Pháp Thoại Phiên Tả
(Thầy Trừng Sỹ Giảng về “Cầu An và Cầu Siêu” tại Chùa Quan
Thánh, thành phố Nha Trang.)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca
Mâu Ni Phật,
Trong khi Thầy giảng lâu
lâu thầy thỉnh một tiếng chuông, qúy vị sẽ thở ra vào nha.
Nam Mô Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật,
Kính thưa Thầy trụ trì Chùa Quan Thánh, và qúy vị Phật tử tại
Chùa Quan Thánh, hôm nay là
Mùng 8
tháng 3 năm Qúy Tỵ, nhằm ngày 19 tháng 3, 2013. Trước khi nói Pháp và nghe Pháp,
Thầy kính chúc toàn thể qúy Phật tử hiện diện nơi Đạo tràng này, thân tâm an lạc,
Phật sự viên thành.
Nam Mô A Di Đà Phật,
Như qúy vị
biết hôm nay rất là đặc biệt, trước đây Thầy có giảng Pháp ở đây một lần. Và
hôm nay Thầy nói Pháp lại, như vậy Thầy và qúy vị cũng có duyên lành rất là đầy
đủ.
Như qúy vị
biết, cách nói Pháp và nghe Pháp là trước tiên là Thầy sẽ để dành vài phút cho
qúy vị.
Như hồi
đó đến giờ, qúy vị đi Chùa nhiều và nghe Pháp rất nhiều và thực tập nhiều,
nhưng chúng ta cần đi vào những giáo lý căn bản, những điều căn bản thì chúng
ta mới được sự đi Chùa là như thế nào nha.
Như cách làm
việc của Thầy là Thầy đưa ra đề tài rồi để vài ba câu cho qúy vị hỏi, sau đó
chúng ta cùng làm việc với nhau. Khi làm việc xong rồi thì Thầy sẽ nói Pháp, rồi
khi hết thời Pháp thoại rồi, Thầy cũng để dành vài câu hỏi, để qúy vị hỏi sau
khi nghe Pháp rồi ra sao, và qúy vị đặt câu hỏi thắc mắc gì hoặc phát biểu cảm
tưởng về buổi Pháp thoại.
Nghe nói
hôm nay, Chùa Quan Thánh chúng ta Cầu an, Thầy có đề tài, tựa đề của bài Pháp
thoại là “Cầu An và Cầu Siêu”.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Qúy vị thấy đề tài này đơn giản, nhưng nếu mà mình không nắm
vững thì rất uổng cho quá trình của mình. Hồi giờ nghe qúy vị đi Chùa Quan
Thánh, Chùa này, Chùa kia rất nhiều, kể cả ở gần cũng như ở xa. Nhưng khi mình
nói về cầu an hoặc là cầu siêu, hoặc con hỏi “Má ơi! Má đi Chùa làm gì đó?”,
thì Má đi Chùa Cầu an… Hoặc là con hỏi ‘hôm nay, Ba thỉnh Thầy về làm gì đó?,
Ba mời Thầy về để cầu siêu…
Nhưng qúy vị cứ nói là cầu an hay cầu siêu thôi, nhưng qúy vị
có hiểu rõ về cầu an và câu siêu là gì chưa?
Ai có những ý kiến gì thì nói để chúng ta cùng làm việc và
chia sẻ với nhau.
(Qúy vị Phật tử cho ý
kiến…)
Qúy vị phải biết, khi qúy vị là Phật tử và đi chùa thường
xuyên mà khi con cái hay bạn bè hỏi mình đi Chùa cầu an à cầu siêu để làm gì,
mà mình không biết để trả lời thì rất là thiếu xót… Đó là các bạn cùng Đạo Phật
với mình. Hơn nữa các bạn mà khác tôn giáo mà hỏi rằng qúy vị đi chùa để cầu an
và cầu siêu là thế nào, mà mình không biết để trả lời thì rất là thiếu trong Phật
tử của chúng ta, cho nên họ chỉ mình và hỏi là mình trả lời vanh vách liền.
Và bây giờ,
để Thầy bắt đầy giảng nghĩa nha. Như qúy vị biết chữ Cầu nghĩa là gì, khi mình
về chùa mình cầu thứ nhất có nghĩa là xin nghĩa bình thường, thứ hai cầu có
nghĩa là nguyện, nên đi chung là chữ cầu nguyện… khi cầu nguyện và cầu xin rồi
thêm nghĩa nữa là thành tâm. Nếu mình không có thành tâm, thì không có nghĩa cầu
nguyện, hay cầu xin.
Cầu co
nghĩa là nguyện, là thành tâm, là mong muốn. Nếu ta về Chùa, trước hết là mình
cầu cho mình, nếu mình không an thì sao người khác không an được. Trong một gia
đình. nếu mình không có an thì sao người khác an được. Cho nên mình phải cầu
cho mình. Qúy vị hiểu rõ chưa?
Đối với
người nam hay người nữ, hay đối với tất cả chùng ta cũng vậy, khi chúng ta về
chùa vào buổi sáng, hoặc buổi tối chúng ta thắp cây hương thắp cúng Ông Bà Tổ
tiên, chúng ta chắp tay lại cầu an, mà khi cầu an đó chúng ta phải thành tâm. Nếu
mà chúng ta không có thành tâm, thì cái an sẽ không có. Cho nên, qúy vị biết rằng
khi mình cầu cho mình thì mình phải là số một nghĩa là phải là gương mẫu. Cho
nên lúc nào mình cũng phải có đạo tâm, đạo hạnh, đạo đức…
Chứ mình
về Chùa này Quan Thánh để cầu an, nhưng mình tới cầu an như vậy mà mình không
có tâm thành, không có đạo đức thì lúc đó không cái nghĩa này là cầu an nữa. Đó
là nghĩa đen, còn nghĩa bóng cầu an có nghĩa là luôn luôn lúc nào cũng giữ gìn,
giữ gìn cho mình, giữ gìn đời sống mình.
Mình giữ
gìn cái điều đầu tiên là thân mình có sức khoẻ trước. Đối với người nam, mà cứ
hút thuốc là không giữ gìn cho mình có sức khoẻ. Như qúy vị biết, là cái phổi của
mình ngày và đêm làm việc 24 tiếng đồng hồ nó không bao giờ nghỉ. Mà mình thỉnh
thoảng cầm điếu thuốc mà mình hút là phổi mình bị bịnh và mình ngồi đâu bay mùi
đó.
Qúy vị
thương ai, thì trước nhất phải thương mình, nếu thương người khác là phải
thương mình trước. Nếu muốn cầu cho người khác trước là phải cầu cho mình. Mà đối
với trong gia đình mình không có thương nghĩa là mình lúc nào cũng cầm điếu thuốc
hút, cầm bia rượu uống… thì bộ phận cơ thể, sinh học, vật lý của mình lúc nào
cũng bị bịnh hết.
Do đó,
mình muốn thương mọi người, thương người thứ 2, thứ 3 thì trước hết mình phải bảo
vệ mình, mình phải tu tập. Mình phải cầu cho mình, cho nên mình không được hút
thuốc, qúy vị muốn hút thuốc từ từ mình sẽ bỏ dần, mình hiểu được giáo lý. Như
trong điều tỉnh thức thứ năm là con không được uống rượu, uống bia, thậm chí là
hút thuốc. Qúy vị thấy thứ nhất là trong giới này nói không sử dụng cả các chất ma túy…
Khi qúy vị
thực hành đơn giản như vậy, thì qúy vị sẽ thấy mình được an. Đời sống mình có sức
khoẻ, mình làm được nhiều việc, đối với Tam Bảo thì mình giúp như quét nhà,
quét sân chùa, hoặc dọn dẹp, bày các hoa quả bông trái v.v…thì bấy giờ là mình
có công quả rồi.
Khi qúy vị
thực tập như vậy thì rất thiết thực, còn mình không hiểu được lời Phật dạy thì
mình khi còn nhỏ mình giao lưu với những bạn bè không tốt, thì khi đó ‘gần mực thì đen, gần đèn thì sáng’. Do
đó, mực ở đây là chỉ cho bạn bè xấu, bạn bè bất hảo, thì còn trẻ thì mình không
cố gắng học hỏi, không cố gắng nổ lực học cho ngon lành, không tốt nghiệp đại học
để có việc làm, còn trẻ mà mình không cố gắng. Do đó, mình gần gũi bạn xấu, thì
chắc chắn vết đen sẽ dính mình. Mình là người tu tập, thì như qúy vị biết rằng
chư thường Tổ dạy “Người tu tập là người đi trong sương, thì sương từ từ thấm ướt dần và mình
mát dần.” Còn đối với người không tu tập, mà ở gần người xấu, bạn bè xấu
cũng vậy, lần lần nhiễm thói hư tật xấu
của kẻ đó hồi nào không hay. Như ví dụ mình chơi với bạn bè hay hút thuốc, mình
bị nhiễm hồi nào không hay, rồi mình cũng hút thuốc lá, thấy bạn bè chơi cờ bạc,
mình cũng cờ bạc. Mình gần những người xấu đó, thì sẽ ảnh hưởng đến mình, mình
cũng bị xấu. Cho nên, mình ‘gần mực thì
đen, gần đèn thì sáng’ nghĩa là vậy đó.
Do đó,
trong qúa trình muốn cầu được cho mình an lạc trước nhất là mình phải bảo vệ
mình tu tập. Đó là Thầy nói cho mấy anh trai đó.
Đơn giản
là qúy vị khi còn nhỏ mà qúy vị thực tập được như vậy đó, thì gia đình mình sẽ
hạnh phúc, ba má mình sẽ thương mình lắm. Còn khi mà lớn lên rồi mình có vợ,
mình có con, mà lúc bấy giờ, mình là người cha mà sáng xỉn chiều say, thì con
cái mình sẽ bị hư hỏng. Người vợ mà thấy
như vậy là sẽ không thương mình, mình không lo làm phụ giúp cho gia đình.
Khi mà
mình bị bịnh rồi, lúc đó mình đâu có sức khỏe đâu để mà làm. Cho nên, mấy anh
trai trước nhất mình cầu mình xin trước nhất là mình bảo vệ mình, mình giữ gìn
cái lá phổi của mình, ngày đêm 24 tiếng đồng hồ mình có giờ nghỉ trưa, có giờ
nghỉ tối, nhưng lá phổi không bao giờ được nghỉ. Cho nên, qúy vị đã hút thuốc rồi
thì nên bỏ dần, rồi bỏ luôn. Và có người nào nếu đã lỡ uống bia, uống rượu thì
cũng nên giảm bớt đi.
Thầy là
không bao giờ dùng mấy thứ đó từ nhỏ đến lớn (cho nên thấy ai mà dùng). Nếu
mình là Phật tử thì phải tu tập cho ngon lành thì mấy thứ đó mình phải bỏ hết, qúy
vị mà thực tập được như vậy thì vợ rất là thương mình.
Cha mẹ mà
làm được như vậy, thì con cái sẽ bắt chước người cha, bắt chước người mẹ, qúy vị
như mấy chị thì sao cũng như vậy, thấy mấy ông ăn nhậu, thì mấy người nữ thấy vậy
thì chơi bài tứ sắc, hay chơi đủ thứ chuyện hết. Điều đó rất là quan trọng lắm.
Nếu một
người tu tập thì không bao giờ đủ, do đó ông chồng biết tu tập rồi, khi nghe Thầy
Trừng Sỹ giảng, ông ta biết bỏ những thói xấu rồi. Nhưng khi mình là người vợ,
người mẹ trong gia đình, người em trong gia đình, người con trong gia đình, thì
mình cũng bỏ bớt những thói xấu đi, thay vì đánh bài thì mình để thời gian đó
mình làm những việc có ý nghĩa: ví dụ như gần nhất là trên bàn thờ Ông Bà Tổ
Tiên của chúng ta, chúng ta lau sạch sẽ, mỗi buổi sáng, chúng ta thắp hương rồi
chúng ta thay nước trắng trong. Chúng ta lễ lạy Phật, Ông Bà Tổ Tiên, nhà nào đều
cũng có Ông Bà Tổ Tiên, mình là Phật tử ai cũng có Ông Bà Tổ Tiên.
Khi mình
sinh ra thì mình phải biết đây là mẹ mình, đây là cha mình, đây là ông bà của
mình, cho nên mỗi buổi sáng qúy vị thay nước, rồi mỗi buổi sáng, qúy vị trước
khi đi làm, sau khi thức dậy thì chúng
ta thắp một cây hương, chúng ta lạy Phật ba lạy, lạy Ông Bà 3 lạy thì qúy vị sẽ
thấy rấtlà ấm áp. Nếu chúng ta là người
mẹ, người chị, người con trong gia đình, ma làm được như vậy thì người chồng sẽ
rất thương.
Ví dụ,
ông chồng nói: “tôi thấy bà đi Chùa Quan Thánh đến nay, thấy bà thay nước, chăm
sóc bàn thờ Ông Bà Tổ Tiên, bàn thờ Phật đẹp, lúc nào cũng có hoa tươi, bình nước
trong, và thắp cây hương như vậy, tôi thương bà lắm.
Khi vợ chồng
sống đời sống hạnh phúc như vậy, thì con cái sẽ bắt chước ba mẹ, vì ba mẹ là
người có tu, người vợ, người chồng đóng một vai trò rất quan trọng trong gia
đình, thì con cái sẽ bắt chước và noi theo.
Còn nếu
trong gia đình mà người vợ, người chồng, người anh, người em, người chị mà
không làm theo như vậy, thì anh em hư hỏng, con cái nó không noi theo thì chúng
sẽ bị hư hỏng. Như vậy, qúy vị thấy một gia đình mà hư hỏng, thì gia đình đó
không thể có hạnh phúc được.
Khi gia
đình đã không hạnh phúc thì sao mình có thể đem lại hạnh phúc cho người khác được.
Mình mà không có an lạc thì mình không thể đem lại hạnh phúc cho người thân gần
nhất trong gia đình của mình được. Mình không có tu tập, mình không có bảo vệ sức
khoẻ cho mình, không có gương mẫu, không có đời sống tâm linh như vậy thì con
cái sẽ hư theo.
Như vậy,
khi mà gia đình không hạnh phúc, không có đạo đức thì chắc chắn không thể góp
phần đem lại hạnh phúc cho xóm làng, thôn làng và không thể làm một thôn văn
hoá, một phường văn hóa, một xã hay một thành phố văn hóa được.
Qúy vị thấy
đó, một gia đình mà tu tập, mà theo lời dạy của Đức Phật, theo giáo lý Đức Phật
thì lúc bấy giờ, mình cũng có an, có lạc đi đâu mình cũng có chất an, chất lạc,
chất giải thoát, chất nhẹ nhàng trong đó. Lúc bấy giờ, mà mình sống đời sống
như vậy, thì mình sẽ thấy mình rất khoẻ, tròn trịa. Khi qúy vị thấy được như vậy,
thì mình sẽ làm được như vậy đó thì mình sẽ có an có lạc.
Qúy vị biết,
khi mình cầu nguyện được như vậy rồi thì qúy vị lúc nào cũng sống một đời sống của
một Phật tử gương mẫu như vậy đó, thì ai nấy nhìn vô, thì sẽ thấy cái hào quang
của qúy vị. Như hồi xưa, mình học vật lý đó thì trên đầu mỗi người chúng ta đều
có vòng hào quang, mà người Phật tử có tu thì mình thấy người đó là muốn hỏi
thăm liền, chị khỏe không, anh khoẻ không? Hoặc dạo này anh thì sao? Còn người
mà không có tu, và làm những việc như đồ tể, những người sát sanh, thì vầng hào
quang trên mắt của họ không có, thì mình không dám nhìn, mình sẽ nhìn đi chỗ
khác. Hoặc những người ăn trộm, ăn cướp, thì mình cũng đâu dám gần gũi. Thấy họ
là không dám nhìn nữa, huống chi là đứng gần.
Do đó, những
người mà có tu tập thì mình thấy thích liền, muốn gần gũi và lân la đến thăm hỏi
liền. Sao dạo này chị khoẻ không? Gia đình chị làm ăn ra sao? Mình hỏi thăm họ
vui vẻ.
Còn những người không có
tu tập, thì khuôn mặt họ mình thấy sợ lắm. Qúy vị để ý, như những thợ săn, con
nai không có bao giờ khi nào dám đứng gần họ cả. Nhưng đối với những người có
tu, như những Phật tử đó. Khi thời Đức Phật còn tại thế, các bức tranh qúy vị
thấy có các con nai đứng gần Đức Phật hay đứng gần các Thánh Đệ tử. Hoặc có những
Phật tử thường có những con nai con chim đứng gần như vậy đó, nghĩa là ánh sáng
của mình có, cái hào quang, cái ánh sáng, cái lòng từ của mình có, cho nên
nhưũng con vật đứng gần. Huống chi, là những người có tu, bạn bè gần gũi nhau,
trao đổi với nhau.
Qúy vị thấy đó, nếu qúy vị thực tập được như vậy thì đời sống
rất là hạnh phúc. Khi qúy vị thành tâm, thì qúy vị đi cầu an trước nhất là cho
mình, khi lên chùa hoặc đứng bàn thờ Ông Bà Tổ Tiên, bà thờ Phật, cho nên chúng
ta phải thành tâm.
Qúy vị thấy nghĩa thành tâm là luôn luôn lúc nào trong thời
gian cầu nguyện là chúng ta phải hướng về Đức Phật, hướng về Ông Bà Tổ Tiên của
chúng ta, và chúng ta chắp tay lại chúng ta cầu nguyện.
Bây giờ, qúy vị chắp tay lại
và nói theo Thầy nha:
“Nam Mô A Di Đà Phật,
Nam Mô Đức Mẹ Hiền Quan Thế
Âm,
Hôm nay là ngày mùng 8
tháng 2 năm Qúy Tỵ, nhằm ngày 19 tháng 3, năm 2013.
Con tên là, Pháp danh là,
hướng trước Phật tiền, cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho con, cùng người thân quyến
thuộc của con, sức khoẻ dồi dào, thân tâm an lạc, con cầu nguyện cho dòng họ nội
ngoại hai bên, người sống được vui, người mất được về thế giới an lành của Đức
Phật A Di Đà. Ngưỡng mong Tam Bảo thương
xót chứng minh lòng cầu nguyện của chúng con.
Nam Mô A Di Đà Phật!”
Rồi bây
giờ qúy vị lạy xuống hay xá xuống như vậy. Ở đây cũng vậy, về Chùa cũng vậy nếu
qúy vị thực tập được như vậy. Qúy vị thấy lời cầu nguyện rất đơn giản mà qúy vị
thực tập được ở Chùa hay ở nhà cũng vậy, khi mình cầu nguyện như vậy rồi rất
thành tâm, thì cái an mình có, cái lạc mình có.
Lúc bấy
giờ, mình có tu tập, như hồi nãy Thầy nói đó là mình có sức khỏe rồi, mình có đời
sống gương mẫu rồi. Cho nên, đi về má thấy má cũng thương, ba thấy mình cũng
thương, hoặc là mình có gia đình rồi, chồng thấy mình cũng thương, hỏi ‘hôm
nay, em đi chùa làm gì? Dạ, em đi cầu an. Nghe ai giảng? dạ nghe Thầy Trừng Sỹ
giảng. Vậy cầu an nghĩa là gì? Anh ngồi xuống em nói cho nghe. Nếu là chồng đi
thì nói em ngồi xuống, anh nói cho nghe.’
Vậy khi
mình đi cầu an với tâm thành như vậy rồi, thì ‘điều lành đưa tới, còn điều dữ
đưa đi’. ‘Chúng con đi tới nơi, vế tới chốn’; còn khi mình không có tu
thì ‘chúng con đi ngõ này mà về ngõ khác’.
Qúy vị thấy
đó, qúy vị thực tập đơn giản như vậy, mình là Phật tử mà tu tập ngon lành như vậy,
thì đi đâu mình cũng được qúy Thầy thương, qúy Phật tử ai cũng thương hết. Đó mới
đúng là ý nghĩa cầu an.
Còn ví dụ
như qúy vị lên chùa cả mấy trăm vị, rồi có vị Thầy, Sư Cô, hay một Phật tử nào
đọc tên cầu an nhưng không đọc cho qúy vị đã ghi tên rồi, thì các vị này sẽ nói
‘hồi nãy tui cúng chuối, cúng tiền mà không nghe thấy tên tui gì hết v.vv…’
Do đó,
qúy vị phải hiểu như thế này, hiểu lời Phật dạy rồi, thì mình ghi danh rồi, dù
cho qúy Thầy đọc thì qúy vị cũng vui, mà không đọc tên mình hay bỏ xót tên mình
thì qúy vị cũng vui.Vì mình đã có tu, có chất an, chất lạc rồi, thì tên qúy vị
được đọc rồi hay chưa đọc thì cũng không sao. Nếu có xót vài tên, và danh sách
bị thiếu thì qúy vị cũng nên hoan hỉ. Nếu
có trường hợp qúa nhiều tên, thì qúy Thầy không đọc hết được thì qúy vị cũng
hoan hỉ, như đọc hết 500 người mà có 40, 50 chục người không đọc tên.
Ví dụ: có
người mùng Một lên chùa ghi danh cầu an đầu năm mà không thấy được đọc tên, thì
sẽ nói ‘hồi nãy con không nghe tên con gì hết v.v...’
Nhưng qúy vị an tâm, mình phải hiểu giáo lý,
trong trường hợp đó, mình tu là mình có chư Phật sẽ chứng tri, nên cho dù các
qúy Thầy có quên đọc xót đi thì chúng ta vẫn hoan hỉ nha. (34:50)
Rồi qúy vị
hiểu rõ ý nghĩa cầu an hết rồi đó. Nếu theo chữ Hánthì an (安) là ở trên có bộ miên (宀): là mái nhà, ở dưới là bộ nữ (女), mà người nữ trong gia đình là luôn luôn chăm sóc trong gia
đình ngon lành và có tu tập ngon lành hết đó. Chắc chắn trong gia đình hạnh
phúc. Gia đình chỉ cho 2 gia đình: huyết thống và tâm linh. Hai gia đình này chỉ
có mặt trong ta. Đó là gia đình huyết thống và gia đình tâm linh.
Gia đình
huyết thống là đối với chúng ta là luôn luôn có Ba Mẹ, có vợ chồng, có anh chị
thì gọi là huyết thống, qúy vị hiểu rõ rồi đó. Nghĩa là có dòng họ, có Ông Bà Tổ
tiên, nội ngoại hai bên.
Qúy vị nhớ
là mỗi khi mình cầu nguyện thì mình nên cầu cho luôn dòng họ nội ngoại hai bên,
người sống được khoẻ, còn người mất thì được nhẹ nhàng siêu thoát. Cho nên nhờ
mình cầu nguyện như vậy, thì ai cũng hoan hỉ hết, chứ nếu mình cầu nguyện chỉ
dòng họ của mình còn của bên vợ hay bên chồng mình không biết.
Do đó,
mình phải cầu nguyện dòng nội ngoại họ hai bên, người sống được an vui hạnh
phúc, còn sống là còn khỏe, người mất thì được nhẹ nhàng siêu thoát. Mình phải
cầu nguyện như vậy đó. Qúy vị thấy đơn giản mà rất hay.
Do đó,
vào ngày rằm tháng giêng qúy vị lên Chùa mà đưa tên cho Chùa để cầu an, mà lỡ
qúy Thầy hay Phật tử đọc tên cho mình bị thiếu xót, thì mình cũng hoan hỉ, Phật
chứng tri chi lòng con rồi, chứng tri tấm lòng thành của con, vì mình cầu có
lòng thành thì Phật sẽ chứng tri. Chứ nếu hồi nãy mà Thầy đọc xót tên mình, rồi
mình lại nói ‘hồi nãy ông Thầy này đọc xót tên con cho nên con không thích ông
này gì hết đó.’ Như vậy rất là tiếc cho người đó, qúy vị thấy không, vì người
đó chưa có hiểu đạo. Đó là ý nghĩa Cầu An nha.
Bây giờ,
Thầy nói đến cầu siêu. Qúy vị thấy có chung một chữ cầu, nghĩa là mong muốn, muốn
mình an lạc, muốn mình thành tâm, vậy trong hai chữ này đều có chữ cầu thì
trong cầu an có cầu siêu mà trong cầu an có cầu siêu.
Siêu có
nghĩa là siêu thoát, siêu có nghĩa là nhẹ nhàng. Siêu nghĩa là vơi đi, siêu
nghĩa là chuyển hoá. Như qúy vị thấy chữ siêu nghĩa rất là rộng. Khi mình cầu
siêu cho người mất thì thứ nhất là mình muốn tự lực, cho nên mình cũng cầu an,
cầu siêu, nhưng mình lại không có chắp tay, không có thành tâm. Tối mình cũng
không thắp hương, là người Phật tử mình có bàn thờ Phật, bàn thờ Ông Bà Tổ tiên,
nếu mình là đạo Phật mà nhiều người cũng không chịu thắp hương cúng dường Phật
hay Ông Bà Tổ tiên mình, nghĩa là sao? Qúy vị thấy rõ chưa? Mình là Phật tử mà
mình không thờ Ông Bà Tổ Tiên gì hết. Qúy vị thấy chưa, như vậy qúy vị đọc theo
Thầy nha:
“Dù
ai nói ngã nói nghiêng
Lòng
ta vẫn vững như kiềng ba chân.”
Nghĩa đen là cái ghế
ba chân, nhưng nghĩa bóng là Tam Bảo. Cho nên, mình là Phật tử thì dù ai có đem
tiền tài, vật chất nhiều cho mình, thì mình vẫn không bao giờ bỏ đạo của mình
đi hết. Mình là đạo Phật, thì chính là Tam Bảo. Đó là Ba Ngôi Báu, Phật, Pháp,
Tăng. Như vậy, ba chân nghĩa bóng là Phật, Pháp, Tăng.
Do đó, nếu nói nghĩa đen là ba chân, nhưng nghĩa bóng là Phật,
Pháp, Tăng. Mình là Phật tử mình quy y Tam Bảo rồi, quy y Phật, Pháp, Tăng rồi,
nghĩa là mình đã có Ba Ngôi Báu, mình đã có thờ Phật rồi thì khi người ta dụ
mình rồi người ta cho cái này cái kia rồi kêu bỏ đạo của mình, thì đó là sự thiếu
xót cho Phật tử của mình.
Qúy vị thấy
đó, con trai con gái lớn lên mà ai dụ thế này, thế kia theo bên vợ hay bên chồng.
Nhưng mình là Phật tử rồi thì nếu có lấy chồng hay vợ ngoại đạo thì mình cũng
nói ‘Tôi lấy anh hay em rồi nhưng ngày rằm, mùng một tôi vẫn đi Chùa, cầu an cầu
siêu, nhớ đi theo tui nha. Đời sống chúng ta, anh em là nương với nhau trong cuộc
sống hôn nhân, là có con cái để nối dõi tông đường, nhưng mà khi cái duyên với
nhau thì tôi đã là đạo Phật như anh/em đã biết thì nên nhớ điều đó còn nếu anh
hay em mà có quên thì có chuyện với tui đó nha.’ Mình phải nói rõ ràng như vậy
đó, mình là Phật tử thì phải nói như vậy đó để giữ đạo của mình. Cho nên trong
gia đình, mình là Phật tử sanh con, sanh cái, khi mấy đứa con lớn lên rồi, tiếp
xúc bên ngoài xã hội nhiều khía cạnh rồi, nếu nó có duyên với người bạn đời
khác đạo hay lấy người ngoại đạo thì mình cũng phải khuyên rằng ‘Dù người bạn đời
của con, họ làm gì đi nữa nhưng con là Phật tử rồi, quy y có Pháp danh rồi, thì
nhớ ngày rằm hay mùng Một, hay chủ nhật thì dù có làm gì đi nữa thì nhớ về Chùa
hoặc về nhà thăm Ba, Má về lạy bàn thờ Phật, thứ nhất là thương mình, Phật gia
hộ mình.
Qúy vị biết Phật ở đâu
không?
Phật ở trong tâm.
Đúng đó, Phật từ trong tâm
mình.
Qúy vị phải
nói Phật ở trong tâm thì mới đúng. Qúy vị không thể nói Phật ở Tây Phương, nếu
nói như vậy thì qúy vị chưa hiểu đạo, chỉ mới hiểu bước một thôi. Còn khi người
tu tập ngon lành rồi thì Phật trong tâm khi chúng ta không có tham, sân, si, và
khi thân và tâm của chúng ta thắp nén tâm hương mà thành tâm như vậy đó, thì Phật
ở trong tâm. Phật ở ngay bây giờ và ở đây trong cuôc sống hiện tại.
Do đó, như
qúy vị dù ai có dụ mình và nhất là mấy anh mấy chị nên nhớ điều này. Nếu có người
khác tôn giáo mà có dụ mình theo đạo của họ thì mình nói “không, anh hay em là
người đạo Phật, mà đạo Phật là đạo tỉnh thức, là đạo từ bi và trí tuệ, trên thế
gian này không có đạo nào bằng đạo Phật hết đó.”
Mình phải
nói như vậy đó, qúy vị hiểu được ý rõ chưa?
“Dù
anh nói ngã nói nghiêng
Lòng
em vẫn vững như kiềng ba chân”
(Đại
chúng vỗ tay…)
Phật,
Pháp, Tăng luôn luôn lúc nào cũng có trong tâm của em hết đó; hoặc luôn luôn
lúc nào cũng có trong tâm của anh hết đó. Anh/em theo thì theo nhưng Chùa chiền
là anh/em không có bỏ.
Qúy vị phải
làm được như vậy đó, giữ gìn được đời sống tâm linh của mình. Mình có Tam Bảo
là Ba Ngôi Báu qúy nhất thế gian này mà sao mình lại bỏ nhưng ngôi báu của mình
mà mình lại chọn những chỗ khác. Qúy vị thấy chưa? Nếu qúy vị mà bỏ thì rất là
uổng, cho nên Phật tử mình cố gắng.
Trong một
gia đình mà một đời sống mỗi cá nhân đều có chất an và chất lạc, thì lúc bấy giờ là gia đình hạnh phúc rồi.
Khi gia đình an lạc rồi thì xóm làng an lạc, một xã hội an lạc, góp phần cho
thôn văn hóa, phường văn hóa. Đó là nghĩa như vậy đó, qúy vị thấy làm đượ như vậy
thì đem lại lợi ích cho số đông nghĩa là như vậy đó. Qúy vị thấy đạo Phật hay
là chỗ đó.
(Đại
chúng vỗ tay…)
Đạo Phật
rất là thiết thực, chứ không phải xa vời. Mình phải nắm hiểu rõ như vậy đó. Chứ
qúy vị chỉ biết tụng kinh gõ mõ mà không biết ‘ÝNghĩa Cầu An, Cầu siêu’ là gì hết,
thì rất là uổng.
Bây giờ
Thầy nói đến cầu siêu. Siêu có nghĩa là chuyển hóa, siêu là nhẹ nhàng, siêu
thoát, là mong muốn cho người mất được nhẹ nhàng, siêu là mong muốn cho người mất
nhưng cũng cho người còn được siêu thoát.
Qúy vị
nghe Thầy định nghĩa chữ chuyển hoá này, chữ siêu này nha. “Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Hôm nay, con tên là Nguyễn Thị Minh Pháp
danh Tâm Hạnh. Minh Hạnh vừa có minh mà
có hạnh nữa. Minh là sáng, Hạnh là hạnh nguyện đi vào đời, hạnh nguyện giữ gìn
hạt giống Tam Bảo. Con Pháp danh như vậy đó, bây giờ con hướng về Tổ Tiên, hướng
về Phật tiền, con xin cầu nguyện như vậy đó.
Trước nhất,
con là người Phật tử hôm qua con có đi Chùa, con có lấy trái ớt nhà chùa, hôm
nay con đối trước Phật tiền, Ông Bà Tổ Tiên con thành tâm sám hối, con chuyển
tâm lại con cầu siêu (từ chuyển hoá), nghĩa là lỗi của con chuyển từ xấu thành
tốt, từ cái không tốt thành cái tốt, cái không an lạc thì thanh cái an lạc. cái
khó chịu thành cái dể chịu.
Như qúy vị
thất đó, như mình tu tập có an lạc rồi thì tâm mình từ tham, sân, si thì chuyển
hóa thành tâm không tham, sân, si nữa.
Do đó,
mình sẽ cầu nguyện ‘Cho nên, hôm nay, con đối trước Phật tiền, con xin cầu nguyện
Phật chứng minh, Phật ở trong cũng như ở ngoài, đều chứng minh cho con, con
chuyển hóa cái tâm của con thuần thục, con thấy ớt con không có lấy nữa.’
Qúy vị thấy
đó, như vậy mình sẽ không làm như vậy nữa. Mà từ đây, mình lại phát nguyện ‘Nam
Mô A Di Đà Phật! Con làm ăn lại cho ngon lành, để con đi làm có tiền. Còn khi con
về Chùa nếu thấy bông trái héo thì con mua để thay lại. Hoặc thấy Chùa bụi bặm
thì con xin phát cái tâm đi quét nhà v.v…Con cũng xin hộ Pháp ở Chùa Quan
Thánh, cũng như những Chùa khác đều gia hộ cho con, nên con xin làm lại như vậy
đó.” Do đó, từ lúc mình tham, mình lấy cái này, cái kia còn bây giờ mình chuyển
hóa tâm mình lại. (45:55)
Qúy vị thấy
đó, siêu là cầu cho tâm mình luôn luôn lúc nào cũng chuyển hóa. Đó là cầu cho
người mất rồi, bây giờ cầu cho người sống. Cho nên, tụng Kinh A Di Đà rất là ý
nghĩa, qúy vị hiểu chưa? Qúy vị phải hiểu như vậy, thì cầu an và cầu siêu mới
lâu và ý nghĩa như vậy đó.
Bây giờ,
Thầy nói từng chi tiết nha. Khi người mất mà ra đi, lâm chung rồi, thì qúy vị
là người Phật tử, có quy y Phật, Pháp, Tăng rồi, có giữ gìn Năm Điều Tỉnh Thức
rồi, Năm Điều Đạo Đức rồi.
Bây giờ,
Thầy chỉ giới thiệu lại về Năm Điều Đạo Đức là:
1)
Điều thứ nhất-Không sát
sanh: Kể cả con người và con vật, thậm chí cỏ cây cũng vậy nữa. Mình bảo vệ cỏ
cây là mình bảo vệ môi trường thiên nhiên. Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo
vệ lá phổi của mình. Qúy vị hiểu về Phật giáo dạy rất hay. Mình là Phật tử thì
đâu chặt phá rừg như vậy.Và mình thực tập như vậy sẽ đem lại lợi ích cho xã hội
rất nhiều. Điều này rất là ý nghĩa, đâu phải sát sanh chỉ là không sát những
con vật, không sát nhân hay con người, nói như vậy chưa đủ mà còn phải bảo vệ
môi trường thiên nhiên nữa. Không sát hại loài người loài vật như vậy, thì từ từ
mình khởi cái tâm bố thí, khởi tâm thương người, thương vật, qúy vị thực tập được
như vậy đó là điều thứ nhất. Thầy chỉ giới thiệu sơ qua thôi.
2)
Điều thứ hai là: không được trộm cắp, thay vì
mình đi trộm cắp thì mình phát tâm không ăn tộm cắp. Hồi xưa mình là Phật tử đã
quy y là không trộm cắp rồi thì bây giờ, mình khởi cái tâm bố thí, mình bố thí
cho những người nghèo khổ, bố thí cho những sinh viên nghèo, những em học sinh
nghèo. Đối với mình 100 ngàn đồng vn thì
bình thường, còn đối với các em thì 10, 20 hay 50 ngàn thì được rất là thích.
Và các em cần số tiền này để mua sách, mua vở, cây viết v.v… Qúy vị thấy đó,
khi mình làm như vậy mình khởi ra cái tình thương.
3)
Điều thứ ba là không tà hạnh,
nghĩa là một vợ, một chồng không được kiếm thêm. Khi người con gái lớn lên có
chồng rồi thì người con gái đó không được kiếm thêm người chồng khác nữa, nghĩa
là không được kiếm thêm người chồng không đúng pháp luật với người chồng hay vợ
của mình. Còn người chồng cũng vậy, cũng nên chỉ một vợ một chồng thôi. Như vậy
thì vợ chồng sống rất là hạnh phúc, và như vậy con cháu mình mới thấy cha mẹ gương
mẫu để noi theo. Đó là bảo vệ đời sống gia đình được hạnh phúc. Từ từ sau này
có duyên, Thầy sẽ giảng Năm điều tỉnh thức sau. Bây giơ, Thầy chỉ giới thiệu
thôi.
4)
Điều thứ tư là không được nói dối, nói không
thật. Mà mình là Phật tử thì mình phải nói điều chân thật, có lợi cho mình, có
lợi cho người, có lợi cho tất cả, và có lợi cho số đông. Lúc đó, mình nói lời
chân thật.
5)
Điều thứ năm là như hồi
nãy Thầy giảng rồi đó, là không uống rượu, không uống bia, không đánh cờ bạc, không
chơi những trò chơi (games) nữa. Các em trẻ nhớ đó, không được chơi game, còn
nhỏ để dành thời gian để mình học cho hết lớp 12, trung học rồi đại học cho
ngon lành, thay vì mình chơi game 1 ngày khoảng 2, 3 tiếng đồng hồ, thì mỗi
ngày mình chơi giới hạn lại, thì bây giờ mình chỉ chơi 5 phút, hoặc 10 phút giải
lao rồi nghỉ. Qúy vị thấy đó, chơi game cũng rất là bạo động và qúy vị thấy đó
rất là trở ngại. Cho nên, mình không được uống rượu, uống bia, chơi game, đánh
bài, và thậm chí không được hút thuốc. Do đó, nếu mình thương ai thì trước hết
mình phải thương mình. Do đó, mình không được xử dụng các chất ma túy, cái đó
là tuyệt đối không được xử dụng.
Khi qúy vị
giữ được Năm Điều Tỉnh Thức rồi. Lúc đó, qúy vị sẽ thấy đời sống tâm linh của
mình rất là an lạc, và hạnh phúc. Qúy vị đi đâu, ở đâu trong gia đình người ta
cũng qúy hết đó.
Khi chúng
ta biết thực tập ba Hạt Giống Tam Bảo, Năm Điều Tỉnh Thức rồi, thì chúng ta đi
đâu l
àm g ì chúng ta
cũng chẳng sợ ai hết đó. Chúng ta góp phần đem lại an lạc, hạnh phúc cho số
đông là vậy đó.
Như vậy,
cầu siêu đối với gia đình đó, là người thân mình vừa qua đời, mà đối với hang sống
hàg ngày, qúy vị về Chùa tụng Kinh lạy Phật, buổi sáng chúng ta thắp hương, cầu
nguyện Phật, Ông Bà Tổ Tiên như vậy đó, thì đời sống hàng ngày chúng ta có an,
có lạc rồi; thì chúng ta có siêu nghĩa là có chuyển hóa, có tu tập rồi. Khi
mình đã có chất đó rồi thì vô thường có tới, chúng ta cũng nhẹ nhàng ra đi. Lúc
đó, chúng ta có thỉnh qúy Thầy về, là một hình thức cầu nguyện để góp phần cho
mình siêu thoát. Cũng ví như một chiếc xe nó chạy rồi mà nó bị xuống bùn, nhưng
bây giờ nó không lên được, thì chúng ta làm bằng cách là phải đổ sạn, đổ sỏi,
thêm xăng nhớt để đem xe cho nó chạy lên. Cũng vậy, chúng ta mời thỉnh qúy Thầy
Cô, đạo tràng Phật tử về Chùa hay về nhà, tư gia cầu siêu để trợ duyên góp phần
cho người đó, người mất của mình nhẹ nhàng siêu thoát.
Đời sống
hàng ngày mà qúy vị không có tu tập rồi, thì lúc bấy giờ, một năm mà Thầy hỏi bạn
là gì? Cô là gì? Anh là gì? --Dạ, con là Phật tử. Là Phật tử, vậy hồi đó đến giờ
có đi Chùa không? Dạ có, rằm tháng Giêng con đi một lần, rằm tháng Chạp con đi
một lần… Có nghĩa là một năm đi Chùa có hai lần. Hoặc là, rằm những tháng
Giêng, tháng Tư, tháng Bảy, con đi thôi, còn những ngày kia con không biết.
Như qúy vị
biết, nếu mà mình là Phật tử mà mình làm thì làm nhưng không có tu tập, mình đã
là Phật tử mà không có biết học giáo lý, không có biết cầu an là gì, cầu siêu
là gì, không biết gì hết, thì lúc bấy giờ mình sẽ rất là trở ngại.
Qúy vị thấy
đó, nếu mình không hiểu, thì sao mình tu tập được. Khi đời sống Phật tử mà mình
tu tập ngon lành rồi, thì khi vô thường tới, mình có nhắm mắt ra đi rồi thì
mình sẽ thấy rất nhẹ nhàng. Mình có Pháp danh rồi thì mình nhớ hàng ngày, hàng
tuần, hàng tháng mình đi Chùa tụng Kinh lạy Phật. Bây giờ, vô thường có tới rồi,
thì nó se không có phân biệt là người già, người trẻ, em nhỏ, em bé v.v…Vô thường
tới, là một hơi thở ra không hít vào là ngủ luôn (sleep well)…
Mà như
qúy vị biết, mình đã có tu tập thì mình có chất an, có chất lạc, có tu tập ngon
lành rồi thì đời sống vô thường tới, khi mà chúng ta có hít vào mà không thở ra
nữa, thì chúng ta cũng đi một cách rất nhẹ nhàng.
Đời sống
chúng ta làm thiện, chúng ta về Chùa, chúng ta làm những điều có ý nghĩa, giúp
người nghèo, sinh viên nghèo, các công tác xã hộ…Chúng ta làm giúp ích cho gia
đình.
Đời sống
như vậy, khi vô thường có đến thì không phân biệt người già 70, 80 tuổi hay 90
tuổi, hay người đó 3 tháng, 1 tháng, hay nhiều tháng không có phân biệt gì hết.
Khi vô thường đến là người đó đi thôi. Nhưng người có tu tập thì khi vô thường
đến thì có đi rất nhẹ nhàng.
Còn như
người mà hồi đó đến giờ không có tu tập thì vừa mới qua đời, người nhà thỉnh vị
Thầy tới rồi mới vừa khóc vừa nói “Thưa Thầy, người thân của chúng con, hồi đó
đến giờ chưa có đi Chùa tụng kinh gì hết, xin Thầy cho người mới mất một Pháp
danh để đọc cho có linh thiêng.”
Khi mà những
người không cò tu tập gì hết, mà khi qua đời có thỉnh một vị Thầy nào đến để tụng
Kinh thì cũng tốt đó, nhưng người mất chưa có Pháp danh bây giờ mình xin Pháp
danh để đọc cho người đó thêm vui.
Nhưng khi
muốn phát tâm quy y là phải có lòng thành, phải có phát tâm tu tập, thì Phật mới
chứng tri, chứ mình không tu tập, không có làm gì hết. Hồi trước, người thân của
mình không có biết đi Chùa gì hết, bây giờ họ qua đời rồi, xin Thầy cho họ một
Pháp danh để đọc được linh thiêng. Qúy vị mà làm như vậy thì không có được nếu
mình muốn họ có được Pháp danh thôi nhưng thực chất hồi còn sống họ không có
tu.
Như qúy vị
thấy đó, nghĩa của quy y là gì. Mình phải có tấm lòng thành để phát tâm, thì Phật
mới chứng tri cho mình. Chứ mà mình không tu tập, không thực hành gì hết, mà nếu
có nhờ vị Thầy đặt tên Pháp danh cho người thân quá cố của mình, mà người đó
không tu hành gì hết, thì điều đó không có hay, ý nghĩa gì hết.
Mình
không có tu tập, không có về Chùa mà chỉ xin Pháp danh thì đâu có ý nghĩa gì cả.
Do đó, người quy y Tam Bảo thì phải có lòng thành, có thành tâm, có tu tập, thì
mình về Chùa tụng Kinh như vậy đó, lúc mà vô thường có tới thì mình cũng an lạc.
Dù cho có Thầy, đạo tràng Phật tử hay người thân đến cầu nguyện cho người thân
quá cố của mình đi nữa, thì người mất ra đi cũng an lạc. Hương linh tuy không
nói được, thì hương linh cũng thưởng thức được cái tâm,
thưởng thức được bằng cái tri giác. Khi xác thân đã
bỏ rồi, thân mình cũng như lớp áo; cái thân vật lý này gồm có đất, nước, gió, lửa,
thì một thời gian nó sẽ tan rã. Lúc ấy, tâm thức của người thân mình ra đi, và
người mất luôn luôn hướng về Tam Bảo, hướng về người sống để nhờ người sống cầu
nguyện cho họ. Nếu qúy vị mà làm như vậy
thì ý nghĩa chỉ là 1/100 hay 1/1000 thôi. Điều đó không bằng là khi mình còn sống
thì mình khởi cái tâm, mình đi về Chùa, mình đi tu tập như vậy; thì lúc đó ra
đi cũng an lạc.
Khi gia
đình, hay người thân có cầu nguyện, có mmời Thầy đến trợ niệm thì hồi sống mình
đã tu tập ngon lành rồi, cho nên có cầu nguyện thì mình cũng nhẹ nhàng ra đi.
Do đó, nếu người chồng hay người vợ có ra đi cũng sẽ nói
‘Thôi bây giờ tôi đi về Cực Lạc, tôi sẽ gia hộc ho ông hay cho bà và mấy đứa nhỏ
học hành tấn tới, về bên Cực Lạc rồi có chỗ an lành rồi, tôi cũng sẽ gia hộ cho
gia đình mình được bình an, điều lành đưa tới, điều không lành đưa đi. Con cái
của mình đều có công ăn việc làm tốt lành.’
Qúy vị nhớ mình là Phật tử thì ít nhất mỗi tháng phải ăn chay
4 ngày. Và khi mình tu tập ngon lành như vậy thì có chất an, có chất lạc thấm rồi,
thì mỗi tháng mình phát tâm ăn chay 6 ngày, một tuần, 8 ngày, 10 ngày, còn rằm
tháng Giêng, tháng Bảy phát nguyện ăn
chay cả tháng luôn.
Mình
ăn chay là mình tỏ lòng từ, mà thương cái thân mình khỏi bịnh hoạn, nếu mình
làm như vậy đó.
Như qúy vị
thấy đó, thì cái người mà có tu tập hàng ngày thì khi người này ra đi rất là
thoải mái, rất là an lạc; dầu có thỉnh Thầy về, dầu thỉnh Sư Cô, hay đạo tràng
Quan Thánh của chúng ta đến cầu nguyện thì người đó chứng minh gia hộ, cám ơn.
Và khi mình cầu nguyện như vậy thì người ấy được nhẹ nhàng, siêu thoát. Nhưng nếu
có cầu nguyện thì người mất chỉ được hưởng ba phần, còn người sống cầu siêu sẽ
được bảy phần. Lúc đó, chúng ta sẽ cầu nguyện cái công đó hồi hướng cho người mất,
người ra đi được nhẹ nhàng, siêu thoát. Qúy vị thấy nếu cầu an và cầu siêu có ý
nghĩa như vậy đó.
Vậy mình phải tu từ bây giờ, chết rồi là mình cầu siêu. Như hồi
nãy Thầy nói, cầu siêu trong đó là có chất chuyển hóa, có chất nuôi dưỡng hạt
giống tốt. Ví dụ: mình làm xấu bữa hôm qua, hôm nay mình chuyển hóa cái điều xấu
thành cái điều tốt. Mình cầu siêu nghĩa là mình bỏ bớt cái điều xấu, cái điều bất
thiện, cái điều khổ đau, cái điều bất hạnh. (1:00:06)
Bây giờ mình gieo trồng lại, tưới tẩm lại, cái điều an lạc,
cái điều hạnh phúc, cái điều tốt lành. Cho n ên, người Phật tử chúng ta mà tập được như vậy thì khi
mình còn trẻ, khoẻ thì sẽ được kết quả tốt lành sớm. Ví dụ: người mà trồng cây
chỉ mười năm mà có hoa sớm thì 20 năm thì qủa chín.
Bây giờ,
qúy vị thấy đó những người ở đây còn sống 20 năm thì mình vun trồng ngay bây giờ
để về cõi Phật nên thời gian gấp rút. Cho nên, còn nhỏ mà ta biết huân trồng
cái đạo đức, huân đời sống an lạc, huân cái cây thiện. Có những người còn trẻ thì biết tu tập, thì
biết lo tu tập lúc còn nhỏ thì rất được gặp quả lành tốt sớm. Bây giờ, qúy vị đọc
theo Thầy nha:
“Người trồng
cây thiện người ơi
Ta trồng
cây thiện để vui với đời.”
Qúy vị thấy
đó mình trồng cây thiện, mình có tu tập là mình khuyên người ta nên trồng cây
thiện rồi và mình trồng cây thiện cho mình mà đồng thời mình trồng cây thiện
cho cả người thân, người thương của mình nữa, và cho cả hậu thế nữa.(1:01:23)
Mình trồng
cây thiện, trồng cây đạo đức, đời sống tu tập của mình thì có chất an lạc, có
cái thiện ở trong tâm. Lúc đó, qúy vị đi đâu cũng không sợ gì hết cả. Thậm chí
qúy vị đi chỗ này, chỗ kia, thì qúy vị vẫn không sợ ai hết đó. Qúy vị thực tập
được như vậy thì rất là an lạc.
Bây giờ,
qúy vị nói theo nha:
“Những việc
làm thiện, điều thiện sẽ tới. Mặc dầu, điều thiện chưa tới, nhưng mà điều bất
thiện đã xa rồi.”
Qúy vị nhớ
khi mình làm điều thiện nếu với cái tâm mong cầu hay không mong cầu, mặc dầu
cái điều thiện chưa đến mình, nhưng mà qúy vị thấy điều ác, điều xấu nó cũng
qua rồi. Qúy vị thấy điều này đơn giản mà rất hay, nếu có giấy bút thì qúy vị
nên viết những câu này xuống.
Sau này,
Thầy sẽ ra đề tài ‘Thế nào là điều thiện, thế nào là điều bất thiện?’ Qúy vị viết
trả lời năm phút, mười phút. Nếu làm được như vậy, thì mình là người Phật tử
ngon lành. Cho nên, qúy vị thấy những điều này rất là ý nghĩa.
Bây giờ, nói
câu ngược lại, qúy vị đọc theo nha:
“Mình làm
điều ác, điều thiện mất hết trọi. Nhưng mà điều bất thiện tới liền.”
Qúy vị thấy
đó, làm điều ác là những điều bất thiện thì bao nhiêu điều thiện mình làm suốt
cả cuộc đời nhưng mà vì cái tâm mình tham, cái tâm mình sân, cái tâm mình si.
Người ta mở quán, thì mình tới ăn trộm, vì mình không có thực tập, nên mình vô
lấy của người ta. Cho nên, bao nhiêu công đức mà mình tu tập từ trước cho đến
hôm nay, nhưng chỉ cần năm ta phút, người bắt mình rồi người ta cho mình ở tù,
người ta làm đủ thứ chuyện hết, người ta ở xóm
làng, bà con chê bai mình.
Cái điều
làm ác hay bất thiện thì làm bao nhiêu phước đức của mình, bao nhiêu điều thiện
của mình bị mất đi, mất dần hết đi. Không biết mình huân trùm hồi lâu rồi nhưng
hôm nay nó bị mất hết rồi; nhưng
mà cái điều bất thiện nó tới ngay lập tức liền.
Qúy vị thấy
điều này rất hay và ý nghĩa, đơn giản nhưng rất ý nghĩa. Qúy vị phải nắm vững
như vậy đó, thì qúy vị mới thấy triết lý của đạo Phật rất là sâu sắc, rất là thực
tế với đời sống gia đình. Qúy vị thấy
khi mình làm điều thiện, mà điều ác chưa tới, nhưng mà những cái khổ đau, những
cái phiền muộn, thì không bao giờ mình bị gặt hái hết, không bao giờ đem đến
cho mình.
Nhưng mà
khi mình làm điều ác, thì điều thiện mình làm hồi đó đến giờ thì bị mất hết trọi;
nhưng mà điều bất thiện nó tới liền.
Qúy phải nắm được như vậy đó, thì việc cầu an,
cầu siêu mới có ý nghĩa. Như Thầy vừa nói đó, chữ siêu nghĩa là chuyển hóa, có
nghĩa là vơi đi, bỏ đi những cái buồn phiền, chuyển hóa những bất thiện thành
thiện. Cho nên, chữ cầu siêu là như vậy. Trong cầu an có cầu siêu, và cầu siêu
có cầu an.
Do đó,
người có tu tập rồi khi lâm chung thì mình có an trong tâm, an lạc rồi,
thì mình đi nhẹ nhàng, thoải mái thôi.(1:05:00)
Qúy vị thực
tập như vậy thì đời sống rất là có ý nghĩa, gia đình rất là an vui. Một gia
đình hạnh phúc thì chắc xóm làn cũng hạnh phúc, xã hội cũng được hạnh phúc, nên
rất cần đem hạnh phúc cho gia đình. Cho nên, mình đi đến một cái thôn hay một
cái phường nào đó, thôn văn hóa, gia đình văn hóa. Mình là Phật tử tu tập ngon
lành, tôi là số một (I am number one), nhưng gặp người kia cũng giỏi thực hành
thì mình nói (you are not number two). Có nghĩa là chúng ta đều là số một với
nhau, tu tập ngon lành, mình thấy được như vậy đó, vì mình hạnh phúc an lạc rồi,
cho nên mình góp phần đem lại hạnh phúc.
Gia đình
hạnh phúc là gia đình văn hóa, gia đình văn hóa là gia đình gương mẫu. Lúc bấy
giờ, mình xin ghi nhận những gì người ta nói là gia đình gương mẫu, nhưng mình
phải có chất an lạc thì mình ghi nhận thêm điều đó.
Phật tử
đi đến đâu thì đem đạo Phật, hòa bình đến đó. Qúy vị đọc theo Thầy nha:
“Đạo Phật
đi tới đâu, con người của mình, hiền ra và thiện ra, nếu chúng ta có tu tập.”
Qúy vị thấy
đó, đạo Phật đi tới đâu, là làm Phật tử chỗ địa phương đó thiện hơn. Như Thầy
đi đến đâu, gặp người Mỹ nào Thầy cũng nói ‘Please come here and sit down, I
share the Dharma to you’. Thầy thực tập
cho họ từng bước, từng bước, họ tu giỏi lắm. Người phương Tây họ không tu thì
thôi, nhưng khi họ tu rồi thì họ tu rất là thành tâm.
Như hồi
nãy Thầy nói đó, còn có người hỏi cũng là Phật tử, nhưng chỉ đi có ngày rằm
tháng Giêng và tháng Chạp mà thôi. Cũng được, nhưng mà đi một lần như vậy thì
không có ý nghĩa nhiều.
Còn người
phương Tây, họ không tu thì thôi, nhưng khi họ tu rồi thì họ tu rất là thành
tâm. Khi biết không nên hút thuốc trong đám đông, thì họ bỏ liền, hoặc họ có muốn
hút thì ra chỗ kín đáo mà hút. Còn chỗ đông người thì họ không bao giờ hút cả.
Qúy vị thấy
đó, người Phật tử tu tập giỏi, học và thực tập những điều giáo lý của Phật, thì
mình luôn luôn an lạc.
Đạo Phật
đi tới đâu, là an lạc đến chỗ đó. Khi nắm vững được như vậy thì làm cho người
Phật tử mình hiền ra, thiện ra.
Như qúy vị
thấy đó, đạo Phật không bao giờ có chiến tranh tôn giáo. Mình phải nắm và hiểu
được điều đó, mình mới thấy được chiều sâu của đạo Phật.
“Cho nên,
đạo Phật đi tới đâu là hòa thuận chỗ đó, đạo Phật đi tới đâu là làm Phật tử chỗ
địa phương đó hiền ra và thiện hơn.”
Chúng ta
phải nhớ câu đó. Nếu người Phật tử có tu tập giỏi, học và thực tập những điều lời
dạy của Đức Phật, thì có đời sống tâm linh rất vững chắc, con người của mình hiền
ra, thiện raâm của mình mềm ra, thân mình dịu ra. Cho nên mình đi đến đâu thì
tâm mình tỏa ra có ánh sáng.
Do đó, nếu
đứng gần vị Thầy, một Phật tử mà có tu tập, thì thấy vui liền, thấy qúy liền,
thấy an lạc liền. Mình sẽ hỏi ‘Thầy khỏe không’ ‘How are you’ ‘Má khỏe không,
Ba khỏe không’.
(Đạo
tràng vỗ tay) (1:10:30)
Qúy vị nhớ
nha, dù mình làm gì thì làm, thì mình cũng phải nắm được điều này. Mình thấy Đạo
Phật rất là an lạc, rất là nhẹ nhàng, cho nên mình có tu tập thì tâm mình mềm
ra.
Hồi trước
mình không có tu tập, thì tâm mình cứng đi, nó khó chịu, nhưng mình có thực tập
rồi thì mấy anh trai lần lần bỏ rượu bia đi. Mỗi sáng mình chỉ uống nước lạnh
thôi, sáng uống ít nhất là chai nửa xị, nửa lít nước trước khi ăn sáng, đó là
phương pháp khoa học. Sau đó mình tập thể dục, khoảng nửa tiếng sau đó dần dần,
mỗi ngày là tập thể dục nửa tiếng. Sau đó mình mới ăn cơm, và mình mới sinh hoạt
cá nhân thì mình khỏe ra.
Qúy vị nhớ
mình bảo vệ sức khỏe, như dầu chiên rồi thì nên bỏ đi, không nên chiên trước buổi
sáng, còn chiều chiên tiếp, hay để mai chiên lại như vậy không có tốt. Nếu qúy
vị ăn như vậy là nuôi bịnh cho mình.
Qúy vị Phật tử mình là như vậy đó, nhiều người
cũng chiên rồi còn lại được 1 chén hay 1 tô dầu thì cất đi, để mai chiên lại.
Mà qúy vị nên biết rằng nếu chiên như vậy là bịnh đó, đó là chất bịnh đó. Nên
mình đừng ăn chất đó, mình chiên vừa thôi sau đó rồi bỏ.
Thầy giảng
pháp nhưng cũng đưa các phương pháp khoa học nữa, vì vậy những chất đó qúy vị đừng
bao giờ dùng. Chiên xong rồi bỏ, còn dầu trong gói mì cũng không nên dùng. Đó
là chất chống men chống mốc, ăn vô là bịnh đó.
Qúy vị nhớ
thương người xung quanh là phải thương mình. Cho nên, qúy vị phải nhớ những
phương pháp đó. Đó là phương pháp đơn giản thôi nhưng ít có người nói cho cuộc
sống thiết thực như vậy đó.
Qúy vị thực
tập được như vậy là sức khỏe của mình có, qúy vị nên tập thể dục. Mà khi qúy vị
thực tập được như vậy thì đi đâu cũng thấy vui, thấy an lạc, thấy dễ thương.
Mà người ta
thấy là thương trong đạo, ‘tôi thấy cô hay thấy anh từ ngày nghe Thầy Trừng Sỹ
giảng, thì tu tập ngon lành’, ‘anh thấy em mấy bữa này tu tập rất nhiều, thấy
em nhẹ ra, khoẻ ra nên rất là thương.’
Qúy vị tập
được như vậy thì rất là thoải mái. Qúy vị sẽ được khỏe mạnh, cho nên không cần
uống thuốc, chỉ tập thể dục buổi sáng, thì mình để dành được tiền để làm từ thiện.
Nếu mình
không hút thuốc, chơi game thì mình để dành tiền này làm những việc thiện để
giúp cho những em, những anh chị em, những người sinh viên nghèo, giúp cho xã hội
hay thấy Chùa đang xây dựng, mình thấy hoa, nhang đèn dầu thì mình ủng hộ bằng
tấm lòng như vậy.
Qúy vị,
thấy việc làm của mình rất có ích, mình thấy nhẹ nhàng đi đâu ai cũng thấy là mến
liền. Như hồi nãy Thầy nói đó, những người không tu tập, như những người đồ tể
đó, không ai dám đến gần.
Còn mình
là Phật tử thì không còn sát sanh nữa, không nên bán thịt, mình nên bỏ dần dần,
tu chuyển hóa dần dần. Cầu an, cầu siêu là mình chuyển hóa những cái bất thiện
dần dần. Mình gieo trồng những điều thiện trong tâm của mình, trong thân của
mình. Khi thân tâm của mình an, thi tâm phải an, thân tâm mình an thì đời sống
của mình nhẹ nhàng, giải thoát.
Giải
thoát ở đây như qúy vị biết là giải thoát từng phần, giác ngộ từng phần, nãy giờ
mình chưa hiểu, chưa biết nghĩa cầu an và cầu siêu. Bây giờ, mình hiểu được
nghĩa này rồi thì mình giác ngộ, khoôg phải giác ngộ như Đức Phật là Giác ngộ
tròn đầy. Còn mình giác ngộ được một phần triệu, một phần trăm, là cũng đỡ lắm
rồi.
Qúy vị thấy
đó, mình có thực tập hàng ngày mình mới giác ngộ lần lần. Chứ mình cứ nói giác
ngộ chỉ có Đức Phật, tỉnh thức chỉ có Đức Phật, còn mình thì chưa thôi. Phật là
chính qúy vị đó, nếu thực tập giỏi thì rất là an lạc.
Trước khi
chấm dứt Pháp thoại hôm nay, nãy giờ mình nghe rồi, bây giờ mình tu nha, mời
qúy vị đọc theo Thầy nha:
“Hương trong các loài Hoa
Không ngược bay chiều gió,
Nhưng hương người đức hạnh,
Ngược gió khắp muôn phương,
Chỉ có bậc chân nhân,
Tỏa sáng mọi phương trời.”
Bậc chân
nhân là Đức Phật.
Bậc chân
nhân là người có tu tập, chân nhân là hành giả có tu tập, đi trên an lạc của Đức
Thế Tôn. Chân là thật, nhân là chỉ cho mình đó. Khi mình có hương rồi, có tu tập
rồi thì hương của mình tỏa đi. Còn hương của hoa thì gió chiều nào nó bay theo
chiều đó. Còn người có tu tập thì có hương
đức hạnh thì ngược gió khắp tung bay, ngược gió khắp khắp muôn phương .
Qúy vị thấy đó chỉ có bậc chân nhân mới thực tập giáo lý của
Đức Thế Tôn. Người có tu tập như vậy thì đem lại an lạc cho tự thân, cho tha nhân
đi trên con đường an lạc và giải thoát của Đức Thế Tôn.
Nam Mô Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật.
Vậy trước
khi dứt lời, Thầy để dành vài phút cho qúy vị hỏi và sau khi nghe buổi giảng này,
nếu có ai hỏi, hoặc tôn giáo bạn mà thắc mắc cầu an, cầu siêu là gì, thì mình mạnh
dạn trả lời liền cho họ nghe nha.
(Phần câu hỏi và phát biểu cảm tưởng…)