầu đức Phật làm Thầy bằng cách đọc lên Ba nương tựa Tam Bảo: Phật, Pháp, và Tăng. Sau đó, họ trở thành các vị đệ tử của Ngài.

[2]    The three Refuges are found in the Dhammacakkappavattana Sutta (Setting the Dharma Wheel in motion) of Samyutta Nikaya (the Connected Discourses of the Buddha), 56: 11. In the Deer Park (Sarnath, Migadāya), the five brothers of Elder Kondanna and other disciples had good opportunity to see the Buddha, to hear, and to instill His Dharma, they would like to invite Him to make their Teacher by reading up the three refuges of Triple Gem: The Buddha, the Dharma, and the Sangha. After that, they became His disciples.

[3]    Xem http://www.urbandharma.org/pdf/paligram.pdf             pp. 68 or 86-7

[4]    See http://www.urbandharma.org/pdf/paligram.pdf               pp. 68 or 86-7

[5]   Xem http://www.aimwell.org/assets/PathofPurification2011.pdf Part II, Chapter VII, pp. 188 - 209.

[6]   See http://www.aimwell.org/assets/PathofPurification2011.pdf Part II, Chapter VII, pp. 188 - 209.

[7]   Xem http://langmai.org/phat-duong/thien-mon-nhat-tung/cong-phu-sang-thu-hai

[8]  Zen Master Thích Nhất Hạnh’s ceremonial Verse.    See http://langmai.org/phat-duong/thien-mon-nhat-tung/cong-phu-sang-thu-hai

[9]    Xem http://www.urbandharma.org/pdf/paligram.pdf             pp. 68 or 86-7.

[10]   See http://www.urbandharma.org/pdf/paligram.pdf               pp. 68 or 86-7.

[11]   Xem http://www.aimwell.org/assets/PathofPurification2011.pdf  Part II, Chapter VII, pp. 209 - 215.

[12]   See http://www.aimwell.org/assets/PathofPurification2011.pdf Part II, Chapter VII, pp. 209 - 215.

[13]    Xem http://langmai.org/phat-duong/thien-mon-nhat-tung/cong-phu-sang-thu-hai

[14]   Zen Master Thich Nhat Hanh’s ceremonial verse,     or See http://langmai.org/phat-duong/thien-mon-nhat-tung/cong-phu-sang-thu-hai

[15]   Xem  http://www.urbandharma.org/pdf/paligram.pdf             pp. 68 or 86-7.

[16]   See http://www.urbandharma.org/pdf/paligram.pdf             pp. 68 or 86-7.

[17]   Xem http://www.aimwell.org/assets/PathofPurification2011.pdf Part II, Chapter VII, pp. 215 - 218.

[18]  Tu Đà Hoàn (Sotāpanna) có nghĩa là một vị thánh nhập vào dòng thánh thứ nhất gọi là dự lưu hay vị dự lưu. Vị này đã chứng ngộ Đạo (Magga) (i) và Quả (Phala) (ii) của Tu Đà Hoàn (Sotāpanna). Tư Đà Hàm (Sakadāgāmī) có nghĩa là một vị thánh nhập vào dòng thánh thứ hai gọi là vị nhất lai. Vị này đã chứng ngộ Đạo (Magga) (iii) và Quả (Phala) (iv) của Tư Đà Hàm (Sakadāgāmī). A Na Hàm (Anāgāmī) có nghĩa là một vị thánh nhập vào dòng thánh thứ ba gọi là vị bất lai. Vị này đã chứng ngộ Đạo (Magga) (v) và Quả (Phala) (vi) của A Ha Hàm (Anāgāmī). A La Hán (S. Arahanta/ P. Arahant) có nghĩa là một vị thánh nhập vào dòng thánh thứ tư gọi là vị xứng đáng được cúng dường (1/ ứng cúng), vị giết giặt phiền não (2/ sát tặc), vị phá tan các điều ác (3/ phá ác), vị làm cho ma phiền não khiếp sợ (4/ bố ma), vị chấm dứt vòng luân hồi sinh tử (5/ vô sinh). Vị này đã chứng ngộ Đạo (Magga) (vii) và Quả (Phala) (viii) của A La Hán (Arahanta).(i) và (ii) là một đôi, (iii) và (iv) là một đôi, (v) và (vi) là một đôi, (vii) và (viii) là một đôi, tất cả gồm bốn đôi. Tính từ Đạo và Quả của (i) tới Đạo và Quả của (viii), ta có tổng cộng là bốn đôi và tám vị Thánh Đạo và Quả (Cattāri purisayugāni aṭṭha     purisapuggalā)

[19]   Xem http://langmai.org/phat-duong/thien-mon-nhat-tung/cong-phu-chieu-chu-nhat

[20]   See http://www.aimwell.org/assets/PathofPurification2011.pdf Part II, Chapter VII, pp. 215 - 218.

[21]   Sotāpanna means the noble person who enters the first holy stream is called the stream-entry (Sotāpatti phala), the stream-winner, or the stream-enterer (Sotāpanna). This person has attained the Path (Magga) (i) and the fruition (Phala) (ii) of Sotāpanna. Sakadāāmī means the noble person who enters the second holy stream is called the once-returner (Sakadāāmī phala). This person has attained the Path (Magga) (iii) and the fruition (Phala) (iv) of Sakadāāmī. Anāgāmī means the noble person who enters the third holy stream is called the non-returner (Anāgāmī phala). This person has attained the Path (Magga) (v) and the fruition (Phala) (vi) of Anāgāmī. S. Arahanta = or P. Arahant means the noble person who enters the fourth holy stream is called the one who has been deserved to be offered (1), who has killed the enemies of afflictions (2), who has broken the evil things completely (3), who has made maras of defilements terrified (4), who has ended the samsara of birth and death (5). This person has attained the Path (Magga) (vii) and the fruition (Phala) (viii) of Arahanta.(i) and (ii) as one pair, (iii) and (iv) as one pair, (v) and (vi) as one pair, (vii) and (viii) as one pair, all consist of four pairs. Calculating from the Path (Magga) and the fruition (Phala) of (i) to the Path (Magga) and the fruition (Phala) of (viii), we totally have the four pairs and the eight fruitions of holy persons (Cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā).

[22] See http://www.aimwell.org/assets/PathofPurification2011.pdf Part II, Chapter VII, pp. 215 - 218.

[23]  Xem http://langmai.org/phat-duong/thien-mon-nhat-tung/cong-phu-sang-thu-hai

[24]   Zen Master Thích Nhất Hạnh’s ceremonial verse

[25]  Như trên.

[26]  As above.

[27]  Nói thêu dệt có nghĩa là tới người A mình nói người B là tốt, tới người B mình nói người A là tốt, và ngược lại. Không nói thêu dệt có nghĩa là mình nên nói chuyện an lạc và lợi ích cho mọi người.

[28]  Nói đâm thọc có nghĩa là tới người này mình nói người kia là không tốt, tới người kia mình nói người này là không tốt. Không nói đâm thọc có nghĩa là chúng ta nên nói chuyện đạo để đem lại hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này. 

[29]  Xem Kinh Tạp A Hàm, số 785.

[30]   Speaking embellishing word means going to person A we say person B is good and going to person B we say person A is good, and vice versa. Not speaking embellishing word means we should say the peaceful and helpful matters to everybody.

[31]  Speaking piercing word means going to this person we say that person is not good, going to that person we say this person is not good. Not speaking piercing word means we should say the Dharma things to bring happiness to ourselves and to the others right in the world.

[32]   See Samyuktāgama Sūtra, N. 785.

[33]  Xem Thích Trừng Sỹ. Con Đường Giáo Dục Phật Giáo. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2009, trang 118-134.

[34]   See Thich Trung Sy. The Path of Buddhist Education. Ha Noi: Religious Publishing House, 2009, p. 118-134 in Vietnamese.

[35]   Xem http://www.aimwell.org/assets/PathofPurification2011.pdf  Part II, Chapter VII, pp. 218-9.

[36]   See http://www.aimwell.org/assets/PathofPurification2011.pdf Part II, Chapter VII, pp. 218-9.

[37]   As above or see Vietnamese http://langmai.org/phat-duong/thien-mon-nhat-tung/cong-phu-chieu-chu-nhat

[38]    See http://www.aimwell.org/assets/PathofPurification2011.pdf Part II, Chapter VII, pp. 218-9.

[39]   Xem http://www.daophatngaynay.com/vn/phap-mon/thien-dinh/gioi-thieu/9450-Thien-tap.html

[40]   Xem http://langmai.org/online/dai-may-tim/thien-ca/hanh-phuc-bay-gio/hanh-phuc-bay-gio/

[41]  See http://www.youtube.com/watch?v=e2Te53Vvzn0&feature=related