Saturday, 29 June 2013

Xuân Hạnh Phúc (The Happy Spring)-Thích Trừng Sỹ



Xuân Hạnh Phúc
Thích Trừng Sỹ


        Chúng ta đều biết một năm có mười hai tháng, một tháng có bốn tuần lễ, một tuần lễ có bảy ngày đêm, một ngày đêm có hai mươi bốn giờ đồng hồ, một giờ có sáu mươi phút …luôn trôi qua trong từng sát na của cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Mặc dầu thời gian trôi qua trôi qua, nhưng Xuân Hạnh Phúc thì luôn hằng hữu trong ta và trong bạn, trong gia đình và trong tự viện, trong khắp mọi nơi và mọi chốn.

Xuân Hạnh Phúc, còn được gọi là Xuân Di Lặc hay Xuân an lạc, có mặt đích thực nơi chúng ta hễ khi nào mỗi chúng ta có ý thức làm chủ được hơi thở, lời nói, ý nghĩ và việc làm của chúng ta một cách chánh niệm và tĩnh giác ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.

Dựa vào tựa đề của bài viết này, chúng ta bắt gặp từ “Hạnh Phúc,” chúng ta có thể tìm hiểu nó qua nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau, đặc biệt qua những lời Kinh, tiếng kệ, xuyên qua những tư tưởng và ý nghĩa Phật học như sau:

Hạnh phúc thay Đức Phật ra đời,
Hạnh phúc thay giáo Pháp cao minh,
Hạnh phúc thay Tăng đoàn an lạc,
Hạnh phúc thay Tứ chúng đồng tu.[1]

Như các bạn biết hạnh phúc được cảm nhận qua nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau, nhưng chung quy lại, hạnh phúc được cảm nhận tốt nhứt là hạnh phúc được xuất phát từ “thân an lạc” và “tâm giải thoát” của mỗi chúng ta. Đó là món quà quý giá nhất mà chúng ta có thể hiến tặng nó cho chúng ta và cho những người thương của chúng ta nhân dịp Xuân mới.

Căn cứ bài kệ Pháp Cú trên, chúng ta bắt gặp từ “hạnh phúc”có mặt trong từng lời dạy của Đức Phật, chúng ta lần lượt tìm hiểu các ý nghĩa của nó dưới đây.

Trong tiếng Phạn hoặc tiếng Pāli, hạnh phúc có từ gốc là “Sukha.[2]Theo Monier-Williams (1964), “Sukha” có hai từ riêng biệt “Su” và “Kha.” “Su” có nghĩa là “tốt” và “Kha” có nghĩa là “trục xe.”“Sukha” có nghĩa đen là “trục xe tốt.”Ví dụ, xe hơi có trục xe tốt thì xe mới có thể chạy nhanh, chạy xa và chạy lâu bền được. Dĩ nhiên, nó phải còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa như bánh xe, xăng, nhớt…Cũng như thế, chúng ta có “Chân Hạnh Phúc,” thì chúng ta có thể chuyển hóa các hạt giống bất thiện thành các hạt giống thiện, chúng ta có thể ôm ấp và nuôi dưỡng tấm lòng thương yêu và hiểu biết đến với mọi người và mọi loài, và chúng ta có đi vào các lĩnh vực đạo và đời một cách tốt đẹp.

Thực hiện những việc ấy, chúng ta phải có những phương pháp cụ thể như nói lời ái ngữ và lắng nghe, trì Kinh, thầm niệm các danh hiệu của Phật và Bồ tát, ngồi thiền, đi thiền, thở thiền trong chánh niệm…để chúng ta có thể áp dụng và hành trì một trong những phương pháp trên một cách thích hợp cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Từ đây, chúng ta có thể thưởng thức được hương vị an lạc của việc thực tập, chúng ta có thể đem lại những hoa trái an lạc và hạnh phúc tới cho số đông, và chúng ta có thể góp phần xây dựng một cõi thiên đường hay cực lạc ngay tại thế gian này.

Chúng ta biết hạnh phúc, mặc trái của nó là “bất hạnh” và “khổ đau” (Dukkha). Tu là để chúng ta đạt được “hạnh phúc” và chuyển hóa dần bất hạnh và khổ đau. Trong thuật ngữ Phật học, cái nghĩa đích thực của “Sukha”là “Chân Hạnh Phúc.”Trong “Kinh Chân Hạnh Phúc,”Kinh thứ hai của Kinh Tập, nằm trong vị trí thứ năm của Kinh Tiểu Bộ, đề cập tới các giá trị “Chân hạnh Phúc” của Kinh mà chúng ta có thể học, hiểu, áp dụng và thưởng thức được hương vị an lạc của nó từ đầu mùa Xuân của năm mới cho tới cuối mùa Xuân của cuộc đời. Với tâm hân hoan và thoải mái, chúng ta hãy cùng nhau đọc bài “Kinh Chân Hạnh Phúc” này cho vui!  

Như vầy tôi nghe, một thời Thế Tôn ở tại Savatthi, trong rừng Jeta, vườn Anathapindika. Có một thiên nhân, khi đêm gần tàn, với dung sắc thù thắng chiếu khắp rừng Jeta, đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, kính lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên, thiên nhân ấy nói lên bài kệ trước Ðức Thế Tôn như sau:


''Chư thiên và loài người,
Suy nghĩ về hạnh phúc,
Ước mong được hạnh phúc,
Chân hạnh phúc là gì.?
Thế Tôn đáp kệ rằng:

 ''Kẻ si mê nên tránh,
Bậc hiền đức phải gần,
Cung kính người đáng kính,
Ấy là chân hạnh phúc.

Chọn nơi lành mà ở,
Ðời trước đã tạo phúc,
Nay giữ lòng thẳng ngay,
Ấy là chân hạnh phúc.

Hiểu rộng và khéo tay,
Giữ tròn các giới luật,
Nói những lời hòa ái,
Ấy là chân hạnh phúc.

Cung dưỡng cha mẹ già,
Yêu mến vợ /chồng và con,
Không vương vấn phiền hà,
Ấy là chân hạnh phúc.

Cho và sống đúng cách,
Nên giúp đỡ bà con,
Hành động không chê trách,
Ấy là chân hạnh phúc.

 Ngăn trừ điều ác xấu,
Dứt bỏ thói rượu chè,
Chuyên cần trong Chánh Ðạo,
Ấy là chân hạnh phúc.

Kính nhường và khiêm tốn,
Biết đủ và nhớ ơn,
Tuỳ thời học đạo lý, 
Ấy là chân hạnh phúc.

Nhẫn nhục vâng ý lành,
Viếng thăm bậc tu hành,
Tuỳ thời bàn luận đạo,
Ấy là chân hạnh phúc.

Trong sạch và siêng năng,
Suốt thông các chân lý,
Thực hiện vui Niết Bàn,
Ấy là chân hạnh phúc.

Tiếp xúc với thế gian,
Giữ lòng không sa ngã,
Không sầu nhiễm bình an,
Ấy là chân hạnh phúc.

Như thế mà tu hành,
Việc gì cũng thành tựu,
Ở đâu cũng an lành,
Ấy là chân hạnh phúc.”[3]

 Kinh Chân Hạnh Phúc,” chúng ta biết hạnh phúc có giá trị đích thực, trước hết, hạnh phúc được cảm nhận bằng thân an lạc và bằng tâm giải thoát, mình có thể viết lại là “hạnh phúc về thân” và “hạnh phúc về tâm.

 Hạnh phúc về thân”có nghĩa là chúng ta rất may mắn làm người có đầy đủ tay, chân, mắt, tai, mũi, lưỡi…Chúng ta có thể nếm được hạnh phúc khi tay, chân ta còn đủ khỏe để đi thiền trong chánh niệm, ngồi thiền trong chánh niệm; mắt ta còn đủ sáng để thấy được mình và người thương của mình đang hiện hữu và giúp đỡ bên nhau; tai ta còn rõ để nghe Pháp thoại và tiếng chim hót; mũi ta ngửi để biết mùi thơm của hoa trái; lưỡi ta nếm để biết hương vị của nó…

Hơn nữa, “hạnh phúc về thân”có nghĩa là chúng ta ý thức tôn trọng mạng sống của người và của muôn vật, bảo vệ tài sản của người, sống đời sống an vui và hạnh phúc, nói những lời nói lợi ích, ái ngữ và dễ thương đến với mọi người và mọi nhà; ý thức không sử dụng các chất ma túy, rượu, bia và hút thuốc; và ý thức tiêu thụ các phim, ảnh, báo chí hay và lành mạnh có tính cách giáo dục, đạo đức và khoa học. Chúng ta có thể dành nhiều thời gian để làm việc bố thí, phóng sanh; sống đời sống hữu ích và hài hòa giữa người với người, giữa người với muôn vật; chăm sóc cha mẹ, vợ chồng, thầy trò; và dạy dỗ con cháu nên người.  

Như vậy, “hạnh phúc về thân” là hạnh phúc bằng sự thực tập, hạnh phúc rất thật, rất thiết thực và rất hiện tại, chúng ta có thể hành trì và thưởng thức hạnh phúc ấy ngay bây giờ và ở đây ngay trong cuộc sống mầu nhiệm này.   

Bên cạnh đó, chúng ta biết trong chúng ta có những người thiếu may mắn, họ không đủ một trong những điều kiện quý giá như chúng ta, nhưng họ cũng có thể tiếp cận được Phật pháp từ người hướng dẫn pháp hoặc nghe bằng tai, hoặc nói và hát bằng miệng, hoặc cảm nhận bằng ý…Ây vậy mà họ có thể nếm được pháp lạc và hạnh phúc nơi tự thân.

Người hướng dẫn pháp có thể là vị Xuất sĩ, có thể là vị Cư sĩ, có thể là thầy, có thể là cô, có thể là vị thiện nguyện…hướng dẫn những người thiếu may mắn tới bờ thanh lương, tới bờ thơm hương, tức là tới bờ an lạc và hạnh phúc nơi tự thân và tâm của mình. Trong chúng ta, người này là một Đức Phật Di Lặc, một Đức Phật của thương yêu và hiểu biết, sống với cái tâm hỷ, cái tâm xả, cái tâm tha nhân, sống vì người khác và sống cho người khác. Mỗi chúng ta có thể là người hành giả hướng dẫn pháp để đem lại lợi ích cho đời và giúp cho đời thêm hoa thêm trái; hoa từ bi và trái trí huệ hiến tặng cho đời an vui và hạnh phúc.   

Tiếp đến là “hạnh phúc về tâm,” “Hạnh phúc về tâm”có nghĩa là chúng ta có đủ duyên lành học, hiểu, hành trì và thưởng thức được hương vị an lạc của thân và của tâm. Chúng ta có thể tu tập và chuyển hóa các hạt giống không tích cực nơi tâm của chúng ta như hạt giống buồn, giận, tham lam, ganh tị, si mê…và chúng ta có thể vun bồi và tưới tẩm các hạt giống tốt nơi tâm của chúng ta như hạt giống từ, hạt giống bi, hạt giống hỷ, hạt giống xả…

Trên đây, những gì được đề cập, thân và tâm được phân chia như vậy là để chúng ta dễ hiểu, chứ thật ra, thân và tâm là một thực thể nhứt như không thể tách rời ra được, như nước với sóng chỉ một mà thôi. Hạnh phúc của thân chính là hạnh phúc của tâm, hạnh phúc của tâm cũng chính là hạnh phúc của thân, và ngược lại. Tu là để chúng ta đạt được an lạc và hạnh phúc của thân và tâm. Thân an lạc thì tâm an lạc; tâm an lạc thì thân an lạc, và ngược lại. Thân và tâm không an lạc thì sức mấy mà chúng ta có hạnh phúc.     


Là đệ tử của Người Tỉnh Thức, chúng ta học và áp dụng những lời dạy thiết thực của Người vào trong đời sống hằng ngày của chúng ta để chúng ta có thể thực hành hơi thở vào và hơi thở ra có ý thức, nói, làm và nghĩ những việc tốt  để đem lại an lạc và hạnh phúc cho thân tâm. Hiểu và thực hành được như vậy, thì chúng ta có thể hiến tặng mùa “Xuân Hạnh Phúc” cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc đời này.

Để diễn ta những ý nghĩa của thân và của tâm, qua bài thơ Hạnh Phúc của một vị nữ Xuất sĩ ca ngợi về sự may mắn được làm người hạnh phúc, xin mời quý vị cùng nhau thưởng thức bài thơ đó dưới đây cho vui! 

Đức  Thế  Tôn  cao  cả  tuyệt  vời !
Từ  bi  thị  hiện  khắp  muôn  nơi,
Ban  cho  nhân  loại  niềm  vui  sống,
Cho con hạnh phúc được làm người.
Lắng nghe chánh pháp vơi sầu khổ,
Diệt  tận  nguồn    trí  sáng  ngời,
Hạnh phúc trong muôn ngàn hạnh phúc,
Làm người hạnh phúc nhất trên đời”![4]

Tiếp đến, chúng ta tập nhìn và hiểu “hạnh phúc” qua thi kệ Pháp Cú ở trên. Ở trong bài kệ này của Kinh Pháp Cú, chúng ta phát hiện từ “hạnh phúc”có mặt trong toàn bài kệ. Trước hết, câu kệ thứ nhất của Pháp Cú là “Hạnh phúc thay Đức Phật ra đời.”Chúng ta biết mục đích của một vị Phật ra đời là để đem lại an lạc và hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại. Phật có nghĩa là một Bậc tĩnh thức, một Đấng giác ngộ về tình thương, một vị sứ giả của tình thương và hòa bình. Đức Phật ra đời ở đây có thể hiểu là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và cũng có thể hiểu là Đức Phật Di Lặc.

Ở trong ngữ cảnh mùa Xuân, chúng ta có thể hiểu là Đức Phật Di Lặc, một Đức Phật hoan hỷ, xuất hiện vào ngày đầu của năm mới để đem lại an lạc và hạnh phúc cho mọi người và mọi nhà. Tu học Phật Pháp tinh chuyên, mỗi chúng ta có thể là mỗi Đức Phật Di Lặc để hiến tặng mùa xuân Hạnh Phúc cho mình và những người thương của mình.  

Phật là Thầy chỉ đạo,
Bậc tĩnh thức vẹn toàn,
Tướng tốt đoan trang,
Trí và bi viên mãn."[5]

Câu kệ thứ hai của Pháp Cú là “Hạnh phúc thay giáo pháp cao minh.” Giáo Pháp cao minh có nghĩa là Khổ Thánh Đế, Khổ Tập Thánh Đế, Khổ Diệt Tập Thánh Đế và Con đường đưa tới khổ Diệt Tập Thánh Đế. Giáo pháp này có khả năng đưa chúng ta tới mùa Xuân Hạnh Phúc đích thực cho tự thân và cho tha nhân. Nếu chúng ta áp dụng và hành trì giáo pháp một cách thiết thực vào trong đời sống hằng ngày của chúng ta, thì chúng ta có thể đem lại an lạc và hạnh phúc cho nhiều người. Chính vì thế mà pháp Phật được mệnh danh là “vượt thoát thời gian, thiết thực hiện tại, xa lìa nhiệt não, đến để mà thấy, đến để mà nghe, đến để mà hiểu, đến để mà hành và đến để mà thưởng thức hương vị an lạc của giáo pháp.[6]

Thực vậy,”Giáo Pháp cao minh” cũng có nghĩa là khi nào chúng ta áp dụng và hành trì nó một cách siêng năng vào trong đời sống hằng ngày của chúng ta, thì chúng ta có thể gặt hái những hoa trái an lạc và hạnh phúc thiết thực ở hiện đời.

Pháp là con đường sáng,
Dẫn người thoát cõi mê,
Đưa con trở về,
Sống cuộc đời tĩnh thức.”[7]

Kệ thứ ba của Pháp Cú là “Hạnh phúc thay Tăng đoàn an lạc.” Tăng đoàn là những vị đệ tử của Đức Thế Tôn, những vị hành giả tâm linh, những vị nguyện sống cuộc đời an lạc và tĩnh thức, nguyện đi trên con đường giác ngộ và giải thóat của Đức Thế Tôn, và nguyện chăm sóc và nuôi dưỡng tình huynh đệ và tình thầy trò. Tăng đoàn an lạc” có nghĩa là Đoàn thể của những vị Xuất sĩ có học, hiểu, hành trì giáo pháp của Phật, nếm được pháp lạc nơi tự thân, và đem lại an lạc và hạnh phúc cho nhiều người.

Tăng là Đoàn thể đẹp,
Cùng đi trên đường vui,
Tu tập giải thóat,
Làm an lạc cuộc đời.”[8]

Kệ thứ tư của Pháp Cú là “Hạnh phúc thay Tứ chúng đồng tu.”Tứ chúng gồm có chúng xuất sĩ nam, chúng xuất sĩ nữ, chúng cư sĩ nam và chúng cư sĩ nữ. Cả Bốn Chúng này đều là đệ tử của Đức Thế Tôn, cùng nhau đi trên con đường tĩnh thức, giác ngộ và giải thoát, và cùng nhau tu học giáo pháp của Người để tịnh hóa thân tâm và để đem lại an lạc và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc đời này.

Đệ tử nương nhờ Tam Bảo,[9]
Biết Tam Bảo của tự tâm,
Nguyện tu học tinh cần,
Làm sáng lòng ba viên ngọc quý.[10]

Như vậy, chúng ta thấy “Xuân hạnh phúc” cũng có nghĩa là “Xuân Truyền Đăng.” “Truyền đăng” có nghĩa là chúng ta cùng nhau truyền trao ánh sáng của tình thương, ánh sáng của hạnh phúc và ánh sáng của an lạc tới với muôn loài. Chúng ta cùng nhau thắp sáng lên ngọn đuốc của chánh Pháp, thắp sáng lên ngọn đuốc của hòa bình để đem lại an lạc và hạnh phúc cho số đông. Mỗi chúng ta là những thứ ánh sáng và ngọn đuốc ấy để hiến tặng cho số đông. Hiểu và thực hành được như vậy, chúng ta có thể góp phần xây dựng người người hạnh phúc và nhà nhà an vui bằng tinh thần từ bi và trí huệ của đạo Phật và bằng tinh thần tự tu, tự độ, tự ngộ và tự giải thoát.

Để tỏ lòng quý kính Tam Bảo, xin kính mời các bạn đọc thưởng thức bài thơ Xuân Hạnh Phúc dưới đây cho vui!
Xuân Hạnh Phúc thanh thanh trong xanh,
Gió đưa làn mây trôi nhanh nhanh,
Từng đàn chim đua nhau vây quanh,
Mừng Xuân sang đón vui lễ hội.

Quỳ thành tâm nơi đây trang nghiêm,
Lòng cung kính hướng về Tam Bảo
Nguyện cầu cho Tăng thân thanh cao,
Sống hòa hợp , xiển dương đạo pháp.

Cầu mong cho muôn nơi an vui,
Thoát mê lầm, tầm cầu giải thoát.
Và nguyện cho gia quyến hôm nay,
Sức khỏe đầy, vui vầy Chánh Pháp.
Cùng nguyện ước cửu huyền thất tổ,
Thấm nhuần Ðạo, xa lìa nẻo ác.


Mùa Xuân sang, vang ca vang ca,
Niềm hân hoan trong bao thiết tha,
Ðời tươi vui như tâm nở hoa,
Niềm hạnh phúc dâng trào có Bụt,
Người trao ta duyên cùng Chánh Pháp,
Tình bao la trong muôn tiếng ca.

Dù mai đây, khi năm tháng qua,
Con vẫn bước trên đường của Bụt.
Tình thương Bụt mãi là bất diệt,
Bụt trong ta là nguồn nắng ấm.
Mừng Xuân sang, chúng ta hát ca,
Đón năm mới, vui chung mọi nhà.[11]

Trước thềm năm mới, thành tâm hướng về quê hương Việt Nam thân thương, chúng con kính chúc các vị Xuất sĩ, các vị Cư sĩ, các vị Khách quý, các vị du học Tăng Ni và các vị du học sinh viên tại Ấn Độ, Xuân mới dồi dào sức khỏe, thân tâm an lạc, thế thọ miên trường và đạo thọ miên viễn.

Mừng Xuân hạnh phúc hiện tiền,
Người người no ấm nhà nhà an vui.[12]
(Xin bấm vào để xem movie)
(Please click to watch movie)



[1] Kệ Pháp Cú số 194.
[2]  http://en.wikipedia.org/wiki/Sukha
[3] Hòa thượng Thích Thiện Châu dịch. Xem  http://www.thuvienhoasen.org/lienhoa501-04.htm 
[4]  Bài thơ Hạnh Phúc của nữ Xuất sĩ Thích Nữ Tắc Phú.
[5]  Thơ Thiền của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
[6]   See The Path of Purification (Visuddhimagga). Bhikkhu Ñāamoli translated Pāli into English. Sri Lanka: Buddhist      Publication Society, 5th Edition 1991, Reprinted 1999,      Chapter VII, 68-88: 209-215.
[7]    Thơ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
[8]  Như trên.
[9]  Tam Bảo: Phật, giáo Pháp của Phật và các vị Đệ tử của Phật.
[10]  Zen Master Thích Nhất Hạnh’s Meditative Poem.
[11]  Vu Lan 2007, thơ “Kính dâng Mẹ” của tác giả Nguyễn Nguyệt. Trong bài thơ này, người viết có đổi một vài từ cho phù hợp với ngữ cảnh Mùa Xuân, kính mong tác giả hoan hỷ và thông cảm. Mến chúc tác giả vui Xuân.
[12]  Người viết, tập làm thơ cho dzui cho dzui, để lại đời hòa chung chánh Pháp.

The Happy Spring
By Ven. Thich Trung Sy



We all know that a year with twelve months, a month with four weeks, a week with seven days and nights, a day and night with twenty-four hours, an hour with sixty minutes…has always passed in every moment of our daily life. Although time has passed passed, the Happy Spring is always present in you and in us, in the family and in the Buddhist pagoda, in every place and everywhere.






The Happy Spring, also known the Spring of Maitreya Buddha or the Peaceful Spring, is practically present in us whenever we are aware to keep control of our breath, speech, thought and actions mindfully and vigilantly right here and now in the present life.   

  
Based on the title of this writing, we encounter the word “Happiness,” we can learn about it through various and different angles, especially through Discourses, verses, through thoughts and the meanings of Buddhist Studies as follows:   

 Happy is the birth of the Buddha,
Happy is the noble Dhamma,
Happy is the harmonious Sangha,
Happy is the practice of the Four Assemblies in brotherhood and sisterhood.[1]



As you know happiness is felt through many different aspects and angles, but in the final, happiness, which is felt best, is happiness derived from “the body of peacefulness”and “mind of liberation” of each of us. That is the most precious gift that we can offer to our lovers and to us on the occasion of the new Spring. 
   
Relying on the above verse of Dhammapada, we encounter the word “happiness” to be present in every teaching of the Buddha, we, in turn, find out about the meanings of it below.


In Sanskrit or Pāli languages, happiness with its root is “Sukha.” According to Monier-Williams (1964), “Sukha” has two separate words “Su” and “Kha.” “Su” means “good” and “Kha” means “axle.” “Sukha” means “good axle.” For example, car that has good axle can run fast, run far and run durably. Of course, it must also depend on other factors such as wheels, petrol, engine oil, etc. Likewise, we have “True Happiness,” we can transform the unwholesome seeds into the wholesome seeds, we can cherish and foster our heart of love and understanding towards all living things and living beings, and we can go in the fields of secular life and spiritual life finely.       
    
Carrying out the doings, we must have the specific methods such as loving speech, deep listening, chanting Suttas, silently repeating the Buddhas’ and Bodhisattvas’ names, sitting meditation, walking meditation, breathing meditation in mindfulness, etc. in order that we can apply and train one of the aforesaid methods suitably for our everyday life. From here, we can enjoy the peaceful taste of training, we can bring flowers and fruits of peacefulness and happiness to the many, and we can contribute to building a realm of heaven or that of pureland right in this world.     
We know happiness, its opposite, is “unhappiness” and “suffering” (Sukkha). Cultivation is for us to achieve “happiness” and gradually transform unhappiness and suffering. In Buddhist term, the practical meaning of “Sukkha” is “True happiness.” In the “Sutta of True Happiness,”(Mangala Sutta), the second Discourse of the Sutta-Nipata, in the fifth position of Khuddaka Nikāya, refers to the values of “True Happiness” of Sutta that we can learn, understand, apply and enjoy its peaceful taste from the first Spring of the new year up to the last Spring of life. With our joyful and comfortable mind, let us together read the “Sutta of True Happiness”for joy!      






Thus have I heard, at one time World-Honoured One was staying in Savatthi at Jeta’s Grove, Anathapindika’s garden. When the night near ended, there was a certain deity with his surpassing radiance illuminated the entirety of Jeta’s Grove, approached and bowed down to World-Honoured One. After having bowed down to World-Honoured One, the deity stood at one side and addressed World-Honoured One in verse as follows:

“Many deities and human beings,
Who ponder on happiness,
Yearn happiness and ask World-Honoured One,
What is true happiness?

He replies with the verse:

Not avoiding the foolish,
Associating with the wise,
Paying homage to those who are worthy of homage,
This is true happiness.
Choosing a suitable place to reside,
Having made merits in past life,
Keeping one’s heart right and straight,
This is true happiness.



Understanding broadly and being skillful in handicraft,
Observing the Precepts perfectly,
Saying in harmonious speech,
This is true happiness.

Serving mother and father,
Cherishing spouse and children,
Not being attached to trouble,
This is true happiness.  

Giving and living in rectitude,
Helping one’s relatives,
Deeds are blameless,
This is true happiness.    

Avoiding the evil,
Refraining from intoxicants,
Being assiduous in the right way,
This is true happiness.
Being respectful and humble,
Being contented and grateful,
Learning the Dhamma on timely occasions,
This is true happiness.
Being patient and obedient,
Visiting monks and nuns,
Discussing the Dhamma on timely occasions,
This is true happiness.

Being pure and diligent,
Undertanding the Noble Truths clearly,
Carrying them out and being happy with Nibbana
This is true happiness.  

Being in touch with the world,
Keeping one’s mind unshaken,
Sorrowless, dustless and unruffled,
This is true happiness.  

Those who train the aforesaid teachings like that,
Do anything easy to achieve,
 Live peacefully in any place.
This is true happiness.[2]

Through, “Sutta of True Happiness” we know happiness has the practical values, first of all, it is felt by our body of harmony and mind of deliberation, we can rewrite “happiness of the body” and “happiness of mind.
 
Happiness of the body” means we are very lucky to make the human body have enough hands, legs, eyes, ears, nose, tongue, etc. We can experience happiness when our hands and legs are still good enough to go in mindful meditation, sit in mindful meditation; our eyes are still bright enough to see our lovers and us existing and helping side by side; our ears are still clear enough to hear Dhamma talk and birdsong; our nose smells to know fragrance of flowers and fruits; our tongue tastes to know their flavours, etc.
   
Moreover, “happiness of the body”means we are aware to observe living things and living beings, to protect the assets of people, to lead our peaceful and happy life, to say useful, loving and pleasant words to every family and everyone; conscious of not using drugs, intoxicants, beer, and smoking; and conscious of consuming wholesome and good films, pictures, newspapers and magazines with education, morality and science. We can spare more time to work for charity, the release of animals; live our harmonious and helpful life between people and living beings, between people and living things; care about parents, spouses, teachers and pupils; and teach descendants to become good persons. 

Thus, “happiness of the body” is happiness of our practice, happiness of very reality, that of very practicality and that of very presence, we can train and enjoy it right here and now in this wonderful life.   

Besides, we know among us there are unfortunate persons who do not have enough one of precious conditions as we have, but they can also approach the Buddha’s teachings from guides of the Dhamma or listen to it in their ears, or speak and sing it in their mouths, or feel it in their mind, etc. However, they can taste the peaceful Dhamma and happiness in themselves.

Guider of the Dhamma, who can be a Forthgoing person, be an Unforthgoing person, be a man teacher, be woman teacher, be a person of good aspiration, etc. instructs unfortunate persons to the shore of freshness, to that of fragrance, that is, to that of peacefulness and happiness in their own body and mind. Among us, this person, who is a Maitreya Buddha, a Buddha of love and understanding, lives with one’s heart of joy, that of indiscrimination, that of loving people, lives out of the others and lives for the others. Each of us can be a practitioner of guiding the Dhamma to bring the benefits to the world and help the world add flowers and add fruits; flowers of compassion and fruits of wisdom are dedicated to life of joyfulness and happiness.       

Next to “happiness of mind,”“Happiness of mind” means we have enough good conditions to learn, understand, train and enjoy the peaceful taste of our body and mind. We can cultivate and transform the inactive seeds of our mind such as the seed of sorrow, anger, greed, envy, delusion, etc. and we can cultivate and water the good seeds of our mind such as the seed of loving-kindness, that of compassion, that of joy, that of equanimity or indiscrimination, etc.   

Over here, what has just been mentioned, the body and mind, which are divided like that are easy for us to understand, but in fact, human body and mind are a single entity inseparably as water with wave is oneness. Happiness of the body is mainly that of mind, happiness of mind is also mainly that of the body, and vice versa. Cultivation is for us to achieve peacefulness and happiness of our body and mind. The peaceful body is peaceful mind; peaceful mind is the peaceful body, and vice versa. Our body and mind are unpeaceful, however hard we try, we never obtain happiness.  

As the Awakened One’s disciples, we learn and apply his practical teachings in our daily life in order that we can practice conscious in-and-out breaths, talking, doing and thinking the good to bring peacefulness and happiness to our body and mind. Understanding and training so, we can offer the “Happy Spring” to the others and to ourselves right in this life.   

To describe the meanings of the body and mind, through the poem of Happiness of a Forthgoing Nun who praises fortunate for making human body happy, please invite you together to enjoy the poem below for joy!

“How high wonderful World-Honoured One is!
His loving-kindness and compassion
          spreading all over everywhere,
Granting humankind joy of life,
Giving us happiness to make people.
Listening to the Dhamma to reduce grievousness,
Destroying ignorance to let one’s mind
                          be illuminated bywisdom,
Happiness in a myriad of happiness,
Making people be the happiest in the world”! [3]

Next, we practice seeing and understanding “happiness” through verse of the above-mentioned Dhammapada. In this verse, we find out the word “happiness” to be present in the whole of verse. First of all, the first verse of Dhammapada is “Happy is the birth of the Buddha.”We know the purpose of a Buddha’s birth is to bring peacefulness and happiness to gods and human beings. Buddha means an Awakened One, an Enlightened One of love, a Messenger of love and peace. The Buddha’s birth here can be understood Sakyamuni Buddha and also be understood Maitreya Buddha.    

In the context of the Spring, we can understand Maitreya Buddha, happy Buddha, who appears in the first day of the new year to bring peacefulness and happiness to everyone and every family. Training the Buddhadhamma diligently, each of us can be each Maitreya Buddha to grant the Happy Spring to our lovers and us.   

The Buddha, the Teacher, showing the peaceful way,
Being fully-Awakened One,
Whose good, correct and decent signs,
Whose perfect lovind-kindness and compassion.[4]

The second verse of Dhammapada is “Happy is the Noble Dhamma.” The Noble Dhamma means the Noble Truth of Suffering (Dukkha-Ariya-Sacca), the Noble Truth of the Origin of Suffering (Dukkha-Samudaya-Ariya-Sacca), the Noble Truth of the Cessation of Suffering (Dukkha-Nirodha-Ariya-Sacca) and the Path leading to the Noble Truth of the Cessation of Suffering (Dukkha-Nirodha-Gāminī-Paipadā-Ariya-Sacca).[5]

The Dhamma has the ability to lead us to the Spring of authentical Happiness for the others and for us. If we apply and train the Dhamma practically in our daily life, we can bring peacefulness and happiness to the many. Therefore, the Buddhadhamma is called “beyond the time, the visible present, the avoidance of troubleness, come and see, come and hear, come and understand, come and train, and come and enjoy the peaceful taste of the Dhamma.[6]     

Indeed, “the Noble Dhamma” also means whenever we apply and train it assiduously in our daily life, we can reap fruits and flowers of practical peacefulness and happiness in present life.   

The Dhamma, which is the bright way,
Leads people to escape from the ignorant world,
Leads one to coming back one’s spiritual homeland,
In orde to live one’s awakened life.[7]

The third verse of Dhammapada is “Happy is the harmonious Sangha.”The Sangha that are World-Honoured One’s disciples, spiritual Practitioners vow to lead their peaceful and awakening life, vow to go on the path of attainment and liberation of Him, and vow to look after and nourish brotherhood, love and aflection of teachers and pupils. “The harmonious Sangha” means the Community of the Monastic Buddhists with cultivating, understanding, training the Buddha’s Dhamma, tasting the enjoyable Dhamma in themselves, and bringing peacefulness and happiness to many people.    

 The Sangha that are the beautiful Community,
Go together on the joyful path,
Cultivate and be free of defilements
To make life peaceful.”[8]

The fourth verse of Dhammapada is “Happy is the practice of the Four Assemblies in brotherhood and sisterhood.”The Four Assemblies consist of the Assembly of Monastic Monks, that of Monastic Nuns, that of lay Buddhist men and that of lay Buddhist women. Both the Four Assemblies are the World-Honoured One’s disciples, who go together on the path of awakening, attainment and freedom, and cultivate His teachings together to purify the body and mind and to bring peacefulness and happiness to the others and to themselves right in this world.     

  
Disciple, taking refuge in the Triple Gems,[9]
Knowing the Triple Gems of one’s own mind,
Vowing to train the Buddha’s teachings diligently
To make mind be illuminated by the Triple Gems.”[10]

Thus, we see the “the Happy Spring” also means the “Spring of Transmission of the lamp.” “Transmission of the lamp” means we pass the light of love, that of happiness and that of peacefulness to all living things and living beings together. We light up the lamp of the Dhamma, light up the lamp of peace to bring peacefulness and happiness to the many together. We each are kinds of the lights and torchs to be grant to the many. Understanding and practicing so, we can contribute to building everyone of happiness and every family of joyfulness in the spirit of loving-kindness, compassion and wisdom of Buddhism, and in the spirit of self-cultivation, self-assistance, self-attainment and self-deliverance.

To show their heart to love and esteem the Triple Gems, please invite readers respectfully to enjoy the poem of the Happy Spring below for joy!




 The Happy Spring is gentle gentle clear green,
The wind that moves cloud drifts fast fast,
Each flock of birds races against each other surroundingly,
Celebration of the Spring coming to be joyfully
                                welcome to the festival.
Kneeling sincerely in this solemn place,
One’s heart being respected and directed
         towards the Triple Gems,
Praying for the noble Sanghakaya,
Living in harmony, the spread of the Dhamma Path.
Wishing for all joyous places,
Escaping from ignorance, searching for deliberation,
And praying for families and relatives today,
The full health, the happy reunion of the Dhamma,
Together aspiring to ancestors and parents in
                                                many  past lives,
Penetration of the Path, the avoidance of the evil path. 

The Spring that comes resounds resounds,
Joyful feelings of how eager,
Life is joyful as one’s heart blooms,
Feelings of bliss are full of the Buddha,
Who leads us to the Dhamma,
Boundless love of all sounds of singing.
Despite tomorrow, when year and month pass,
One still steps on the path of the Buddha,
Whose love is forever eternal,
The Buddha in one is the source of warm sunshine.

Celebration of the Spring coming, we sing songs,
Welcome the new year and are happy with every family.[11]

On the threshold of the new year, directing our sincere mind towards beloved Việt Nam homeland, we respectfully wish Monastic Buddhists, lay Buddhists, the Guests of honour, abroad-learning Monks Nuns and overseas students in India in the new Spring of their plentiful health, their body and mind in the pleasurable Dhamma, their fully worldly life-span and their eternally unworldly longevity. 

Celebration of the Happy Spring in the present,
Every person in prosperousness and every family in peaceful joy.”[12]
 

(Please click to watch movie)

[1]  Dhammapada, Verse No. 194.
[2]  See Mahamangala Sutta, Sutta Nipatta II. 4 in Khuddaka Nikāya.
[3]  Monastic Nun Thích Nữ Tắc Phú’s Happy Poem.
[4]    Zen Master Thích Nhất Hạnh’s Meditative poem.
[5]    M. I. 185; MLD. I. 278.
[6] See The Path of Purification (Visuddhimagga). Bhikkhu       Ñāamoli translated Pāli into English. Sri Lanka: Buddhist Publication Society, 5th Edition 1991, Reprinted 1999, Chapter VII, 68-88: 209-215.
[7]   Zen Master Thích Nhất Hạnh’s Meditative poem.
[8]  Ibid.
[9]  The Triple Gems: The Buddha, the Dhamma and the Sangha.
[10]   Zen Master Thích Nhất Hạnh’s Meditative Poem.
[11]  Ullambana 2007, Poem of “Respectfully Presenting Mother,” of the author Nguyễn Nguyệt. In this poem, writer changes some words, respectfully wish the author to be happy and  sympathize. Lovingly wish the  author to be happy with the Spring.
[12]  Writer, practicing making a sentence poem  for joy for joy, harmonizing with life happily with the Dhamma together.