Thầy Trừng Sỹ Giảng về "Cảm nhận sự sống và nhận diện sự chết"
tại Chùa Linh Nghĩa vào ngày Chung Thất của Cố Hòa Thượng Thích Như Tịnh
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Bây giờ chúng ta cùng nghe Pháp và nói Pháp, xin mời qúy Phật tử
cùng nói theo Thầy nha:
Mỗi
người mỗi nước mỗi non
Bước
vào cửa Phật là con một nhà
Qúy vị thấy đó, khi bước vào cửa Phật là chúng ta đều là con một
nhà. Như chúng ta có duyên là cùng tu tập với nhau, cho nên mình có duyên là cùng
vào đạo với nhau, chúng ta đều là con một nhà. Đó là ngôi nhà tâm linh, nhà từ
bi nên qúy vị có hạnh phúc đó.
Qúy vị đọc tiếp theo Thầy nha:
Dù xa vạn dặm đường trường,
Tình Huynh đệ là tình giữa người xuất gia và người tại gia. Cho
nên, mình có duyên, mình ở đâu, ở Ấn Độ, dù ở nước Phương Đông, phương Tây, phương
Nam, phương Đông, nếu có duyên lành thì chúng ta đều về đây
nghe Pháp. Và hôm nay chúng ta đến với nhau rất là duyên lành.
Như qúy vị biết, Thầy xin cúng dường cho đại chúng bài Pháp thoại
“Cảm nhận sự sống và nhận diện sự chết”, nghe đề tài này có liên quan tới Hòa
Thượng Tôn Sư. Cho nên, Thầy chọn đề tài cho bài Pháp thoại hôm nay là “Cảm nhận sự sống và nhận
diện sự chết”.
Nói về sống , chết thì chúng ta ít có hiểu, ít biết. Trước mặt qúy vị đây có hình của Hòa Thượng và có
hai câu hai bên:
“Các Hành vô
thường là pháp sanh diệt
Sanh diệt hết rồi, tịch diệt là vui.”
Như Hòa Thượng của mình Thượng Như Hạ Tịnh, vị đã khai sơn cho
Chùa Linh Nghĩa, Ngài là vị sáng lập ngôi Chùa này. Cho nên:
“Ngày xưa Thầy
Tổ có tu,
Qúy vị thấy đó, nhờ công lao của Hòa Thượng Tôn Sư, nhờ hạnh của
Ngài cho nên ngày nay con cháu người xuất gia và tại gia kế thừa tiếp nối ngọn đèn
của Chánh Pháp đi vào cuộc sống đi vào cuộc đời.
Như qúy vị biết, Hòa Thượng Tôn Sư của chúng ta viên tịch lúc 12
giờ ngày Mùng Một Tết vía Đức Phật Di Lặc,
còn 49 ngày là nhằm ngày vía Đức Phật Quán Thế Âm, “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”.
Cho nên, Hòa Thượng Tôn Sư mới chọn ngày Mùng Một Tết, thì cho dù
các đệ tử con cháu có cúng Thầy hoặc không
cúng cho Hòa Thượng thì ngày đó Ngài vẫn vui vẻ, hoan hỉ, vì ngày Mùng Một Tết
là ngày hoan hỉ. Ngày đó là ngày vui,
cho nên ngày đó không cúng Ngài vẫn vui. Vì đó là ngày vía Đức Phật Di Lặc, là
có niềm vui, và niềm hoan hỉ cho nên Ngài chọn ngày vía Đức Phật Di Lặc mà Ngài
đi.
Đến 49 ngày, lễ Chung Thất của Ngài là ngày vía Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm. Ngày vía Đức Quán Thế Âm, là ngày thương yêu, hiểu biết, cho nên ngày đó mỗi chúng ta đều có một Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm. Cho nên, mỗi chúng ta đều có ánh sáng, một ngọn đèn để thắp sáng trong cuộc đời của chúng ta.
Nhờ đi chùa nhiều năm, nhiều tháng nên nói ra qúy vị biết liền. Cho nên, sự sống qúy nhất là hơi thở. Một hơi thở ra mà không hít vào thì ngủ luôn, theo như tiếng Anh là ‘sleep well’.
Chúng ta nhìn lại, mỗi chúng ta sống hồi đó đến giờ, chúng ta cứ làm lụng, lo vằn vặt. Chúng ta sống với gia đình, lo cho gia đình, lo cho con cái, ông lo cho bà, bà lo cho ông, anh lo cho em, em lo cho anh. Trong gia đình lớn nhỏ lo cho nhau, cho nên bây giờ chúng ta quên đi ngày tháng, chúng ta không biết, chúng ta cứ lo đời sống vật chất và quên đi đời sống tinh thần.
Cho nên qúy vị biết, trong 24 tiếng ngày và đêm chúng ta làm đủ thứ rồi, thì mỗi ngày chủ nhật hay ngày rằm, ngày 30, ngày 14 chúng ta tranh thủ về chùa để sám hối, hoặc là mỗi buổi tối, mỗi buổi sáng chúng ta để dành ít phút, chúng ta thắp cây hương trên bàn thờ Phật, chúng ta thay bình hoa, thay nước trà hay nước trong cúng bàn thờ Phật, hay Ông Bà Tổ Tiên.
“Thế nào tôi cũng phải già nua, tôi không thể nào tránh được sự già nua này, thế nào tôi cũng phải bệnh, tôi không thể nào tránh thoát khỏi được cái bệnh này, thế nào tôi cũng phải chết, tôi không thể nào tránh thoát khỏi được sự chết này. Những gì tôi tạo tác, một mai này, tôi bỏ thân xác này, chỉ có nghiệp thiện, và nghiệp bất thiện, theo tôi trong suốt lộ trình. Thân này con coi như là một chiếc áo dùng 100 năm, sau đó chiếc áo này trở về bốn đại: đất, nước gió, lửa. Những gì tôi tạo tác, tôi phải đem theo. Dù đó là nghiệp thiện, bất thiện.”
Do đó, chúng ta biết được sự sống luôn luôn ngắn dần. Nhờ như vậy, qúy vị cảm nhận sự sống và sự chết liên quan với nhau. Trong sự sống có sự chết, trong sự chết có sự sống, nó liên quan và tương tức với nhau. Qúy vị thấy đó, cho nên nhờ hiểu được như vậy đó, thì dù vô thường có tới, dù cuộc đời có thế nào đi nữa, qúy vị cũng thấy là an nhiên, qúy vị cũng thấy là thoải mái, qúy vị biết là như vậy đó, cho nên nếu có người thân trong gia đình mình có đi rồi, thì qúy vị nhớ là đừng bao giờ qúy vị khóc. Điều này rất quan trọng, khi mà qúy vị khóc cho nhiều thì người thân của mình cũng không sống dậy. Họ sẽ không bao giờ sống dậy, cho nên người sẽ không bao giờ sống dậy. Thay vì chúng ta khóc thì chi bằng chúng ta để dành những giây phút đó để niệm Phật để trợ duyên cho người thân mình ra đi được nhẹ nhàng.
Cho nên qúy vị biết, đời người bắt đầu từ thai nhi. Do đó, sống
bắt đầu từ thai nhi nằm trong lòng mẹ. Cái sống cái chết có liên quan đến vô
thường. Có nhiều yếu tố nữa trước khi hình thành từ thai nhi. Thai nhi được hình
thành em bé trong vòng một năm thì em bé sinh ra đời. Rồi khi em bé sinh ra đời
rồi lớn lên chừng vài năm, 2, 3 năm cho đến 17, 18 tuổi thì sẽ thành một cô thiếu
nữ, hoặc là một chàng thanh niên. Do đó, mình bắt đầu sự sống, mỗi năm mình có
sự sống. Qúy vị biết sự sống bắt đầu từ đâu không?
Hồi xưa, khi Đức Phật còn tại thế, Đức Thế Tôn hỏi ‘Này các vị đệ
tử, xuất gia cũng như tại gia, sự sống bắt đầu từ cái gì? Cái gi qúy giá nhất?’
Thì có ba vị trả lời, một vị nói rằng trên đời vàng bạc qúy giá
nhất, vị thứ hai tiền của vật chất là qúy giá nhất. Nhưng qúy vị biết sự sống là cái gì qúy nhất?
-Đại chúng: Hơi thở.
-Hay quá cho 1 tràng pháo
tay.
Nhờ đi chùa nhiều năm, nhiều tháng nên nói ra qúy vị biết liền. Cho nên, sự sống qúy nhất là hơi thở. Một hơi thở ra mà không hít vào thì ngủ luôn, theo như tiếng Anh là ‘sleep well’.
Cho nên, Ngài Hòa Thượng chọn ra đi ngày Mùng Một, thì dù ai làm
gì làm thì Ngài vẫn hoan hỷ. Cho nên, con cháu đều vui vẻ. ‘Tôi ra đi vui vẻ, tôi
sleep well mặc dù tôi không biết nói tiếng Mỹ hay tiếng Anh.’ (I sleep well).
Cho nên ở trên hình Ngài mới có hai câu hai bên là :
“Các Hành vô
thường là pháp sanh diệt
Sanh diệt hết rồi, tịch diệt là vui.”
Do đó, Ông Ngài đi vui. Qúy vị biết, người mà có học đạo, hiểu đạo,
thực hành đạo, có nghĩa là hiểu Pháp, học Pháp và thực hành giáo Pháp, thì nếm
được an lạc. Cho nên người thương ra đi hay người thân của mình ra đi, trong bấy
giờ thì mình phải vui. Người mà hiểu và có cái hạnh an vui, thì lúc ra đi cũng
vui, người đó mất, viên tịch hay ra đi cũng rất nhẹ nhàng, và thấy con cháu lúc
nào cũng có hạnh tu tập, ai cũng vậy.
Cho nên, như qúy vị biết, mỗi năm, mỗi năm, một chàng thanh niên,
hay một cô thiếu nữ, 18-20 thì lúc bấy giờ cảm nhận sự sống. Như qúy vị thấy, mỗi
năm là sự sống bắt đầu vào mùa Xuân, mà mùa Xuân bắt đầu từ Mùng Một Tết.
Cứ mỗi Mùng Một Tết, đầu năm, chúng ta thấy rất là vui, rất là
an lạc vì chúng ta được mặc áo mới, được người thân, người thương lì xì. Lúc còn
nhỏ, chúng ta không hiểu nhiều nên chúng ta thấy rất thoải mái lắm. Nhưng đến
khi mỗi năm, mỗi năm lớn dần và lập gia đình hay có đời sống lứa đôi hoặc là đi
tu rồi cũng như Thầy (Sư Chú này), thì chúng ta học được giáo lý của Đức Phật,
và chúng ta cảm nhận được đời sống chúng ta mỗi năm qua, rồi mỗi năm qua. Lúc đó,
sự sống chúng ta ngắn dần lại. Qúy vị thấy đời sống của chúng ta ngắn dần lại.
Mỗi chúng ta sống trên trái đất này khoảng 100 năm, nếu qúa lắm
thì được 100 vài năm, nhưng mình lấy 100 cho tròn. Cho nên trong 100 năm, mỗi
Phật tử chúng ta nếm được an lạc, chúng ta xuyên qua cuộc đời đạo hạnh của Tôn
Sư chúng ta, thì chúng ta cảm nhận được đời sống như thế này.
Chúng ta nhìn lại, mỗi chúng ta sống hồi đó đến giờ, chúng ta cứ làm lụng, lo vằn vặt. Chúng ta sống với gia đình, lo cho gia đình, lo cho con cái, ông lo cho bà, bà lo cho ông, anh lo cho em, em lo cho anh. Trong gia đình lớn nhỏ lo cho nhau, cho nên bây giờ chúng ta quên đi ngày tháng, chúng ta không biết, chúng ta cứ lo đời sống vật chất và quên đi đời sống tinh thần.
Cho nên chúng ta biết ngày và đêm trong 24 tiếng đồng hồ, nếu qúy
vị biết thì chia ra 8 giờ hay 6 tiếng chúng ta ngủ, còn 8 giờ đi làm, 8 tiếng còn
lại giúp cho gia đình, còn 2 hay 3 tiếng đồng hồ chúng ta nghỉ trưa hay nấu ăn,
rồi lo cho con cái. Chúng ta không có thời gian, nếu chúng ta không phải là người
tỉnh thức, nếu chúng ta không phải là người tỉnh giác, nên chúng ta không biết
và đã quên đi mất đời sống tâm linh của chúng ta.
Nhân buổi lễ như thế này, Thầy muốn đốt đèn, Thầy muốn trao truyền
ánh sáng này để báo tin rằng mỗi chúng ta ánh sáng ngắn dần lại, chúng ta ý thức
rằng làm những gì đem lợi ích cho tự thân, đem lợi ích cho tha nhân, cho người
than, cho người thương trong gia đình của chúng ta.
Qúy vị biết là khi chúng ta còn khỏe, còn trẻ, như là qúy vị phải
trồng cái cây, thì 2, 3 năm sau cây ra hoa ra trái, còn như chúng ta sống đến
70 tuổi, 80 tuổi rồi chúng ta mới hiểu được đạo, thì chúng ta mới về chùa tụng
Kinh, lạy Phật thì chúng ta không có đủ sức, không có khỏe.
Cho nên qúy vị biết, trong 24 tiếng ngày và đêm chúng ta làm đủ thứ rồi, thì mỗi ngày chủ nhật hay ngày rằm, ngày 30, ngày 14 chúng ta tranh thủ về chùa để sám hối, hoặc là mỗi buổi tối, mỗi buổi sáng chúng ta để dành ít phút, chúng ta thắp cây hương trên bàn thờ Phật, chúng ta thay bình hoa, thay nước trà hay nước trong cúng bàn thờ Phật, hay Ông Bà Tổ Tiên.
Nếu qúy vị làm như vậy đó, thì chúng ta sẽ có một đời sống tâm
linh. Mỗi buổi sáng qúy vị chỉ cần để dành mười phút, sau khi chúng ta thức dậy
và chúng ta sinh hoạt cá nhân xong. Chúng ta thắp hương cho Ông Bà Tổ Tiên, bàn
thờ Phật chúng ta lạy ba lạy, sau đó chúng ta niệm Phật hoặc ngồi thiền.
Như vậy, một ngày chúng ta để dành 15 phút, 20 phút, trước khi đi
làm 10 phút, trước khi đi ngủ 10 phút, mà chúng ta làm được như vậy thì cuộc sống
chúng ta rất là ý nghĩa, thì khi vô thường có đến, thì qúy vị đi cũng an vui.
Qúy vị biết đời sống mà khi vô thường tới thì dù em bé nằm trong
bụng, dù là người lớn, dù là thanh niên, dù là cô thiếu nữ, dù là người 70 tuổi,
80 tuổi, đều ra đi giống nhau. Ngưòi có tu thì vô thường tới, thì ta vẫn nhẹ nhàng
và giải thoát. Cho nên chúng ta hiểu được như vậy thì chúng ta mới được an vui.
Khi mà con người qua bốn chu kỳ: sanh, già, bệnh, chết, cuối cùng là cái nghiệp
thức thì nghiệp thiện và nghiệp bất thiện chúng ta đều đem theo. Qúy vị chắp
tay lại và đọc theo Thầy nha:
“Thế nào tôi cũng phải già nua, tôi không thể nào tránh được sự già nua này, thế nào tôi cũng phải bệnh, tôi không thể nào tránh thoát khỏi được cái bệnh này, thế nào tôi cũng phải chết, tôi không thể nào tránh thoát khỏi được sự chết này. Những gì tôi tạo tác, một mai này, tôi bỏ thân xác này, chỉ có nghiệp thiện, và nghiệp bất thiện, theo tôi trong suốt lộ trình. Thân này con coi như là một chiếc áo dùng 100 năm, sau đó chiếc áo này trở về bốn đại: đất, nước gió, lửa. Những gì tôi tạo tác, tôi phải đem theo. Dù đó là nghiệp thiện, bất thiện.”
Như qúy vị thấy đó, cho nên người học Phật,
hiểu Phật, hiểu giáo Pháp Đức Phật thì cảm nhận Giáo Pháp Đức Phật. Chúng ta hiểu
được con người phải trải qua bốn giai đoạn: sanh, già, bệnh, chết. Người học và
hiểu được Giáo Pháp Đức Phật, thì mỗi khi mình niệm Phật, chúng ta phải quán tưởng:
‘thế nào tôi cũng phải bệnh,
tôi không thể nào tránh thoát khỏi được cái bệnh này’ cho nên là người học và hiểu Phật rồi
thì khi cái bệnh tới thì qúy vị cũng an vui, vì thân con người là có bịnh, có già,
và có ra đi (chết). Cho nên, ai cũng vậy, người mà có tu tập, thì không có chấp
nữa, là thân này không phải là tôi, không phải là của tôi, cho nên chúng ta rất
là nhẹ nhàng.
Do đó, chúng ta biết được sự sống luôn luôn ngắn dần. Nhờ như vậy, qúy vị cảm nhận sự sống và sự chết liên quan với nhau. Trong sự sống có sự chết, trong sự chết có sự sống, nó liên quan và tương tức với nhau. Qúy vị thấy đó, cho nên nhờ hiểu được như vậy đó, thì dù vô thường có tới, dù cuộc đời có thế nào đi nữa, qúy vị cũng thấy là an nhiên, qúy vị cũng thấy là thoải mái, qúy vị biết là như vậy đó, cho nên nếu có người thân trong gia đình mình có đi rồi, thì qúy vị nhớ là đừng bao giờ qúy vị khóc. Điều này rất quan trọng, khi mà qúy vị khóc cho nhiều thì người thân của mình cũng không sống dậy. Họ sẽ không bao giờ sống dậy, cho nên người sẽ không bao giờ sống dậy. Thay vì chúng ta khóc thì chi bằng chúng ta để dành những giây phút đó để niệm Phật để trợ duyên cho người thân mình ra đi được nhẹ nhàng.
Người Phật tử chúng ta có thực hành rất là vui. Cho nên, chúng
ta đừng bao giờ khóc, vì nếu mình khóc thì người thân của mình đang đi tên con
đường lộ, mà quay lại, nhìn lại con cháu đang làm cái gì, nhìn lại xem hàng đệ
tử làm cái gì. Cho nên, qúy vị biết trong quá trình như vậy đó, chúng ta phải tập
trung để niệm Phật cầu nguyện cho người thân người thương của mình ra đi được
nhẹ nhàng. Làm được như vậy, qúy vị rất là an vui, và người thân người thương
ra đi cũng rất là an vui.
Có những người trong chúng ta đây, như qúy vị biết đó, khi người
thân của chúng ta mất rồi đó, thì họ khóc lóc kể lể. Ví dụ: người thì nói ‘hồi đó
ổng ở với tui, hay bà ấy ở với tui mà tui trả ơn được cho bà ấy cái gì hết.’ Qúy
vị đừng kể lể như vậy, đã khóc rồi, mà còn kể lể, qúy vị không luyến tiếc gì hết,
thay vì qúy vị khóc lóc thì qúy vị nên tập trung niệm Phật cho người thân người
thương của mình.
Lúc bấy giờ, qúy vị hãy nên thành tâm cầu nguyện. Mặc dù qúy vị
thỉnh được qúy Thầy, thỉnh được Sư Cô, hoặc qúy vị thỉnh được ban đạo tràng tới,
do đó qúy vị cùng qúy Thầy niệm Phật , tụng Kinh, thì cầu nguyện cho hương
linh, cho người thân người thương của mình ra đi được nhẹ nhàng, và siêu thoát.
Qúy vị mà làm được như vậy thì qúy vị rất là an
nhiên và người ra đi cũng rất là nhẹ nhàng.
Để báo đền công ơn của Thầy Tổ, như qúy vị biết đó, khi một vị
Thầy hay vị Tổ ra đi thì hàng đệ tử tại gia hay xuất gia tập trung mà lo tu tập,
tập trung mà lo cầu nguyện như vậy đó, thì Sư Phụ ra đi rất an vui và nhẹ nhàng.
Cầu nguyện cho người sống được an vui, và người mất cũng được nhẹ nhàng và siêu
thoát. Khi mà qúy vị hiểu được như thế đó, thì qúy vị rất là an nhiên. Bây giờ,
qúy vị đọc cho hùng cái câu này và đọc theo Thầy nha:
“Dù cuộc đời vô thường
Dù sanh lão bịnh tử
Con có đường đi rồi
Không còn lo sợ nữa.”
“Though
our life is impermanent,
Despite birth, old age, disease and death,
We who have already had the peaceful way,
Do not have worry and fear any longer. ”
(TNH)
(Đại chúng vỗ tay)
Qúy vị thấy giáo Pháp rất hay, chỉ có đạo Phật mới hướng dẫn và
chỉ rõ, nói rõ cho qúy vị câu này. Qúy vị cảm nhận được sự sống và sự chết như
vậy. Khi sống mà qúy vị biết được: sanh, già, bịnh, chết luôn luôn lúc nào cũng
cận kề như vậy đó, cho nên mỗi năm đi qua, là mạng sống của chúng ta ngắn dần.
Do đó, trong sự sống nó có sự chết, người mà hiểu được như vậy thì sống chết rất
là an nhiên, sống chết rất làvui.
Qúy vị biết ‘Con có đường đi rồi’
là
con đường gì không? Đó là đường tu tập. Mỗi tuần, mỗi nửa tháng, ngày rằm, 30 sám
hối chúng ta về tu tập, chúng ta niệm Phật. Chúng ta có phương pháp mỗi buổi tối
chúng ta niệm Hồng Danh Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm hay là niệm ‘Nam Mô A Di Đà Phật’.
Còn mỗi buổi sáng chúng ta cũng niệm như vậy sau khi chúng ta thức dậy, chúng
ta sinh hoạt cá nhân xong.
Mấy bạn trẻ mà thực tập được như vậy, thì chắc
chắn năng lưông tu tập của các bạn rất là ngon lành. Các em nhỏ mà thực tập càng
nhiều năm càng lớn, nhiều năm càng lớn dần, càng lớn dần thì các em có chất liệu
từ bi, chất liệu tình hương ở trong tâm mình.
“Dù cuộc đời vô thường
Dù sanh lão bịnh tử
Con có đường đi rồi
Không còn lo sợ nữa.”
Qúy vị đọc lại theo Thầy một lần lại nữa nha:
“Dù cuộc đời vô thường
Dù sanh lão bịnh tử
Con có đường đi rồi
Không còn lo sợ nữa.”
(Đại
chúng vỗ tay)
Đó là những câu rất hay. Hồi nãy khi mà qúy vị chưa đọc những câu này, thì tâm trạng mình rất là lo sợ sanh, già, bệnh, chết.
Rồi qúy vị nói ‘Thưa Thầy, thưa ba, Má tuy biết là đời vô thường, nhưng khi người
thân ra đi cũng buồn lắm’.
Nhưng mình là người Phật tử có tu tập rồi đó, dù
có người thân mình ra đi rồi, mà mình biết như vậy rồi thì mình cố gắng tu tập.
Đời là vô thường, cho nên mình cố gắng thực tập, đem chất liệu tu tập, chất liệu
tâm linh của mình, vun trồng đời sống như vậy thì đời sống của mình rất là vững
chãi. Ai nói gì thì nói, ai làm gì thì làm, nhưng mình cố gắng và đời sống của
mình thì mình gắng tu tập.
Mục đích lời dạy của Đức Phật, là dạy cho chúng
ta; mỗi lần chúng ta cảm nhận đời sống, chúng ta thấy một ngày đi qua thì đời
chúng ta ngắn lại. Một năm có 365 ngày, thì mỗi ngày trôi qua nếu một người Phật
tử có học đạo, có hiểu đạo, có nếm được đạo, thì biết đời sống ngắn dần mỗi ngày,
mỗi năm như vậy.
Ví dụ: Khi mình có 100 trái đu đủ, ăn hết 80 trái
thì còn 20 trái, cho nên thấy ít như vậy thì mình làm cái gì cũng đủ như trái
đu đủ, lúc nào cũng tròn trịa. Cho nên, cứ mỗi năm qua mình thấy nó ngắn dần còn,
19, 18 trái. Cho nên người Phật tử chúng ta có học và hiểu đạo thì chúng ta dành
thời gian còn lại tu tập thật nhiều.
Nếu các bạn trẻ, hiểu biết đời là vô thường, thì tận dụng thời gian, giảm bớt chơi game, thay vì các em chơi game internet đang
phổ biến 2,3 tiếng đồng hồ, thì bây giờ các em chỉ chơi chừng 10 phút thôi. Cho
nên, mình biết đời là vô thường, thì mình tận dụng thời gian học hết lớp 12,
sau đó hết đại học, sau đó mình có công ăn việc làm. Như qúy Ôn thường dạy:
“Hồi nhỏ học chết bỏ,
Cho nên, qúy vị khuyên và chăm lo cho các em cố gắng học. Còn qúy vị chúng ta lớn dần rồi và hiểu được như vậy rồi, thì chúng ta biết cuộc sống chúng ta bị ngắn lại, nên chúng ta tận dụng thời gian tu tập.
Lớn lên
làm việc hết mình.”
Cho nên, qúy vị khuyên và chăm lo cho các em cố gắng học. Còn qúy vị chúng ta lớn dần rồi và hiểu được như vậy rồi, thì chúng ta biết cuộc sống chúng ta bị ngắn lại, nên chúng ta tận dụng thời gian tu tập.
Như qúy vị biết ‘các hành’ chỉ cho mắt, tai, mũi,
lưỡi, thân, và ý (tâm). Mỗi khi chúng ta biết đời sống ngắn dần, thì chúng ta
bước một bước là niệm Phật từng bước, lợi cho mình, lợi cho người, lợi cho tất
cả thì chúng ta làm. Còn những điều gì không có lợi cho mình, không có lợi cho
người, không có lợi cho tất cả thì chúng ta quyết định không có làm.
Do đó, còn lạy Phật được một lạy, chúng ta cố gắng
lạy. Còn ngồi thiền được, chúng ta vẫn cố gắng ngồi thiền. Còn đi nghe Pháp được
thì chúng ta cố gắng nghe Pháp. Ví dụ: Năm nay Má được 80 tuổi rồi, Ba cũng 80
tuổi rồi, Ba Má không có về Tụng Kinh, mặc dầu Ba, Má bận nhưng mỗi buổi sáng
Ba Má tụng Kinh, niệm Phật. Khi còn trẻ thì nên cố gắng tụng Kinh, niệm Phật, ăn
chay để gieo trồng phước lành, làm điều thiện. Bây giờ qúy vị đọc theo Thầy
nha:
“Những việc
làm thiện, điều thiện sẽ tới. Mặc dầu, điều thiện chưa tới, nhưng mà điều bất
thiện đã xa rồi.” Làm cha mẹ hay chị em mà hướng dẫn được con cái trong gia đình
như vậy đó. Mình khuyên ‘cố gắng làm điều thiện nha con’.
Mình nếm được Pháp lạc, thì khi mình làm điều thiện, mà điều thiện mình chưa mong cầu nó
tới, nhưng mà điều ác, hay bất thiện đã xa dần rồi. Qúy vị thấy điều này rất hay.
(Đại chúng
vỗ tay…)
Qúy vị cảm nhận được như vậy đó, thì qúy vị sẽ thấy đời sống mình sẽ ngọt ngào, thực hành giáo Pháp Đức Phật càng khỏe, càng lâu, càng thích. Và khi mình hiểu được giáo Pháp Đức Phật như vậy rồi, thì mình biết đời sống ngắn dần mỗi năm, hết một tuổi thì mình dành thời gian làm việc thiện, giúp các em sinh viên nghèo, các người tàn tật, những người cô đơn, nếu thấy họ cần cái gì hay thiếu cái gì thì mình giúp cho họ.
Translated by Ven. Thích Trừng Sỹ
Cho nên, hôm nay Thầy chọn đề tài “Cảm nhận sự sống và nhận diện sự chết”, sống chết nó tương tức với nhau. Bài Pháp hôm nay muốn nhắc nhở chúng ta, dù làm gì thì làm nhưng luôn làm những việc thiện, ý nghĩa thứ nhất làm cho mình, rồi cho cả người thân và người thương của chúng ta.
Đoạn Lễ Vía và Niệm Đức Mẹ Hiền Quan Âm và Thầy Trừng Sỹ Giảng về "Cảm nhận sự sống và nhận diện sự chết" tại Chùa Linh Nghĩa vào ngày Chung Thất của Cố Hòa Thượng Thích Như Tịnh
(Xin bấm vào nghe MP3)
Qúy vị cảm nhận được như vậy đó, thì qúy vị sẽ thấy đời sống mình sẽ ngọt ngào, thực hành giáo Pháp Đức Phật càng khỏe, càng lâu, càng thích. Và khi mình hiểu được giáo Pháp Đức Phật như vậy rồi, thì mình biết đời sống ngắn dần mỗi năm, hết một tuổi thì mình dành thời gian làm việc thiện, giúp các em sinh viên nghèo, các người tàn tật, những người cô đơn, nếu thấy họ cần cái gì hay thiếu cái gì thì mình giúp cho họ.
Mình làm việc thiện dầu có một tâm từ bi nhỏ nhỏ
thì cũng như một giọt nước, rỉ hoài rỉ mãi thì cũng đầy được một thùng nước. Một
ngày mình làm điều thiện, một tháng, một năm,
cứ năm này qua năm kia thì suốt cuộc đời của chúng ta, thì tâm từ bi, tâm
đức, tâm hạnh của chúng ta cũng thành những giọt nước từ bi. Những giọt nước từ
bi cũng làm đầy một thùng như vậy đó. Nhưng ngược lại, chỉ cần một giây, một khắc,
chúng ta làm một điều bất thiện thôi, thì bao nhiêu cái thiện đều mất hết.
Cho nên, qúy vị biết làm việc thiện rất dễ dàng
nhưng chúng ta phải duy trì. Còn mà làm điều bất thiện đó, thì dù hồi đó đến giờ
làm bao nhiêu việc thiện rồi, nhưng chỉ trong một khắc một giây, thì việc thiện
của mình mất hết trọi.
Do đó, chúng ta hiểu được lời dạy của Đức Phật,
thì chúng ta cố gắng làm những gì mà đem lại cái lợi cho mình, lợi cho người, lợi
cho tất cả thì chúng ta làm. Còn những điều gì không có lợi cho mình, không có
lợi cho người, không có lợi cho tất cả thì chúng ta quyết định không có làm. Bây
giờ qúy vị đọc theo Thầy nha:
“Đạo Phật truyền vào địa phương nào, người dân
của địa phương đó, hiền ra và thiện ra, nếu người dân ở nơi đó thực tập theo lời
dạy của Đức Phật.”
Như qúy vị thấy đạo Phật truyền đến Phương Đông,
phương Tây, phương Nam, và phương Bắc, và thậm chí phương trên là Chư Thiên, phương
dưới là địa ngục.
Bây giờ nghe tiếng chuông, qúy vị đọc theo Thầy
nha:
(Thầy thỉnh chuông)
“Nghe
tiếng chuông, phiền não nhẹ, trí huệ lớn, bồ đề sanh, lìa địa ngục, thoái hầm
lửa, nguyện thành Phật, độ chúng sanh
Qúy vị biết đó, Đức Phật dạy ‘mỗi
chúng ta là một đức Phật'
cho nên mỗi vị Phật
trong tâm của chúng ta hiền ra, thiện ra. Cho nên, chúng ta làm được việc có ý
nghĩa rồi, thì dù ở Phương Đông, phương Tây, phương Nam, và phương Bắc, và thậm
chí phương trên là Chư Thiên, phương dưới là địa ngục, thì người dân ở xứ đó, ở nơi đó hiền ra, thiện
ra. Đạo Phật là đạo hòa bình.
Như qúy vị thấy đó, đạo Phật xưa nay là không có
chiến tranh tôn giáo. Cho nên, đạo Phật rất là ý nghĩa. Qúy vị hiểu được như vậy,
chúng ta mới thấy cuộc đời mình mới có ý nghĩa, thấm thía có chất liệu tu học,
thấm vào từ trong tâm của chúng ta. Chúng ta làm cái gì cũng có ý nghĩa, có chánh
niệm, thì chúng ta có an lành có an vui.
Và khi chúng ta hiểu được như vậy rồi, thì dù có
sanh, có tử chúng ta vẫn thoải mái không bám víu vào thân này. Bây giờ, qúy vị đọc
theo Thầy nha:
Thân này không phải là tôi,
Tôi
không thuộc vào nơi thân ấy,
Tôi
là sự sống thênh thang,
Tôi
chưa bao giờ từng sinh,
cũng
chưa bao giờ từng diệt.
Nhìn
kia biển rộng trời cao,
Muôn
vàn tinh tú lao xao.
Tất
cả đều biểu hiện cùng tôi,
từ
nguồn linh tâm thức
Tự
muôn đời tôi vẫn tự do.
Tử
sinh là cửa ngõ ra vào,
Tử
sinh là trò chơi cút bắt,
Hãy
cười cùng tôi,
Hãy
hát cùng tôi,
Hãy
thở cùng tôi,
Hãy
thiền tập cùng tôi,
Hãy
niệm Phật cùng tôi.
Nam
Mô Tiếp Dẫn Dạo Sư A Di Đà Phật (3 lần)
Nam
Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Awakening teachings to
dead and living people
This body is not mine,
I do not cling to this body,
I am an immense life,
I have never been born
and also never passed away.
Look! The sea is wide and the sky is high,
Numberless stars twinkle.
All manifest together with me
from spiritual sources of conscious mind
in all lives I am still free.
Birth and death are the in and out gateway,
Birth and death are a game of disappearance and appearance.
Smile
together with me,
Sing
together with me,
Breathe
together with me,
Practice
meditation together with me,
Recite
the names of the Buddha together with me.
Namo
Amitabha Buddha. (3 times)
Namo
Sakyamuni Buddha (3 times)
Translated by Ven. Thích Trừng Sỹ
Cho nên, qúy vị cố gắng tu tập và quyết đi trên con đường an vui
và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống
hiện tại. Qúy vị thấy đó, cho nên chúng ta nếm được sự sống và hiểu được sự chết
và cảm nhận trong sự sống và sự chết, trong sự chết có sự sống. khi mà nắm hiểu
được như vậy thì chúng ta rất là an vui.
Phật tử chúng ta hiểu đạo rồi, cho nên trong gia đình có người thân, người thương
có nhắm mắt có chia tay, thì chúng ta rất an vui, không có gì lo lắng.
Đặc biệt nhất là khi người thân của chúng ta mất thì chúng ta không
được sát sanh, không nên giết gà, vịt rồi giòng họ bà con đến ăn, chúng ta tưởng
như vậy là vui, là sướng, nhưng không phải vậy đâu, những thành tích, những oan
hồn của con vật nó bám vào hào quang của chúng ta. Như hồi xưa, mình học vật lý đó thì trên đầu mỗi người chúng ta
đều có vòng hào quang, mà người Phật tử có tu thì mình thấy người đó là muốn lân
la hỏi thăm liền, chị khỏe không, anh khoẻ không? Hoặc dạo này anh thì sao?
Nghe Pháp Thầy Trừng Sỹ đó hay không?
Thì mình
trả lời hay lắm, vui ra, khỏe ra. Như mấy vị đi chùa nhiều thì hiền ra, thiện
ra, gương mặt an vui, nên dễ được thương yêu, gần gũi, và được hỏi thăm. Sao anh
khoẻ không? Hoặc dạo này con cái ra sao? Cha mẹ mà có hạnh phúc, thì chắc chắn
gia đình hạnh phúc, con cái hạnh phúc.
Như qúy vị
biết người mà có tu tập rồi, có an lạc rồi, thì sẽ an vui. Như hồ nãy thầy nói đó,
khi mà chúng ta có thực tập giáo Pháp của đức Phật rồi, thì con người chúng ta
hiền ra thiện ra. Khi mà người cha, người mẹ sống hạnh phúc thì con cái sẽ hạnh
phúc.
Khi mà
cha mẹ sống gương mẫu thì con cái cũng noi theo và bắt chước đời sống có tu tập.
Mặc dầu làm ăn ở xa, nhưng con cái vẫn thỉnh thoảng gọi hỏi thăm cha mẹ. ‘How
are you?’, ‘Khỏe không Ba, Má?’ Người mà có tu tập thì rất là vui và rất là
hoan hỷ.
Còn người
không có tu tập, thì không dám hỏi thêm câu thứ hai vì mình không có thích người
đó, không có cảm tình.
Do đó, người
có tu tập thì gương mặt họ sáng ra, đẹp, tươi mát có chất đẹp từ bi, có chất đẹp
đức hạnh. Còn chất đẹp thể xác thì như mình nói hồi nãy là một mai này nó sẽ lìa
và buông bỏ. Chỉ có sắc đẹp đạo đức là còn mãi, cho con cháu ở đời. Như qúy vị
nhớ đó ‘Cha mẹ ăn ở có đức, con cháu mặc sức mà ăn’, còn nếu như cha mẹ mà có để
vàng bạc cho nhiều đi nữa, nhưng vài ba tháng không có tu tập thì con cái nó phá
của hết. Cho nên, làm gì thì làm, qúy vị cố gắng tu tập, và hiểu được như vậy rồi.
Cho nên, hôm nay Thầy chọn đề tài “Cảm nhận sự sống và nhận diện sự chết”, sống chết nó tương tức với nhau. Bài Pháp hôm nay muốn nhắc nhở chúng ta, dù làm gì thì làm nhưng luôn làm những việc thiện, ý nghĩa thứ nhất làm cho mình, rồi cho cả người thân và người thương của chúng ta.
Khi chúng
ta biết được như vậy rồi thì chúng ta giảm bớt những điều bất thiện, khi mà thương
ai thì phải thương mình bảo vể sức khỏe cho mình thì chúng ta làm đạo chúng ta
rất khỏe và thương những người xung quanh của mình.
Hôm nay,
Pháp thoại của Thầy bố thí cho đại chúng, với đề tài là “Cảm nhận sự sống và nhận diện sự chết”để chúng ta biết, để chúng ta tu tập. Trước khi dứt lời Thầy để
dành ba câu hỏi cho qúy vị, có thắc mắc gì vế Pháp thoại hôm nay, và bây giờ
xin mời qúy vị.
Nam Mô A Di Đà Phật,
(Đại chúng
cho ý kiến và hồi hướng)
Thầy Trừng Sỹ Giảng về "Cảm nhận sự sống và nhận diện sự chết" tại Chùa Linh Nghĩa vào ngày Chung Thất của Cố Hòa Thượng Thích Như Tịnh
(Xin bấm vào nghe MP3)
(Xin bấm vào nghe MP3)
(Xin bấm vào nghe MP3)
Xin bấm vào link xem thêm trang Web những bài Pháp thoại của Thầy Trừng Sỹ giảng
(Please click to see more Dharma Talks preached by Ven. Thich Trung Sy )