Sunday 30 June 2013

Phap thoai Phien ta-Y NghiaPhat Dan-Linh Sơn

Xin bấm vào link xem thêm trang Web của Thầy Trừng Sỹ tại Chùa Linh Sơn
(Please click to see more website of Ven. Thich Trung Sy at Linh Sơn Temple)

  • NAMO AMITABHA
  • Ý NGHĨA CHẮP TAY
  • Ý NGHĨA DI LẶC


  • Đại Lễ Phật Đản tổ chức tại chùa Linh Sơn- Leander vào ngày 24, tháng 5, 2013.
    Thầy Trừng Sỹ giảng về “Ý Nghĩa Phật Đản”


    Buddha's Birthday Great Ceremony 2637 organized at Linh Son Temple - Leander on May 24, 2013;
    “The meanings of Buddha's Birthday”  preached by Ven. Thich Trung Sy.


    Pháp Thoại Phiên Tả:

    Thầy Trừng Sỹ giảng về “Ý Nghĩa Phật Đản”, tại Chùa Linh Sơn, Leander.



    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
    Kính thưa qúy vị,
    Cứ hàng năm, mỗi năm vào dịp này, thì tất cả nơi đây cũng như tất cả các nơi khác, ai ai cũng nhớ về Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
    Do đó,  hôm nay chúng ta đối trước Tôn tượng Đức Bổn Sư, chúng ta về Chùa làm lễ hàng năm. Đó là điều phước đức nhất cho mỗi người Phật tử của chúng ta.
    Qúy Phật tử chúng ta dù ở đây, hay ở nơi nào cũng luôn luôn mang trong tim mình, trong tâm mình nhớ về Đức Thế Tôn.
    Hôm nay, Thầy cũng xin cống hiến và ban bố cho qúy vị một bài Pháp thoại ngắn.
    Đó là bài “Ý Nghĩa Phật Đản sinh”
    (Đại chúng vỗ tay…)
    Như qúy vị biết tôn tượng của đức Thế Tôn, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ dưới đất. Và chúng ta cũng thường nghe Ngài nói câu ‘Trên trời, dưới đất chỉ có con người là trân qúy, tất cả chúng sinh đều có Phật tánh’.
    Câu chữ Hán là (Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn, nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh.”)
    Cho nên, hồi đó đến giờ mình đi Chùa mà không biết ý nghĩa của câu này thì rất là uổng. Do đó, hôm nay Thầy nhân dịp này, cũng nói về ý nghĩa câu nói đó.
    Như qúy vị biết, Thế Tôn ra đời cách đây 2637 năm.  Là Phật tử chúng ta cũng nên biết đến người Thầy của mình. Khi chúng ta niệm Bổn Sư (nghĩa là Thầy của mình)
    Bổn Sư (Original Master). Nếu mình quy y ai thì cũng quy y Thầy của mình là Đức Thế Tôn thôi.
    Cho nên, mình là Phật tử mà mình không nhớ ngày Sư Phụ mình ra đời, không nhớ cách đây bao nhiêu năm, thì điều đó thật đáng tiếc cho qúy vị.
    Đức Phật ra đời cách đây 2637 năm. Đức Phật thành đạo 35 tuổi, Đức Phật nhập niết bàn 80 tuổi.
    Trước công nguyên, (Before Christ) thì lấy 624 trừ 35 năm là 589 rồi trừ 45 Đức Phật hoằng dương Chánh Pháp khắp nước Ấn Độ. Lấy 624 trừ 80 là 544.
    Cho nên, khi qúy vị về Chùa người ta hỏi Phật Đản thì qúy vị nhớ là 2637 còn nói Phật nhập niết bàn là 2557.
    Khi Đức Phật Đản Sanh thì có 9 rồng phun nước, bảy bước tôn xưng (bảy bước đi),
    Hai dòng nước mát (là nước lạnh và nước ấm). Hai dòng nước này tượng trưng cho thuận và nghịch, tượng trưng cho trắng và đen, tượng trưng cho chánh và bất chánh, tượng trưng cho chúng sanh và Phật.
    Tâm chúng sanh và tâm Phật, mà dòng nước này tượng trưng cho những điều đó.
    Cho nên, mỗi chúng ta đều có Phật tánh. Và hai dòng nước đều nằm trong chúng ta đây. Nếu chúng ta có tu tập, có thực hành điều dạy của Đức Phật thì chúng ta chuyển phàm thành Thánh, cái xấu thành tốt.
    Nghĩa là chuyển dòng nước lạnh thành nước ấm.
    Hai dòng nước này chỉ cho thuận và nghịch. Cũng chỉ cho con người phàm phu và con người thánh quả. Đó cũng do tâm chúng ta mà thôi, chúng ta chuyển lại.
    Cho nên, khoảng thời gian đó qúy vị cố gắng thực hành lời dạy đức Phật. chúng ta làm những điều ý nghĩa thì Phật tánh hiện ngay trong ta.
    Vì Đức Phật đã dạy ‘tất cả chúng sinh đều có Phật tánh’. Và khi chúng ta hiểu được như vậy thì Phật tánh hiện ra, chúng ta làm bằng cách là tu tập, tụng kinh.
    Phật tử là mỗi tuần, mỗi nửa tháng, mỗi tháng, chúng ta là Phật tử thì chúng ta nhớ niệm Phật hằng đêm, thắp nhang, cầu nguyện, chúng ta tu tập được như vậy thì đó là chỉ cho dòng nước mà chúng ta tu tập.
    Chúng ta tu tập thì chúng ta thanh lọc dòng nước, dòng nước phàm chuyển thành dòng nước thánh.
    Cho nên, khi mình tu tập được như vậy thì tâm mình nó sáng lên, sáng ra và hiền ra, qúy vị thấy rõ như vậy đó.
    Cho nên, khi nói ‘duy ngã độc tôn’ thì thường thường cái ngã đây là chỉ cho con người năm uẩn (sắc, tưởng, thọ, hành, thức), tứ đại (đất, nước, gió, lửa). Những cái đó từ từ mình học sau.
    Qúy vị biết chỉ cho con người, và tại sao là Đạo Phật luôn nhấn mạnh con người. Qúy vị nên nhớ là, lúc thời bấy giờ trên 3000 năm về trước. Tất cả các tôn giáo tại Ấn Độ.  Người ta chỉ nói Brahma là Phạm thiên. Chúng ta nói hay gọi những danh từ khác, nhưng nói nôm na là Thượng Đế, Đấng tối cao.
    Đó là vì người Ấn Độ đều nói là Đấng Phạm thiên là trên hết, thì lúc bấy giờ Đức Thế Tôn ra đời mới chỉ cho con người là trên hết chứ không phải là các vị kia.
    Tại sao lại nhấn mạnh con người, vì nếu con người không đi tụng kinh niệm Phật, không hiểu lời dạy của Đức Phật, không thực hành giáo của Đức Phật thì lúc đó mình đi nhờ những Đấng Phạm thiên, giúp mình thì đâu có được.
    Ví dụ, qúy vị ra ngoài đường rồi qúy vị ăn trộm, đi làm những điều bất thiện. Bây giờ, qúy vị cầu Phạm thiên, những đấng tối cao giúp mình thì họ sẽ không giúp gì được cho mình cả.
    Do đó, giúp hay không giúp đều do mình, nên, qúy vị thấy đó làm việc thiện hay điều bất thiện đều do mình. Do đó, dòng nước này là dòng nước thiện hay dòng nước bất thiện.
    Mà từ con người đó, cũng từ con người đó tu tập và chuyển hóa lại thì tâm mình thiện ra. Bây giờ qúy vị chắp tay đọc theo Thầy:
    “Không làm các điều ác,
    Hãy làm các việc lành,
    Giữ tâm ý trong sạch
    Là lời chư Phật dạy”
    Như qúy vị biết là người Phật tử rồi, thì mình thực tập rồi, cũng con người đó, mình làm thiện và hiền ra. Nếu mình không phải là Phật tử thì mình ra ngoài kia mình sẽ làm điều sai trái đi. Mà lúc đó, mình cầu những vị tối cao cho mình, các điều đó Phật giáo không chấp nhận.
    Phật giáo nói chỉ có con người, mới làm cho mình sáng cái tâm ra. Thực hành giáo Pháp đức Phật, thì tâm mình hiền ra.
    Do đó, mục đích ở đây, nhấn mạnh con người, mà con người có thực tập, có tu tập, khi qúy vị có thực tập, có tu tập, thứ nhất là chúng ta thiện và hiền ra.
    Khi mà chúng ta thiện và hiền ra, thực hành như Đức Phật thì thành bậc Đấng Giác Ngộ.
    Cuối cùng, con người là chỉ cho Bậc Tỉnh Thức, chỉ cho bậc Giác Ngộ.
    Do đó, qúy vị hiểu và nắm được như vậy, ‘duy ngã độc tôn’, chỉ cho con người bình thường thôi. Đạo Phật chỉ cho con người chứ không phải là đấng tối cao.
    Qúy vị phải nắm và hiểu rõ được như vậy, vì cnhiều khi mình đi Chùa mà mình không biết được ý nghĩa đó thì uổng.
    Cho nên, vừa chỉ cho con người và tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Con người ở đây vừa chỉ cho tất cả chúng ta mà cũng chỉ cho tất cả chúng sanh và chỉ cho chính mình.
    Nếu mà qúy vị không biết thì mình chỉ cho một mình Đức Phật không thôi. Điều đó chỉ đúng một phần thôi.
    Và khi mình hiểu được rõ như vậy thì con người chỉ cho chính mình và tất cả chúng sanh. Đây là con người, đại từ chỉ chung cho tất cả, chúng sanh đều có Phật tánh.
    Cuối cùng, con người có tu tập, có làm thiện, có làm phước, có bố thí, có phóng sanh, thì con người này tu lần, tu lần dần dần.
    Sáu năm khổ hạnh rừng già, và dần dần cuối cùng thành Phật Giác Ngộ lúc 35 tuổi.  
    Qúy vị thấy đó là con người Giác Ngộ chỉ cho Đức Thế Tôn, mà cũnd đồng thời chỉ cho chính mình. Qúy vị nắm hiểu được như vậy thì cũng con người đó, mà hôm qua mình làm điều bất thiện, nhưng hôm nay mình đi Chùa nghe giảng với Thầy thì từ đó tâm mình thiện và hiền ra.
    Cho nên, làm điều ác cũng là mình, làm điều thiện cũng là mình. Như hồi nãy mình đọc ‘không làm các điều ác, hãy làm các điều lành’.



    Còn bây giờ qúy vị đọc theo Thầy:
    Tự mình điều ác làm,
    Tự mình làm nhiễm ô,
    Tự mình ác không làm,
    Tự mình làm thanh tịnh,
    Thanh tịnh không thanh tịnh
    Đều do tự chính mình
    Không ai thanh tịnh ai.
    (Pháp Cú, kệ 165)
    By oneself is evil done;
    By oneself is one defiled.
    By oneself is evil left undone;
    By oneself is one made pure.
    Purity and impurity depend on oneself;
    No one can purify another.
    (Dhammapada, Verse 165).

    Khi chúng ta làm thanh tịnh chính mình nghĩa là chúng ta làm nhiều điều phước, thân tâm an lạc. chúng ta làm điều bất thiện bất tịnh thì lúc bấy giờ, thân và tâm chúng ta khổ đau.
    Thì lúc bấy giờ, chúng ta có khổ đau đi nữa, chúng ta có cần nguyện Đấng Phạm thiên cứu giúp chúng ta, thì họ có cứu giúp chúng ta được không?
    Mình ra ngoài kia mà mình ăn trộm và bị mấy người kia bắt thì nếu mình cầu nguyện đấng Phạm thiên thì Phạm thiên có cứu giúp chúng ta được không?
    Giáo lý đạo Phật là dạy cho chúng ta là chỉ có con người thôi. Nếu như hôm qua mình ăn trộm, nối dối mà bữa nay mình đi về Chùa nghe Thầy tụng Kinh, thì tâm mình chuyển hóa, thực tập thì cũng con người này mà thôi. Dòng nước đen mà chuyển thành dòng nước trắng. Đen là chỉ chi tham, sân, si. Trắng là chỉ cho tâm thuần tịnh.
    Cho nên, chuyển lại dòng nước đó, chuyển tâm lại thì tâm phàm phu sẽ thành tâm thánh thiện, thì lúc bấy giờ tâm mình thiện và hiền ra.
    Cho nên, như hồi này Thầy đọc đó:
    Tự mình điều ác làm,
    Tự mình làm nhiễm ô,
    Tự mình ác không làm,
    Tự mình làm thanh tịnh,
    Thanh tịnh không thanh tịnh
    Đều do tự chính mình
    Không ai thanh tịnh ai.

    Như ngày xưa ông bà mình dạy ‘Ông tu ông chứng, bà tu bà chứng’. Nói rất là đơn giảng, có nghĩa là, tôi tu thì tôi an lạc còn bà tu thì bà an lạc. Không ai tu giùm ai hết đó. Cũng như vậy, anh tu thì anh an lạc, còn em tu thì em an lạc; anh ăn thì anh no, em ăn thì em no. Còn không bao giờ mà anh ăn mà em no được đâu. Điều đó không có được.
    Cho nên, mục đích ở đây khuyên chúng ta thực tập giáo lý của Đức Phật.
    Cũng con người năm uẩn đó, con người với (sắc, tưởng, thọ, hành, thức), tứ đại (đất nước, gió lửa). Như Đức Phật là con người bình thường, con người bằng xương, bằng da, bằng thịt.
    Ngay cả các tôn giáo khác cũng không có ai nói Đức Phật là từ trên trời thần tiên đi xuống. Đức Phật là con người bình thường, có cha, có mẹ như mọi người.
    Lúc hồi còn bé, Cha của Ngài là Vua tên Tịnh Phạn, Mẹ của Ngài tên là Hoàng hậu Maya (Thánh Mẫu Ma Da), Từ phụ của Ngài là Vua Tịnh Phạn.
    Ngài có Cha có Mẹ, và cuối cùng Ngài cũng sanh ra, ở tại vườn Lâm Tỳ Ni, ở dưới gốc cây Vô Ưu (Không phiền não). Nghĩa là Đức Phật sinh ra không ưu sầu phiền não. Không tham, sân, si. Đó là chỉ cho con người Giác Ngộ.
    Như qúy vị biết Hoàng Hậu Ma Da mang Thánh thai là Bà trên 40 tuổi rồi, khi có thai đầu tiên thì Hoàng Hậu và Vua trong triều, thì quần chúng đều ăn chay, và làm những việc bố thí, phóng sanh.
    Cho nên, trong thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày thì Hoàng Hậu đi những bước đi thật nhẹ nhàng, làm những cử chỉ đều tốt thiện, như thắp cây nhang cũng thắp cho đứng. Và tụng Kinh lạy Phật cũng chắp tay nghiêm trang và lạy xuống đều nghiêm trang.Và Hoàng hậu thực tập chánh niệm hàng ngày cho nên thai nhi lúc nào cũng vui.
    Người mẹ rất là quan trọng, trong thời gian mang thai mà người mẹ nói láo, người mẹ ăn trộm, ăn cắp, cái tâm xấu cho ai thì ‘con nhà tông không giống lông cũng giống cánh’.
    Cho nên, khi người mẹ làm điều bất thiện thì chắc chắn thai nhi trong đó sẽ bị ảnh hưởng. Qúy vị đã hiểu rõ điều đó như vậy.
    Cho nên, trong khi mang Thánh thai thì hoàng hậu lúc nào ngay cả những bước đi đều cũng có chánh niệm, lúc nào cũng nghĩ điều lợi cho người ta. Cho nên, sau 9 tháng 10 ngày thì Thánh thai ra đời rất tốt và nhẹ nhàng, mẹ tròn con vuông.
    Khi Ngài vừa ra đời thì đi bảy bước, thì bảy bước này chỉ cho thời gian và không gian.
    Thời gian có 3 gồm có quá khứ  hôm qua (1), hiện tại – ngày nay (2), và vị lai – ngày mai (3). Về khía cạnh không gian, gồm có phương Đông (4), phương Tây (5), phương Nam (6), phương Bắc (7). Thời gian có 3 thời và không gian gồm có 4 phương, nên cộng lại là bảy.
    Qúy vị nắm hiểu rõ rồi, thi bảy bước này ý nói rằng Đức thế Tôn ra đời, thì dù đi phương Đông, phương Tây, phương Nam, phương Bắc và cả  phương trên và phương dưới, thì tất cả nhân loại, tất cả xã hội nào, cũng đều ăn chay và niệm Phật.
    Cho nên, qúy vị thấy Đức Thế Tôn ra đời, ngày Đản Sanh thì qúy vị thấy không bao giờ ai lại sát sanh. Tất cả đều ăn chay và giữ lòng từ.
    Do đó, khi mình hiểu được như vậy thì khi nuôi dưỡng Thánh thai là nuôi dưỡng lòng từ.
    Lời Phật dạy của Đức Phật là đi tới đâu là hòa bình đi tới đó. Qúy vị chắp tay đọc theo Thầy:
    “Đạo Phật đi tới đâu, là hòa bình đi tới đó. Đạo Phật đi tới đâu, thì dân chúng thiện và hiền ra.
    Dù ở phương Đông, dù ở phương Tây, dù ở phương Nam, dù ở phương Bắc, dù ở phương trên, dù ở phương dưới, thời và không gian, người dân ở nơi đó thực tập giáo Pháp của Đức Thế Tôn, thì Pháp của Đức Thế Tôn làm tâm của người đó hiền và thiện ra.”
    Qúy vị nhớ là lúc nào cũng vậy, giáo Pháp của Đức Phật cũng dạy con người hièn và thiện ra. Tâm mình thiện và hiền ra. Nếu chúng ta không biết giáo Pháp của Đức Phật thì chúng ta ở nhà ngủ rồi, hoặc chúng ta đi chỗ này chỗ kia mất thì giờ.
    Còn khi chúng ta về Chùa, làm những việc công quả, rồi chúng ta nghe lời Kinh tiếng kệ, nghe Thầy giảng dạy thì lúc bấy giờ, mình hiểu giáo lý của Đức Phật, thì tâm mình sáng ra, hiền ra. Dẫu là mình ở nhà, thì sáng mình cũng thắp cây hương, thay nước cúng Phật:
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
    Hôm nay con xin dâng cúng Đức Thế Tôn.
    Hôm nay đến mùa Đản Sinh, con nhớ Đức Phật ra đời 2637 năm. Con là Pháp danh là Tâm Minh hôm nay con thắp nén hương lòng dâng lên Phật, con biết lời dạy của Đức Thế Tôn là mỗi chúng đều có Phật tánh, tâm con cũng có Phật tánh, xin cầu nguyện thế giới hòa bình, nhân dân an lạc như lời Thế Tôn dạy trước đây.
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
    Mỗi khi đi Chùa, lạy Phật tụng Kinh, hay đi Kinh hành thì những việc này cũng là mục đích làm cho tâm chúng ta thuần tịnh, sẽ sáng lên, và thiện hiền ra.
    Hôm nay Pháp thoại ‘Ý Nghĩa Phật Đản Sinh’, thì Thầy xin chúc toàn thể qúy Phật tử hiện tiền nơi đạo tràng ở đây sức khỏe dồi dào, thân tâm an lạc, những gì mà qúy vị nghe và hiểu thì chúng ta cố gắng đem những lời dạy và hiểu của mình, để truyền lại cho người thân người thương, trong gia đình mình, sống cuộc sống có ý nghĩa, an vui và hạnh phúc. Chúng ta cùng đồng tu, và trước khi dứt bài Pháp thoại hôm nay mời đại chúng đọc một bài kệ với Thầy:
    Hạnh phúc thay đức Phật giáng sinh,
    Hạnh phúc thay giáo pháp cao minh,
    Hạnh phúc thay Tăng đoàn an lạc,
    Hạnh phúc thay bốn (Tứ) chúng đồng tu.

     “Happy is the birth of the Buddha,
    Happy is the noble Dhamma,
    Happy is the harmonious Sangha,
    Happy is the Four Assemblies of cultivating together.”

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

    Như qúy vị thấy đó, chúng ta vui ngày Đản Sinh của Đức Phật, cho nên mình có hạnh phúc và những người xung quanh cũng có hạnh phúc. Cho nên bốn chúng đồng tu là chỉ cho bốn chúng: xuất gia nam, xuất gia nữ, người Phật tử nam, và người Phật tử nữ. Cho nên bốn chúng mà cùng tu thì góp phần đem lại lợi ích cho tự thân và tha nhân ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

    (Đại chúng hồi hướng…)