Pháp thoại: Ba Bữa Ăn Cúng Dường Đáng Nhớ Cho Đức Thế Tôn do thầyTrừng Sỹ giảng tại Chùa Cổ Lâm, thành phố Seattle, tiểu bang Washington Chủ Nhật ngày 2 tháng 10 năm 2011.
Dharma talk: Three noteworthy meals offered to the Buddha preached by Thầy Trừng Sỹ at Cổ Lâm Pagoda, Seattle City, Washington State on Sunday, Oct. 2, 2011.
(Please click to watch this movie)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Lời nói đầu tiên của chúng con xin kính gửi đến Hoà Thượng Viện chủ chùa Cổ Lâm, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni cùng toàn thể qúy Phật tử sức khoẻ dồi dào, thân tâm an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính bạch Hoà Thượng, kính thưa Chư Tôn Đức, kính thưa toàn thể qúy Phật tử,
Hôm nay đề tài giúp vui của con là đề tài “Cúng Dường”
Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính thưa đại chúng,
Như qúy vị biết chữ “Cúng dường” có nghĩa là gì không?
Hồi nào đến giờ mình cứ nói cúng dường, cúng dường nhưng mình không hiểu nghĩa của nó, cho nên hôm nay có duyên mình nghe chữ cúng dường là như thế nào?
Cúng dường có nghĩa như thế này:
1) Phát tâm: có nghĩa là mình khởi tấm lòng mình. Mình cúng dường mà cúng dường cho ai. Ở đây, mình cúng dường cho Tam Bảo (Phật, Pháp và Tăng).
2) Thứ hai nghĩa cúng dường là ‘gieo trồng công đức’.
3) Thứ ba nghĩa cúng dường là ‘mình giảm tâm tham’.
4) Thứ tư nghĩa cúng dường là ‘mình tập xả bớt, mình tập gieo trồng những hạt giống thiện’ nơi cho tự thân và cho tha nhân, thì khi mình phát tâm thành tâm như vậy đó. Mình xả bỏ tâm tham, sân, si ở trong tâm mình rồi, thì lúc đó mình gieo trồng hạt giống lành cho tha nhân.
Vậy, nghĩa cúng dường nó có ba, bốn nghĩa như vậy đó. Mình cúng dường rõ ràng là: thứ nhất là 1) đồ mặc, thứ hai là 2) đồ ăn thức uống, thứ ba là 3) thuốc men, thứ tư là 4) ngọa cụ (giường nệm.)
Như vậy cúng dường y phục, ngoạ cụ, thức ăn, thuốc men, ngoài nghĩa đó là cúng dường vật chất, nhưng vật chất này mà cúng dường bằng cái tâm mình.
Ngoài cúng dường vật chất ra mà cộng thêm cúng dường cho Pháp nghĩa là tu tập. Cho nên vừa cúng dường vật chất cúng dường tu tập. Thì hai nghĩa này nó đi đôi với nhau.
Để dẫn chứng cho qúy vị những ý cúng dường như thế này, thời Đức Thế Tôn còn tại thế, những đặc điểm cúng dường như thế này, mà đặc biệt người Phật tử gieo trồng công đức, chứ không phải là chư Tăng. Trong đó, qúa trình hoằng đạo, hộ đạo thì trong đó người Phật tử là vị trí ưu tiên.
Xin dẫn chứng cho qúy vị nghe, khi Đức Thế Tôn ngồi thiền dưới cây Bồ đề, 49 ngày Thành Đạo rồi, giác ngộ rồi.
Lúc bấy giờ, có hai vị Phật tử trên con đường đi buôn từ Rangool, nghĩa là từ Tích Lan, Miama, nghĩa là từ Miến Điện. Trên đường đi buôn, hai người thương gia, tên là Tapussa và Bhallika. Hai vị người Phật tử đầu tiên, đi trên lộ trình đi buôn, mà buôn tơ lụa. Mình gọi là con đường tơ lụa.
Đi trên con đường từ Miến Điện, đi lên Kashmir, tức là đi lên vùng giáp giới ngày nay giữa Trung quốc và Ấn độ là Pakistan. Hai người đi lên chỗ đó, đi buôn thì đi ngang qua Đức Thế Tôn Thành Đạo đó. Lúc bấy giờ, hào quang của Đức Thế Tôn phóng ra và giác ngộ, thì cúng dường đây là đối tượng cho Đức Thế Tôn.
Hai vị Phật tử đó khởi tâm cúng dường, thì khi thấy Đức Thế Tôn hào quang chiếu sáng thì lúc bấy giờ khởi tâm, phát tấm lòng bố thí và cúng dường bằng cách là đem thức ăn của mình đi đường sẵn có cúng dường cho Đức Thế Tôn. Khi cúng dường như vậy đó, thì bậc an lạc, tỉnh thức như vậy đó, hai vị Phật tử này tên là Bhallika và Tapussa, khởi tấm lòng cúng dường như vậy đó, thì lúc bấy giờ hai bữa ăn đã cúng dường Đức Thế Tôn rồi.
Hai vị Phật tử đó khởi tâm cúng dường, thì khi thấy Đức Thế Tôn hào quang chiếu sáng thì lúc bấy giờ khởi tâm, phát tấm lòng bố thí và cúng dường bằng cách là đem thức ăn của mình đi đường sẵn có cúng dường cho Đức Thế Tôn. Khi cúng dường như vậy đó, thì bậc an lạc, tỉnh thức như vậy đó, hai vị Phật tử này tên là Bhallika và Tapussa, khởi tấm lòng cúng dường như vậy đó, thì lúc bấy giờ hai bữa ăn đã cúng dường Đức Thế Tôn rồi.
Khi cúng dường rồi thì Đức Thế Tôn muốn để lại cho hai người Phật tử này, nên Ngài lấy tóc và móng cho họ để làm vật kỷ niệm. Nơi đây bậc Giác Ngộ ra đời và Thành đạo, và có hai người thương gia đến cúng dường cho Đức Thế Tôn. Hai người thương gia này đã nhận ra rằng:
“Hạnh phúc thay chư Phật ra đời!"
Hai người này đi về tới Rangool ở Miến Điện thì lúc bấy giờ, ở quốc gia Miến Điện, Vua chúa đồng thời cho xây một cái tháp lớn ngày nay mình thấy từ hàng bao thế kỷ mà vẫn còn tưởng nhớ nơi đó nơi đây là tấm lòng thành của mình. Nhà vua xây tháp Chùa Vàng, và xây cái tháp kỷ niệm Đức Thế Tôn đã dâng phẩm vật cho mình. Đó là sự cúng dường thứ hai. Qúy vị thấy chưa? Cúng dường với tấm lòng thành tâm, cúng dường cho những người tu tập, cúng dường mà mình phát tâm như vậy đó.
Lúc bấy giờ, mình khởi tấm lòng thiện, khởi tấm lòng xả bớt cái tham đi, và khi cúng dường cho Đức Thế Tôn như vậy đó, thì Đức Thế Tôn dâng phẩm vật như vậy đó. Nên chỗ đó vẫn khắc ghi dấu, và vẫn còn nơi đây là ‘hai vị thương gia Phật tử tên là Tapussa va Bhallika cúng dường Đức Thế Tôn sau khi Thành Đạo’.
Vì vậy, qúy vị phải nhớ đó là cúng dường thứ hai.
Và ai là người cúng dường thứ nhất? Và mình là Phật tử thì mình phải biết. Người cúng dường thứ nhất là cũng là người Phật tử. Đó là cô gái chăn cừu, tên là Sujata. Cô cũng là người Phật tử, và rất hay là lần thứ hai cả nam và nữ đi cùng với nhau. Hạnh phúc nhất cho các cô các bác ở đây là lần thứ nhất là người nữ cúng dường.
Trong đạo tràng của chúng ta, những vị Phật tử nữ thì phải hoan hỷ, vì hạnh phúc cúng dường cho Đức Thế Tôn, đó là người nữ tên là Sujata.
Sujata thấy Đức Thế Tôn sau khi lìa bỏ con đường khổ hạnh và con đường tham đắm dục lạc, ép xác, cho nên bằng cách là đi con đường trung đạo. Đi con đường giữa ‘có thực mới vực được đạo’ không tham đắm dục lạc, và không ép mình ép xác. Do đó, ta đi con đường giữa để nuôi tấm thân này để tu tập. Nhờ tấm thân này, cho nên khỏe mạnh ít bịnh, ít não, thì ta mới đi đến con đường an vui giải thoát.
Sau này ta có giác ngộ, giải thoát, đem an lạc, đem hạnh phúc, đem cái giải thoát truyền cho dân chúng, truyền cho chúng sinh con đường Bồ Tát thực hành con đường giải thoát theo như công hạnh của Đức Thế Tôn. Do đó, người cúng dường thứ nhất tên là Sujata. Sujata là một cô gái chăn cừu lúc bấy giờ thấy Thái Tử đã xuất gia rồi, đã trở thành một Bậc Giác Ngộ rồi. Lúc bấy giờ, ngôi vị Thái Tử không còn gọi nữa, mà gọi là Bodhisattva là Người Tỉnh Thức mà Bodhi là Giác còn Sattva là hữu tình. Đây là hữu tình đã giác ngộ nên gọi là Bodhisattva.
Bodhisattva này là chỉ cho những người có tu tập, có tỉnh thức. Do đó gọi là Bodhisattva (Awakened One).
Trong đạo tràng chúng ta mà có tu tập có tỉnh thức thì gọi là Bodhisattva. Những người nào có hạnh bố thí, cúng dường như vậy gọi là Bodhisattva.
Hạnh phúc thay cho những người, những cô, những bác, có cúng dường Đức Thế Tôn. Lúc đó, Ngài chưa gọi là Đức Thế Tôn, mà gọi là Bồ Tát Tỉnh Thức. Ngài được gọi là Bodhisattva Siddatha (Bồ Tát Tất Đạt Ta).
Nhờ sự cúng dường bát cơm đó, mãi đến giờ Vua Asoka tưởng nhớ ai là người cúng dường đầu tiên. Vị cúng dường bữa cơm đầu tiên cho Đức Thế Tôn, nên Vua Asoka là vị Thánh Phật tử ra đời 200 năm sau nhớ lại cuộc đời của Đức Thế Tôn, nhớ ai là người cúng dường đầu tiên cho Đức Thế Tôn. Cho nên Vua Asoka là vị Phật tử nhớ lại công hạnh của Bà Sajuta.
Cho nên trên lô trình Phật tích mà mình đi thì thấy và nhớ Sujata House nghĩ a là Ngôi tháp của Sujata rất là lớn. Cái mộ lớn và cũng gần bằng một cái chùa vậy đó. Và đánh dấu nơi đây nàng Sujata đã cúng dường đầu tiên cho Bậc Tỉnh Thức. Qúy vị thấy chưa?
Cho nên rất hạnh phúc, Vua xây cho một cái tháp rất là lớn. Lộ trình mình đi Phật tích thì mình đến đó mà thăm, thì đến chỗ người cúng dường thứ nhất là Sujata.
Lần cúng dường thứ hai là hai người Phật tử, Tapussa và Bhallika đi từ Miến Điện trên con đường tơ lụa Kashmir và cúng dường Đức Thế Tôn, thì khi về nước thì được nhà Vua xây cho một cái tháp hiện nay vẫn còn, đó là tháp Chùa Vàng của 2 vị cúng dường. Qúy vị thấy chưa?
Đó là cuộc đời Đức Thế Tôn.
Lần cúng dường thứ ba qúy vị biết là ai không?
Do đó, khi mà hỏi các bạn là gì? Dạ tôi là Phật tử, qúy vị có nhớ lịch sử của Đức Phật, ai là người cúng dường đầu tiên không? Dạ, tôi có nghe mà lâu qúa tôi quên rồi.
Lần cúng dường thứ ba qúy vị biết là ai không?
Do đó, khi mà hỏi các bạn là gì? Dạ tôi là Phật tử, qúy vị có nhớ lịch sử của Đức Phật, ai là người cúng dường đầu tiên không? Dạ, tôi có nghe mà lâu qúa tôi quên rồi.
Hôm nay, qúy vị có dịp nhớ lại vị cúng dường thứ ba. Đó là khi Đức Thế Tôn, Thành đạo rồi, giác ngộ rồi, đi hoằng Pháp rồi, suốt 45 năm rồi. Lúc bấy giờ, Ngài đã 80 tuổi, cuối cùng là lần cúng dường thứ ba là lần chót và vị đó tên là Cunda (tiếng Viêt gọi là Thuần Đà), và vị thứ ba là Thuần Đà cúng dường cho Đức Thế Tôn một bữa cơm và nấm cuối cùng. Và Đức Thế Tôn nhận bữa cơm đó và sau khoảng thời gian 3 tháng, Đức Thế Tôn đi vào nhập Niết Bàn.
Và lần cúng dường thứ ba này cũng là người Phật tử tên là Thuần Đà. Và hơn 200 năm, sau cuộc đời của Đức Thế Tôn như vậy, thì Vua Asoka mới xây một cái tháp thật là lớn cũng như cái tháp của nàng Sujata, để đánh dấu tưởng nhớ đây là bữa cúng dường chót, và đây là bữa cúng dường thứ ba trong cuộc đời của Đức Thế Tôn.
Ba bữa cúng dường đặc biệt của Đức Thế Tôn, là lần thứ nhất trước khi Thành Đạo, và lần thứ hai là bắt đầu Thành Đạo, lần thứ ba là sắp nhập Niết Bàn. Ba buổi cúng dường như thế đó, rất là có công hạnh để cúng dường cho Bậc Giác Ngộ và giải thoát.
Sau này hơn 200 năm, thì Vua Asoka xây những tháp như vậy để tường nhớ đây là những Phật tử thuần thành, đây là những Phật tử chân chánh cúng dường Pháp, và cúng dường thực phẩm từ sự tu tập cho Đức Thế Tôn. Đó là cuộc đời của Đức Thế Tôn có ba buổi cúng dường quan trọng nhất như vậy.
Và có ai hỏi trong cuộc đời của Đức Thế Tôn có những buổi cúng dường nào là quan trọng? thì qúy vị nói có ba buổi cúng dường quan trọng nhất như vậy. Và trong đó ai là người cúng dường, thì mình phải nói đó là bốn người Phật tử và ba lần cúng dường. Thì đó là người Phật tử chứ không phải là người xuất gia. Cho nên qúy Thầy là người có công học đạo, hiểu đạo, hoằng này, thì người Phật tử tại gia có công học Pháp, hiểu Pháp, và hộ trì Chánh Pháp. Qúy vị thấy chưa? Bằng cách là tứ sự cúng dường. Bốn món cúng dường như vậy, thì khi chúng phát tâm như vậy thì rất là có ý nghĩa. Đó là xuyên qua thời xưa.
Còn cho đến thời nay, qúy vị thứ nhất là mình gieo trồng phước điền, thứ hai xả tâm tham, thứ ba là mình tăng trường công đức, thì thời nay nơi nào có đạo tràng, nơi nào có tu tập, nơi nào có xây chùa tháp. Ví dụ, như ở Cổ Lâm chúng ta có xây tượng Phật Nhập Niết Bàn. Thì nơi đó, chúng ta phát tâm, khởi tâm để cúng dường gieo trồng phước đức, phước điền Tam Bảo.
Ví dụ nơi nào cũng được, không cần phải ở nơi này, nhưng mà tuy nhiên ở đây có một Phật sự nào, có một khóa tu tập nào mà mình phát tâm, cúng dường như vậy đó, thì mình gieo trồng phước điền Tam Bảo. Đời này mình hưởng phước, tứ đại mình hoàn hảo, tứ đại là đất, nước, gió, lửa là thân thể gồm mắt, tai, mũi, lưỡi thân và ý của chúng ta hoàn hảo là nhờ chúng ta cúng dường cho Tam Bảo. Chúng ta có phước tướng trang nghiêm, thì cố gắng mà làm được như vậy đó, thì đem lại hạnh phúc cho mình cho gia đình mình.
Nếu qúy vị mà thực hành được như vậy đó, thì cuộc đời mình rất là có ý nghĩa. Cúng dường như vậy, thì bất cứ một việc làm gì dù nhỏ dù lớn, dù như thế nào đi nữa, thì qúy vị có tấm lòng thành, qúy vị cúng dường để xây dựng, cúng dường cho khoá tu, cúng dường cho những người nghèo khổ, dưới bất cứ một hình thức nào. Với tấm lòng tu tập, qúy vị làm được như vậy thì đời này người ta chắc chắn không bỏ qúy vị đâu. Chư Phật chắc chắn là không bỏ chúng ta, đặc biệt là Đức Phật trong tâm của chúng ta, rất là thương chúng ta. Người mà thương cho chính mình, mình có tu tập, là khi mình cúng dường như vậy đó thì rất là có ý nghĩa. Qúy vị thấy không?
Trước khi dứt lời, chấm dứt buổi nói chuyện hôm nay, qúy vị đọc mấy bài kệ này cho vui, chỉ là một vấn đề nhỏ, rất là đơn giản, nhưng khởi tấm lòng của chúng ta, có tâm từ có tình thương của chúng ta thì chúng ta mới làm được Phật sự, qúy vị đọc theo nha:
Bài Kệ súc sanh
(Thích Trừng Sỹ)
(Trích trong bài "Xuân Từ Bi")
(Thích Trừng Sỹ)
(Trích trong bài "Xuân Từ Bi")
“Bằng giọt nước trong sạch,
Bằng tấm lòng Từ Bi,
Ta nay dâng cúng cơm này, (món ăn này)
Ước mong tất cả các loài an vui.”
Verse of animal
By Ven. Thich Trung Sy
“By drops of clear water,
By Ven. Thich Trung Sy
“By drops of clear water,
By the compassionate heart,
Today, I offer this cooked rice,
Wish all kinds of animals peace and joy.”
Qúy vị thấy không? Cúng dường như vậy đó.
Khi trong những buổi Qúa đường của chư Tăng, hay trong các khoá tu mình cúng dường những hạt cơm như vậy đó. Thì hạt cơm có ý nghĩa như vậy đó, chỉ sự cúng dường nhỏ và một niệm lành thôi, mình cúng dường không những xây dựng cho tất cả, mà mình cúng dường cho cả tâm từ nữa. Thì lúc bấy giờ mình mới đọc bài kệ đó. Khi mình cúng dường cho chúng sinh, chúng sinh no đủ thì mình mới an vui. Đó là cúng dường như vậy, huống chi là chúng ta phát tâm cúng dường cho xây dựng chùa, cho tượng Phật nhập Niết Bàn, cúng dường cho khóa tu, cúng dường nơi nào cần cho Phật sự, chúng ta khỏi tấm lòng để gieo trồng phước điền cho Tam Bảo. Qúy vị làm được như vậy thì đời sau chúng ta cũng được an vui. Và những vua chúa, hay những người trú xứ ở đó sẽ ghi nhớ công ơn của mình đặc biệt mình là có tu hành, có gieo trồng phước điền hay nuôi dưỡng tâm từ và nếu mình có giảm lòng tham của chúng ta.
Và buổi nói chuyện hôm nay, xin cống hiến cho qúy vị một bài pháp thoại ngắn, thì trước khi dứt lời, chúng con kính chúc Hoà thượng cùng chư Tôn Đức, cùng đại chúng và qúy vị hiện diện nơi đây, sức khỏe dồi dào, thân tâm an lạc và an trú trong giáo Pháp của Đức Thế Tôn.
Nam Mô A Di Đà Phật!