Thầy Trừng Sỹ Giảng về
"Sự Lễ Lạy trong Đạo Phật"
tại Chùa Thiên Lộc.
Nam Mô Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật!
Bây giờ đến
nghe Pháp và nói Pháp nha. Trước khi nói Pháp, lời nói đầu tiên Thầy xin kính
chúc Thầy Tâm Cang và đại chúng, qúy Phật tử hiện diện nơi Đạo Tràng Chùa Thiên
Lộc, thân tâm thường an lạc.
Nam Mô A
Di Đà Phật!
Kính thưa
toàn thể qúy Phật tử, đây là một duyên lành lớn cho qúy vị. Hồi đó đến giờ, qúy
vị cũng rất khao khát nghe Pháp nhưng mà chưa có dịp để nghe Pháp. Thầy chưa có
dịp để nói Pháp, hôm nay có duyên lành nên Thầy cũng nhận lời mời của Thầy Tâm
Cang.
Từ lâu
nay, hồi đó đến giờ, Thầy đi giảng ở các đạo tràng xa, và gần cũng có, ở trong
nước và ngoài nước cũng có. Nhưng hôm nay có duyên lành, Thầy hoan hỷ quang lâm
để bố thí cho đạo tràng Chùa Thiên Lộc của chúng ta. (10:00)
Nơi đây là
nơi của các vị Tổ từ xưa cho tới nay đã trên hàng 100 năm, và kế thừa tiếp nối
rất nhiều thế hệ của qúy Thầy, qúy Tổ, cho nên hôm nay con về đây con cũng dự
kiến được, ngôi Chùa của Tổ đình Thiên Lộc và được các vị Tổ trong hiện tại, cũng
như trong qúa khứ và tiếp tục trong tương lai để tiếp nối rất ý nghĩa và rất là
mầu nhiệm.
Hôm nay,
Thầy nhận lời mời của Thầy Tâm Cang cùng qúy Phật tử có đạo tâm nghe Pháp thì
Thầy về đây nói một bài Pháp thoại cho qúy vị nghe. Pháp thoại hôm nay Thầy hướng
dẫn cho qúy Phật tử là “Sự Lễ Lạy trong Đạo Phật”, Thầy sẽ hướng dẫn từng bước một.
Như hồi đó đến giờ, mình đi Chùa, mình là Phật tử,
nhưng mà nhiều khi mình không biết cái lễ Phật ra sao hoặc cách lạy Phật ra sao?
Cho nên, như vậy thì rất là uổng phí đi. Nếu như mình học được thì luôn luôn đi
với cái tu, và cái tu đi với cái học. Hai cái này đi đôi với nhau, thì bấy giờ
hai cái điều này được thực tập mới ngon lành.
Như qúy vị
biết đó, từ hồi nhỏ mình đi học thấy ở trường người ta thường để chữ là ‘Tiên học lễ, hậu học văn’. Qúy vị
thấy đó, ngay cả trường bên ngoài, lúc mình còn nhỏ hay lớn họ đều để trước cổng
trường câu này ‘Tiên học lễ, hậu học văn’.
Có nghĩa
là trước mình phải học cái lễ nghĩa của Thầy và trò, cái lễ nghĩa của Thầy Cô,
cái lễ nghĩa của Thầy Cô và trò, và giữa học sinh với học sinh. Qúy vị thấy ‘Tiên
học lễ’, nghĩa là mình thấy nhau là chào Thầy Cô như thế nào, và các bạn với
nhau, đó là ở bên ngoài.
‘Tiên học lễ, hậu học văn’, có nghĩa
là trước mình học cái nghi lễ rồi, sau đó mình mới học cái văn, là văn chương
chữ nghĩa, các trường bên ngoài là người
ta làm như vậy đó. Qúy vị thấy như vậy đó.
Còn đối với
trong Chùa mình, như qúy vị biết đó, lễ trong Chùa có nhgĩa là nghi lễ. Trước
khi về Chùa thì qúy vị gặp nhau thì mình làm sao? Khi về Chùa mình chắp tay lại,
rồi mình nói ‘Nam Mô A Di Đà Phật!’
Bây giờ
Thầy mời hai vị lên đây để thực tập nha. Qúy vị chắp hai tay lại với nhau theo
thế Thiếu Lâm Tự (Xạ Lị) nha. Hai tay chắp vào với nhau đừng để xòe ra, hình như
búp sen, và cũng không đưa lên gần miệng, mình để ngay ngang tim mình. Khi mình
gặp nhau cuối xuống, thân và tay mình cũng xá cùng một lúc, chứ đừng để tay xá
xuống trước, thân và tâm đều xá luôn.
(Đại chúng
thực tập cách xá với nhau…)
Như qúy vị
biết đó, thân và tâm mình đi cùng với nhau. Khi mình về Chùa là mình học lễ trước.
Cách chào ra sao là mình học trước. Thay vì ở trong Chùa thì mình chắp tay chào
nhau ‘Nam Mô A Di Đà Phật!’, còn ngoài đời tiếng Anh thì mình nói ‘Good
morning!’ ‘How are you!’ Cũng vậy, nếu ngoài đời thay vì niệm ‘Nam Mô A Di Đà
Phật!’ thì mình hỏi ‘Bác có khỏe không?’ hay ‘Anh có khỏe không?’
Và khi chắp
tay phải để tay nó đứng lên, bây giờ qúy
vị chắp tay lại và đọc theo Thầy nha:
“Sen búp xin tặng Thầy,
Một vị Phật tương lai”.
Rồi qúy vị
xá xuống, và bây giờ cũng câu đó mà mình đổi lại nha:
“Sen búp xin tặng người,
Một vị Phật tương lai”.
Rồi qúy vị
xá xuống, nhưng qúy vị xá xuống thì đồng thời thân và tâm cũng đều đi theo nha.
Nếu mình không học đó, thì tay mình xá xuống mà thân mình cứng ngắc thôi.
Cho nên,
để Thầy nói về cách xá cho qúy vị biết. Khi mình đi về Chùa thì mình xem Đức Phật
như là bậc Thầy dẫn đường, một đạo Sư tâm linh. Cho nên, qúy vị về Chùa đừng
xem Vị Phật như Ông Thần nha.(17:00)
Mình đối
với Đức Phật mình thành tâm, Đức Phật bên ngoài đồng thời ở trong tâm. Do đó, mình
lễ Phật là mình có cái tâm, cái tâm là mình phải có tấm lòng, mà có hai cái đó
thì mình lạy Phật mới có ý nghĩa. Cho nên khi xá là qúy vị phải xá cả thân mình,
tâm, đầu mình cúi xuống như vậy đó.
(Thầy dạy
cho đại chúng cách xá với nhau)
Thầy mà hướng
dẫn các người nước ngoài, họ thực tập nhiều lắm, họ không thực hành thì thôi,
chứ đến khi họ thực tập rồi thì rất là dễ thương. Họ thực tập nếu lần thứ nhất
không được thì lần thứ hai không được, thì Thầy hướng dẫn cho họ lần thứ ba tập
lại. Họ thực tập rất là thuận thành, họ không tu thì thôi, nhưng đến khi tu thì
tu ngon lành lắm.
Cho nên,
mình là Phật tử thì mình gặp nhau là mình xá với nhau như vậy đó. Thay vì mình
nói, ‘dạ chào Bác, chào Cô’ v.vv thì mình nói ‘Nam Mô A Di Đà Phật!’ Do đó, qúy
vị thực tập như vậy đó.
(Thầy hướng
dẫn cho đại chúng cách xá với nhau tiếp)
(Đại chúng
vỗ tay…)
Như vậy,
khi mình về Chùa mình thắp cây hương thì mình lễ Phật. Như hồi nãy Thầy nói đó,
là chữ lễ là luôn luôn đi chung với chữ tâm, bắt đầu có sự cung kính, co sự thành
tâm. Khi mình đứng trước Đức Phật, mình
chắp tay lại, thì khi qúy vị về Chùa là phải nhớ thành tâm lạy cho đàng hoàng.
Sau đó, qúy vị xá xuống một cái, khi mình xá Phật thì qúy vị phải nhớ thân và tâm
đều xá xuống. Mình phải thành tâm như vậy đó, qúy vị để ý xem có người ra trước
điện Mẹ Hiền Quán Thế Âm mà họ chỉ để tay xá xá mà không cung kính gì hết.
Cho nên,
nếu mà mình xá xá như vậy mà quay vào phim ảnh thì trông kỳ lắm. Qúy vị có thấy
những người làm như vậy không?
(Thầy hướng
dẫn đại chúng cách xá và lạy)
Qúy vị phải
xá trước ba lần và rồi lạy xuống trước Đức Phật hay Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm, như
vậy mới có ý nghĩa. Qúy vị thấy đơn giản mà rất là hay.
(Đại chúng
vỗ tay)
Thầy chỉ
cho qúy vị những nét căn bản, và đơn giản như vậy thôi, để qúy vị biết chứ nếu
mà Thầy hướng dẫn cao mà qúy vị lại không hiểu gì hết thì uổng đi.
Cho nên,
khi qúy vị về Chùa tu học, hồi đó đến giờ mấy chục năm rồi, ‘dạ không giấu diếm
gì đi được 20 năm rồi đó’, mà hỏi xá Phật ra sao, mà mình không biết. Còn có
người mới đi thôi mà họ bào mình nhìn cách họ xá.
Cho nên,
nếu mình đi chùa nhiều năm mà không biết, thì không có ý nghĩa. Qúy vị nhớ xá
Phật hay Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm là mình xá một hướng và thành tâm.
Do đó, nếu
qúy vị làm được như vậy thì tâm mình thành, có lòng cung kính, thì lúc bấy giờ
Đức Phật chứng minh tấm lòng thành của chúng con.
Bây giờ,
qúy vị chắp tay lại đứng trước Phật tiền hay Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm. Ngày 19/2
này là vía Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm, thì mỗi chúng ta là một đức Mẹ Hiền Quán Thế
Âm, thì khi chúng ta về Chùa này hay chỗ khác cũng vậy, thì mình thành tâm chắp
tay cầu nguyện. Bây giờ, qúy vị hãy chắp tay lại đọc theo Thầy nha:
“Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô Đức Mẹ Hiền Quán
Thế Âm!
Kính bạch Đức Thế Tôn!
Kính bạch Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm!
Hôm nay là ngày… đủ duyên
lành, chúng con về Chùa Thiên Lộc. Tên của chúng con là…pháp danh là… qùy trước
Phật tiền, ngưỡng mong Đức Phật, từ bi gia hộ cho con, cho người thân quyến thuộc
của con, nội ngoại hai bên, người sống được vui, kẻ mất được sanh về thế giới
an lành.
Kính ngưỡng Đức Phật, từ
bi gia hộ cho chúng con thắp nén hương lòng, thành tâm kính lễ.”
Bây giờ qúy
vị xá xuống, lạy xuống 1 cái nha. Chút nữa Thầy hướng dẫn thêm cách lạy, và để
cho qúy vị xem nữa nha. Và qúy vị nhớ cầu nguyện là cho hai bên nội ngoại luôn
nha. Chứ nhiều khi qúy vị không thích bên kia rồi chỉ lo cho bên mình thôi. Hoặc
bà lo bên bà, ông lo bên ông như vậy là không có được.
Mình phải
cầu nguyện luôn cho cả hai bên, người sống được khoẻ mạnh, an vui và khi ra đi
rồi thì nhẹ nhàng siêu thoát về thế giới của Đức Phật A Di Đà. Qúy vị nhớ rõ hết
chưa? Cho nên, qúy vị mà cầu nguyện thì hãy đem hết tấm lòng cầu nguyện được như
vậy, thì mới có ý nghĩa.
Trước là
qúy vị phài học lễ, ngay môi trường ở tại nhà Chùa, thì qúy vị học cách xá chào,
giữa hai người đối với nhau. Thì mình nói như thế này, qúy vị đọc theo Thầy
nha:
“Sen búp xin tặng Thầy,
Một vị Phật tương lai.”
Còn đối với
Phật tử với nhau, qúy vị sẽ theo cách văn hóa của người Đông Phương thì qúy vị
nói là:
“Sen búp xin tặng người,
Một vị Phật tương lai.”
Người là
chỉ cho người đối diện với ngôi thứ hai. Đó là người đối phương của mình, hai
người xá chào với nhau. Hoặc tùy theo thay vì mình nói “Sen búp xin tặng người, thì mình
có thể nói “Sen búp xin tặng Momy,(hay Bác,chú…) Đó là sen búp thì qúy vị phải làm như vậy đó.
Khi mình
chắp tay thì mình chắp giống như búp sen, rất là đẹp, như qúy vị thấy đó. Cho nên,
mình là Phật tử mình phải nắm và biết được cách xá, chào nhau như vậy đó.
Khi mà qúy
vị thành tâm và cung kính rồi đó, qúy vị thường thường tụng kinh thì cuối thời
Kinh có bài 10 Nguyện Phổ Hiền là: ‘Nhất giả lễ kính Chư Phật’(Một là thành tâm cung kính Đức Phât.)
Cho nên,
mình cung kính Đức Phật ở ngoài rồi, đồng thời mình thành tâm cung kính đức Phật
ở trong tâm. Để chút nữa Thầy sẽ giảng thích thế nào Phật ở trong tâm. Qúy vị đi
về Chùa mà làm được như vậy thì rất là có ý nghĩa trong cái cách lễ.
Bây giờ,
‘lễ’ là chữ thứ nhất rồi đến chữ thứ hai là ‘lạy’, khi mà cái lạy là luôn luôn đi
với cái lễ. Trong cái lạy nó có cái lễ, mà trong cái lễ nó có cái lạy.
Mình về
Chùa lạy Phật như thế nào? Bây giờ, Thầy hướng dẫn cho qúy vị cách lạy nha. Khi
mà vị Thầy chủ trì hay vi Phật tử mà nhập tiếng chuông thứ nhất, thì qúy vị chắp
tay để giữa ngang hai con mắt mình đó, rồi khi Thầy thỉnh tiếng chuông là qúy vị
lạy xuống.
Khi lạy là
mình phải đứng yên một chỗ, không được nhít hay lắc qua bên này hoặc bên kia.
Khi mình lạy xuống, đầu chạm đất rồi hai tay mình lật ngửa ra. Năm vóc sát đất,
năm vóc là chỉ cho đầu, hai tay, hai chân, có nghĩa là cả toàn thân và tâm sát
xuống đất.
Bây giờ
Thầy nhập tiếng chuông, thỉnh tiếng chuông, qúy vị lạy xuống cho Thầy xem nha. Qúy
vị nhớ là mình là người có tu thì mình phải thực tập. Khi mà lạy thì qúy vị nhớ
lạy xuống không nên đứng lên liền, như vậy như người ta nói là người này giã gạo.
Hoặc là người này chưa đứng lên, mà người kia đã đứng lên rồi, như vậy không có
đều và không phải là đạo tràng tu học.
Nếu mình
lạy như vậy thì người ta nói đạo tràng này chưa học nghi lễ của nhà Chùa trước.
Cho nên, mình nghe nhập tiếng chuông, thì qúy vị thành tâm lạy xuống, mà khi xuống
rồi thì mình niệm Phật bằng hơi thở không ra tiếng gió. Tuy nhiên, có người lạy
xuống mà ra vẻ mình có thực tập thì thở ra hay hít vào cho người xung quanh
nghe, như vậy thì không được.
Khi qúy vị
lạy xuống thì thở ra hay hít vào mình cũng niệm ‘Nam Mô A Di Đà Phật!’ khoảng
ba lần như vậy. Rồi khi nghe nhập tiếng chuông là đạo tràng chúng ta cùng đứng
dậy răm rắp hết. Đó là phần lý thuyết bây giờ Thầy hướng dẫn cho qúy vị thực hành.
Khi nghe Thầy rịt tiếng chuông thì đồng đứng dậy nha. Bây giờ Thầy thỉnh tiếng
chuông, qúy vị giữ im lặng, không nói gi hết, giữ thân tâm mình thật thanh tịnh,
khi lạy xuống hai bàn tay mình ngửa ra. Qúy vị nhớ lạy xuống thì thở ra hay hít vào mình cũng niệm ‘Nam Mô A Di Đà
Phật!’ khoảng ba lần như vậy.
Như vậy,
thứ nhất mình mới tỏ được tấm lòng thành của mình và thứ hai là thoải mái. Bây
giờ mình bắt đầu thực tập lạy nha.
(Thầy thỉnh
chuông và nhập chuông 2 lần cho đạo tràng thực tập lạy…)
Lần thứ
nhất qúy vị được 40%, lần thứ hai được 60%, qúy vị nhớ khi lạy xuống thì cái mông
mình phải thấp xuống nữa nha. Chứ qúy vị đừng nói ‘dạ em đau chân quá nên qúy vị
chổng lên, thì không được. Khi mình lạy xuống thì thân mình đều thấp xuống luôn.
(Thầy thỉnh
chuông và nhập chuông lần thứ ba cho đạo tràng thực tập lạy…)
Kỳ thứ ba
này đạo tràng được 80% rồi đó, cho Đạo Tràng một tràng pháo tay.
(Đại chúng
vỗ tay…)
Bây giờ,
mời đạo tràng chúng ta ngồi xuống và Thầy giảng tiếp. Qúy vị lạy như vậy trông
đều, nên để cho quay phim nhiếp ảnh chụp hình hay quay vào phim sẽ thấy rất là
trang nghiêm và rất là đẹp. Cho nên, khi
vào phim ảnh thì mình không thấy người ngóc lên, người ngóc xuống. Mà đạo tràng
mình có tu có học, nên mình lạy đâu thì thành tâm đó.
Trong khi
lạy qúy vị nhớ như Thầy đã hướng dẫn hồi nãy đó. Qúy vị nhớ lạy
xuống thì thở ra hay hít vào mình cũng niệm ‘Nam Mô A Di Đà Phật!’ khoảng ba lần
như vậy. Sau đó, qúy vị đứng lên. Bây giờ, Thầy dạy cách rịt (nhập) tiếng chuông
và làm cho qúy vị xem nha.
Và qúy vị
nhớ mình chỉ đứng một chỗ thôi, không bước tới, cũng không bước lui nha. Qúy vị
thấy các Thầy tuy đắp y mà lạy vẫn ngon lành, không bị vướng. Bây giờ, qúy vị đã
nắm chắc về vấn đề lễ lạy, xá chào hết rồi.
Các điều
này rất là căn bản, cho nên từ nay về sau, qúy vị có đi về Chùa hoặc là ở nhà cũng
vậy. Qúy vị biết đời sống mình chỉ có 100 năm thôi, mà bây giờ tính đi tính lại,
mình chỉ còn 20 hay 10 năm thôi. Có người thì còn khoảng 40 năm, 50 nămhay 60 năm.
Cho nên, dù mình làm gì thì làm, mỗi buổi sáng qúy vị sau khi thức dậy, sinh hoạt
cá nhân xong rồi. cho dù ở ngoài xã hội hay ở trong nhà mình làm gì thi làm nhưng
mỗi chúng ta hãy tu tập cho chính mình. Mỗi buổi sáng qúy vị thấp cây hương, và
phải để cây hương đứng thẳng, sau đó, qúy vị đảnh lễ như Thầy nói hồi nãy đó.
“Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô Đức Mẹ Hiền Quán
Thế Âm!
Kính bạch Đức Thế Tôn!
Kính bạch Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm!
Hôm nay là ngày… đủ duyên
lành, chúng con tại tư gia. Tên của chúng con là…pháp danh là… qùy trước Phật
tiền chúng con thắp nén hương lòng, thành tâm kính lễ, ngưỡng mong Tam Bảo (Phật,Pháp,
Tăng) từ bi gia hộ cho con, cho người thân quyến thuộc của con được an vui hạnh
phúc những người nào đã ra đi thì được nhẹ nhàng và được sanh về thế giới an
lành. ”
Qúy vị thành
tâm cầu nguyện như vậy đó. Cho nên, 7 giờ sáng đi làm đi đến nơi về tới chốn,
phải có chánh niệm, không vượt đèn đỏ. Khi đèn đỏ có lên là mình biết, vì mình
là người Phật tử có tu tập, cho nên đèn đỏ là mình biết ngừng lại. Trong khoảng
30 giây hay 1 phút, thì qúy vị ngừng xe lại niệm ‘Nam Mô A Di Đà Phật!’ Qúy vị
hiểu nắm được chưa?
Qúy vị thấy
thoải mái và áp dụng vào cuộc sống. Mình là người Phật tử có tu tập, cho nên đèn
đỏ là mình biết ngừng lại, nghĩa là mình góp phần cho xã hội. Tuy đơn giản mà
an toàn trên xa lộ.
Nếu mà đúng
ngày vía Quán Thế Âm gặp đèn đỏ là mình ngừng lại rồi niệm ‘Nam Mô Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm!’ Cho nên, dừng đèn đỏ mình thư giãn thoải mái là mình ngừng lại
và niệm ba lần như vậy, thở vào thở ra ba lần một cách thoải mái, nhẹ nhàng. Qúy
vị thực tập được không?
Do đó, không phải trong chùa mình mới tu, mà đi trên con đường
mình cũng vẫn tu, về nhà, bất cứ chỗ nào mình cũng tu tập được. Qúy vị làm đơn
giản như vậy, nhưng mang ý nghĩa trong cuôc sống. Cho nên đạo Phật không cò xa vời mà rất là thiết
thực trong cuộc sống hiện hại. Cho nên qúy vị tập được như vậy thì rất là có ý
nghĩa.
Mỗi sáng, qúy vị thắp cây hương, đặc biệt thay vì qúy vị uống
nước trà trước thì nên thay nước trà hay nước trong trên bàn thờ Ông Bà Tổ Tiên.
Hồi xưa, qúy Thầy còn làm điệu, chú tiểu với Sư Ông mới viên tịch đó (Ngài vừa viên
tịch 12 g trưa, giờ Ngọ Mùng Một Tết Qúy Tỵ, và 49 ngày là Lễ Chung Thất nhằm vào
ngày vía Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm), thì ngày xưa Thầy và Thầy Tâm Cang cũng là
tu với Sư Ông từ nhỏ đó. Lúc đó, sáng dậy Sư Ông thường dạy là ‘Các con làm gì thì làm nhưng hương linh là hương linh chung, là những
người Phật tử có công đóng góp cho Tam Bảo, trong đó có Ông Bà Tổ tiên của gia
đình mình. Mỗi buổi sáng, thay vì mình uống nước trà trước thì mình nên rót một
tách nước trà trên dâng lên Ông Bà. Còn đối với bàn thờ Phật thì mình thay nước
trong.’
Qúy vị khi thay nước thì mình nên niệm ‘Nam Mô Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật! con xin thay ly nước này để dâng lên Đức Phật, còn nước hôm qua
cho con dùng.’
Trước khi
mình uống, nếu người nào có bệnh thì nên niệm ‘Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương
Phật!’ Như vậy, mình cầu nguyện Đức Phật Dược Sư gia hộ cho mình, và mình có tấm
lòng thành nên đi đâu Phật cũng gia hộ.
Cho nên,
mình cúng chén trà cho Ông Bà xong thì mình lạy ba lạy đàng hoàng, chậm rãi. Qúy
bác, qúy cô, các em cũng vậy tu tập ngay từ lúc còn nhỏ. Chứ không phải để lúc
mình già rồi thấy người khác, hay thấy bạn mình đi Chùa nhiều, hoặc thấy người
kia đi Chùa rồi mình bắt chước. Điều đó cũng chấp nhận được nhưng mà mình phải
thực tập từ khi mình bước vào Chùa, từ khi mình bắt đầu trưởng thành, từ khi mình
bắt đầu hiểu được lời dạy của Đức Phật, lời dạy của qúy Thầy.
Qúy vị rót
một tách trà hay nước trong, qúy vị lạy ba lạy tại bàn thờ Phật hay bàn thờ Ông
Bà cũng vậy. Còn trên bàn thờ Phật, qúy vị nhớ thay bình hoa đẹp nha. Nếu hoa
thiệt mà héo thì qúy vị phải thay hoa, còn hoa giả thì qúy vị nhớ mà lau.
Mỗi buổi
sáng, thì qúy vị nhớ lạy ba lạy bàn thờ Phật, còn nếu chưa có bàn thờ Phật thì
mình đến bàn thờ Ông Bà Tổ Tiên, lạy xuống ba lạy. Rồi khi lạy xong rồi mình cầu
nguyện cho Ông bà nội ngoại hai bên.
Mình là
Phật tử rồi, mình có Pháp danh rồi, mình đi về Chùa rồi, khi hiểu được đạo rồi,
nghe Pháp rồi, nghe qúy Thầy hướng dẫn rồi, và khi mà nghe rồi đó thì dù có lấy
người nào khác tôn giáo mình cũng không bỏ đạo Phật. Nhất là còn khi là những
người trẻ tuổi thanh thiếu niên, mà có những người khác tôn giào mà dụ mình đó
‘Em/Anh nhớ bỏ đạo Phật đi, theo đạo của tôi nè’. Nhưng mình đã là Phật tử rồi,
thì mình nói lại dù không ra tiếng nhưng trong tâm mình là ‘Nam Mô A Di Đà Phật!
Đạo của anh thì anh giữ còn đạo của em thì em giữ, nếu mình cùng chung một chí
hướng thì chủ nhật bên nhà thờ rủ đi thì chúng mình nhớ rằng bên anh/em là Phật
nên ngay mùng một, ngày rằm là nhớ ăn chay, nếu được thì tôi mới đi.’
Qúy vị biết
mình ăn chay là gieo hạt giống lành, để nuôi dưỡng từ bi, tình thương. Khi mình
ăn chay niệm Phật rồi thì qúy vị nhớ. Mình nói với người kia là ‘ngày chủ nhật
là ngày ăn chay, sám hối đó, nếu em/anh mà không đi với tôi thì chia tay thôi.’
Mình là
Phật tử hiểu rõ Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng. Bảo là qúy báu. Qúy báu vật chất của
thế gian, còn đây klà qúy báu trong đời sống tâm linh. Cho nên, người nào thực
tập thì người đó mới có an lạc.
Khi là mình
đã qúy báu rồi, mình có Tam Bảo ( Ba viên ngọc qúy) rồi, thì còn những hạt kia
không phải là hạt báu, thì sao mình lại bỏ hạt qúy báu của mình. Qúy vị hiểu rõ
chưa?
Nếu ai dụ
mình ‘Thôi theo tôi đi, nếu đời sống đủ duyên với nhau thì tôi cho vài hạt giống’,
rồi từ từ mình mà theo là mình không hiểu được đạo Phật nữa. Mình không có biết
Ông Bà Tổ Tiên của mình, và Bà Tổ Tiên của mình mà mình không thờ không kính, mà
mình đi thờ cái gì đâu thôi.
Cho nên,
làm gì thì làm, hay ở đâu cũng thì qúy vị nhớ Bà Tổ Tiên của mình, nhớ thờ Phật,
mà thờ Ông Bà Tổ Tiên, cũng là thờ Cha Mẹ cũng chính là Phật.
(Đại chúng
vỗ tay…)
Cho nên,
mình là Phật tử rồi. Qúy vị thấy ca dao tục ngữ có câu , bây giờ qúy vị đọc theo Thầy nha:
“Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững
như kiềng ba chân.”
(Đại chúng
vỗ tay…)
Mình là đạo
Phật, thì ba chân chính là ba viên ngọc qúy-Tam Bảo. Đó là Ba Ngôi Báu, Phật,
Pháp, Tăng. Kiềng ba chân mà bị mất một chân thì như cái ghế có hai chân thì nó
sẽ ngã. Nếu nó thiếu bên chân phải thì nó sẽ ngã về phía bên phải, còn nếu nó
thiếu bên chân trái thì nó sẽ ngã về phía bên trái. Cho nên, bên phải, bên trái
đều phải đủ ba chân.
Qúy vị chú
ý nha, như Chùa Thiên Lộc nhờ đức độ của Hòa Thượng khai sơn của cá vị Tổ truyền
thừa cho đến vị Hòa Thượng Thượng Như Hạ Pháp mà nhờ đức độ của Ngài mà truyền
cho đến hôm nay.
Trong khoảng
thời gian này, Phật, Pháp, Tăng, nếu vắng một người thì qúy vị không có được tu
học như vậy. Qúy vị thấy điều này rất đơn giản mà rất là hay. Do đó, nơi nào cũng
vậy cần phải có một vị Thầy, môt Sư Cô. Dù chỗ nào đi nữa cũng cần có một vị Thầy,
Sư Cô để hướng dẫn Phật, Pháp, Tăng cho qúy vị. Cho nên, ba Ngôi Báu như cái đỉnh
đứng ba chân.
Cho nên,
mình về Chùa để học được, hiểu được cách lễ Phật, lạy Phật, lời dạy của Đức Phật.
Khi trong gia đình mình có người ra đi nhẹ nhàng rồi đó, thì sẽ có một vị Thầy
sẽ hướng dẫn đời sống tâm linh cho người thân của mình, cho nên gia đình của mình
sống cũng rất là nhẹ nhàng, qúy vị hiểu rõ chưa?
Do đó, Phật,
Pháp, Tăng là phải có đầy đủ như vậy đó. Hiểu được như vậy, thì các bạn trẻ đi
học ở tại địa phương mình, cũng như ở phương xa, mà các bạn khác tôn giáo, không
phải đạo Phật mà có dụ dỗ mình theo. Nếu họ có dụ mình thì mình sẽ nói lại ‘Không
em/anh đã theo Phật rồi nếu mình cùng chung một chí
hướng thì chủ nhật bên nhà thờ rủ đi thì chúng mình nhớ rằng bên anh/em là Phật
nên ngày mùng một, ngày rằm hay ngày sám hối là nhớ ăn chay, lạy Phật, nếu được
thì tôi mới đi.’
Qúy vị phải
nắm được yếu tố như vậy, cho nên mình không bao giờ bỏ đạo của mình. Đạo của mình
là đạo Ông Bà, cho nên mình phải giữ đạo của mình. Qúy vị thấy đó, tuy rất là đơn
giản, nhưng qúy vị ứng dụng trong cuộc sống thì rất là có ý nghĩa.
Còn tuy mình
là Phật tử mà ai hỏi tới ‘Bác đi Chùa lâu
chưa? Còn con cháu Bá thì sao?’ Rồi mình trả lời ‘Dạ, vì mấy tụi nó đi học phương
xa đó, rồi đứa này đứa kia rủ đi đâu đó, nó chẳng chịu lạy Ông Bà gì hết đó. Thì
điều đó rất là uổng.
Cho nên,
mình là người Phật tử, dù thế nào đi nữa mình cũng phải giữ đạo gốc của mình, đạo
Ông Bà của mình là đạo thờ cúng Tổ Tiên của mình. Giữ được đạo Phật của mình, lúc
đó thi họ không làm gì mình được cả.
Do đó, mình
phải nhớ điều đó thì mình sống rất là an lạc. Hồi nãy Thầy nói ‘lễ lạy Phật’,
‘lễ lạy’ Thầy giảng rồi. Bây giờ, tiếp theo là Phật nha.
Hồi đó đến
giờ đi Chùa, qúy vị biết chữ Phật là gì?
Ví dụ:
trong gia đình, hay các bạn cùng đạo hay khác đạo thấy mình đi Chùa nhiều, rồi
hỏi qúy vị ‘Phật là gì?’ Qúy vị trả lời là sao?
(Thầy Trừng
Sỹ hỏi đại chúng về Phật và qúy Phật tử trả lời…)
Phật tử
trả lời:
-Phật là
tánh của mình.
-Phật là
tánh giác ngộ.
-Phật là
bậc tỉnh thức vẹn toàn.
(Đạo tràng
vỗ tay…)
Như qúy vị
biết, chúng ta trả lời nhieêu khía cạnh, nhưng ai trả lời cũng đúng hết đó.
Vị Phật tử
thứ nhất trả lời: Phật là tánh, có nghĩa là cái tâm, Vị Phật tử thứ hai trả lời:
Phật là tánh giác ngộ. Vị Phật tử thứ hai trả lời:-Phật là bậc tỉnh thức vẹn toàn.
Bây giờ,
Thầy giảng thêm sau này là học giáo lý đàng hoàng, học xong là thi luôn. Thầy
cho khoảng 10 phút thôi để định nghĩa ‘Phật là gì?’ Lúc đó qúy vị sẽ viết ra,
Thầy sẽ chấm điểm luôn, mình có lớp học như vậy đó, thì mới sâu sắc.
Như qúy vị
thấy chữ Hán, thì qúy vị thấy bộ nhân (), chỉ cho mình, chỉ cho người, cũng là
chỉ cho tất cả mọi người. Đó là phía bên trái của chữ Phật, còn phía bên phải của
chữ Phật là có chữ Phất
Bây giờ, đến chữ Phất: 弗.
Qúy vị hồi đó đến giờ có nghe chữ âm Hán Việt, nhưng không biết
ý nghĩa của nó. Nếu mà mình không có tu học, không có đi học như bữa nay
thì sao qúy vị hiểu rõ được.
Chữ Phất, ví dụ như Thầy cầm cái chổi, như mỗi buổi
sáng Thầy hay mỗi Phật tử chúng ta thấy bàn thờ Phật hoặc bàn thờ Ông bà mà có
tàn nhang thì chúng ta làm gì?
Đại chúng trả lời: Quét.
Thầy khen đại chúng thông minh thật. Khi thấy tàn nhang rớt xuống
bàn thì mình phủi bụi. Đó là minh họa trên bàn thờ Phật, mình phủi tàn nhang.
Còn khi lá cây rớt xuống nền thì mình làm gì?
Đại chúng: Quét.
Hay qúa. Đại chúng rất là thông minh.
Khi tàn nhang rớt trên bàn thờ Phật thì mình dung chữ phủi cho
nhẹ hơn. Còn khi mà lá cây rớt trên nền xi măng hay nền đất thì chúng ta quét.
Như vậy, cái nghĩa của chữ Phất là quét và phủi.
Đó là nghĩa
đen: phủi, lau, quét …
Bây giờ là
nghĩa bóng. Như hồi nãy mình nói đó. Nhân là chỉ cho người là chỉ cho mình đó,
cũng chẳng đâu xa hết. Người là chỉ chung, là chỉ cho mình. Cho nên, khi đã chỉ
cho mình rồi thì, một ngày đêm 24 tiếng đồng hồ. Mình sống với gia đình mà mình
không có lạy Phật, không có tụng Kinh, không xá Phật, không dâng nước cúng Phật,
thì lúc bấy giờ qúy vị thấy năng lượng của mình yếu dần.
Do đó, qúy
vị thấy mỗi buổi sáng mà qúy vị được an lành từ đầu năm, giữa năm, cho đến cuối
năm mà đều được an lành từ sớm hôm. Sáng sớm mà qúy vị thấy an lành, thì trưa,
chiều đều an lành, cho nên, qúy vị gắng sáng sớm thức dậy thì niệm ‘Nam Mô A Di
Đà Phật!’ Nếu qúy vị biết rồi thì niệm Phật, còn có thể Thầy sẽ hướng dẫn qúy vị
Thiền tập hoặc qúy Thầy sẽ hướng dẫn sau.
Cho nên,
mỗi sáng sớm qúy vị niệm ít nhất là 30 lần. Qúy vị lần chuỗi tràng, có lúc mình
ra tiếng, có lúc mình không ra tiếng. Mình niệm bằng hơi thở thì mình cũng nhép
miệng, niệm bằng tâm thì niệm nào ra niệm ấy, mỗi buổi sáng qúy vị niệm như vậy
đó. Và ít nhất là 30 lần.
Qúy vị thực
tập như vậy thì năng lượg tâm linh của qúy vị sẽ được vun trồng. Cho nên, thức
dậy là qúy vị nên thực tập như vậy để con cái, chị em mình có thức dậy sau thì
mình cũng đã niệm cho chính mình và người thân, người thương của mình được an lạc
rồi.
Nhân tiện
đây, Thầy kể một câu chuyện niệm Phật cho qúy vị nghe. Như thời trước là thời
chiến tranh nên đất nước đều bất ổn, trước đó trong xóm, thanh niên, thanh nữ đi
hết rồi. Chỉ còn lại hai bác lớn tuổi thôi. Vị thứ nhất là một người niệm Phật
giỏi niệm niệm nào nhớ niệm ấy. Còn người thứ hai là một người thì niệm niệm nào
cũng quên, niệm trước nhớ niệm sau, niệm sau nhớ niệm trước, trước sau lộn hết.
Cho nên, một người có chánh niệm, còn một người không có chánh niệm.
Nên người
chánh niệm khuyên người kia là “bây giờ ông xã và mấy đứa con đi hết rồi, chỉ còn
chị và tui, mình là Phật tử rồi thì mình nên niệm Phật nha. Chúng mình cầu nguyện
Chư Phật gia hộ ‘điều lành sẽ đến còn điều dữ thì đưa đi’, mình nhớ niệm Phật
‘Nam Mô A Di Đà Phật!’ rõ ràng.”
Hai Bác này
rất là thành tâm, cho nên một Bác nói tiếp ‘dù có tiếng đạn, tiếng súng nổ ở nơi
khác có nổ tới, vì mình biết đời là vô thường, thì vô thường cũng sẽ tới, cho nên
dù mình làm gì thì làm, nhưng mình vẫn niệm Phật nha. Mình nguyện cầu Phật gia
hộ cho mình, mình tu nhân tốt thì chắc chắn quả tốt sẽ tới.’
Thế là
hai Bác đều cùng nhau niệm Phật ‘Nam Mô A Di Đà Phật!’ Ai đi thì đi còn hai bác
già ở lại giữ nhà của mình nên hai bác cứ niệm Phật ‘Nam Mô A Di Đà Phật!’
Bác Ba nói
với bác Bốn niệm đâu ra đó ‘Nam Mô A Di Đà Phật!’ Còn bác Bốn cũng niệm Phật
‘Nam Mô A Di Đà Phật!’ Bác Bốn cũng nghe lời bác Ba. Nhưng khi bom nổ cái đùng,
bác Bốn vừa niệm Phật ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ vừa nói ‘bom
nổ đâu đừng có nổ đây’. Như qúy vị thấy đó, bác Bốn bị mất chánh niệm.
Bác Ba
nghe vậy nói ‘nếu bom nổ ở đâu kệ nó chứ, sợ gì nữa mà xin nổ xa xa, nhưng mình
là Phật tử rồi thì mình gieo nhân lành thì chắc chắn sẽ được quả lành, nếu mình
gieo nhân bất thiện thì chắc chắn sẽ nhận quả bất thiện. Thôi bây giờ cố gắng
niệm đi nha.’ Bác Bốn cũng nghe lời bác Ba nên cũng niệm Phật, nhưng vừa niệm
Phật thì khoảng 2 cây số có trái bom nổ cái đùng, thì bác Bốn sợ quá nên vừa niệm
‘Nam Mô A Di Đà Phật’ ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ vừa nói ‘bom nổ đây đừng có nổ đâu.’
(Đại chúng
cười…)
Như qúy vị
thấy đó. Cho nên, ở đây nhắc cho qúy vị biết là, mình niệm Phật mình phải có chánh
niệm, mình niệm đâu đều rõ ràng từng niệm. Ví dụ như bà mẹ đang niệm Phật ở nhà
trên, mà ở nhà dưới có con mèo đi nó làm cái nấp vung rơi kêu cái rổn. Bà má đang
niệm Phật ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ vừa nói ‘con ơi con, coi
chừng con mèo nó ăn hết cháo nha con.’
Qúy vị thấy
đó, trước khi mình niệm Phật là mình phải kiểm soát cho kỹ lưỡng các đồ vật đậy
đâu vào đó hết. Chứ còn mình đang niệm Phật ngon lành, mà con mèo làm cái rổn
như vậy, mà mình đã mất chánh niệm rồi. Mình đang niệm Phật, mà mình nghe cái
tiếng rổn là bị tạp niệm xen vào.
Do đó,
khi qúy vị niệm Phật thì dù qúy vị làm gì thì làm nhưng qúy vị phải có chánh niệm,
niệm đâu ra đó, thì qúy vị niệm Phật mới ngon lành. Khi mà qúy vị làm được như
vậy thì tâm mình được an lành.
Mỗi sáng
mà qúy vị lễ, lạy Phật và Ông Bà ba lần như vậy là sẽ được an lành. Một ngày an
lành buổi sáng rồi, trưa mình cũng an lành, tối mình cũng an lành.
Quan trọng
ở điểm này là khi mình bắt đầu đi làm đó. Qúy vị biết rằng khi lên xe, cho xe nổ
máy, trước khi mình đi mình nên để ít nhất là 1 phút, thứ nhất là cho xe nóng máy,
thứ hai là mình thực tập niệm Phật ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ ‘Nam Mô Đức Mẹ Hiền Quán
Thế Âm’, hôm nay lúc bảy giờ, cầu nguyện Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm gia hộ cho con
đi đến nơi
về tới chốn. Như hồi nãy mình niệm ‘điều
lành sẽ đến còn điều bất lành thì đưa đi’.
Cho nên,
qúy vị thực tập được như vậy đó, thì qúy vị sẽ được rất là an lành, đi đâu cũng
vậy, và làm cái gì cũng vậy, rất là thoải mái, rất là an lành. Khi mà qúy vị đã
biết được ý nghĩa thuần thục rồi đó. Thì chữ Nhân thì chỉ cho mình, còn chữ Phất là mỗi buổi sáng qúy vị thực tập đời sống hàng
ngày hàng giờ.
Qúy vị thực
tập như vậy, thì nghĩa chữ Phất là quét bụi tham. bụi sân, si bụi phiền não đó.
Còn đối với người thương của mình, thì mình nói sao cho có ý nghĩa, nói sao cho
hay, để cho người đối phương trong gia đình nghe được mát lòng.
Còn qúy vị
mà không có cái an lạc ở trong tâm rồi, thì qúy vị nói những lời không dễ thương.
Cho nên, người Phật tử là mình phải thực tập được như vậy, hiểu được như vậy,
cho nên mình rất là an lạc. Cho nên, qúy vị thấy chữ Phất nghĩa là quét, là phủi bụi, nghĩa ở đây là bụi phiền
não. Bụi ở đây không có hình tướng, còn bụi, lá cây bên ngoài có hình tướng.
Nhưng bụi
này nhờ do mình tu tập, do mình thực hành, thì bụi này mới hết. Như mình là Phật
tử thì mình phải nhớ điều tỉnh thức thứ nhất là không được sát hại chúng sinh,
nhưng khi ngày qúy vị ăn mặn mà qúy vị
mua gà vịt về để dớt, xơi thịt nó thì nguy hiểm lắm đó.
Như qúy vị
biết như vậy là vòng hào quang trên đầu của mình đó sẽ giảm đi. Như hồi xưa,
mình học vật lý đó thì trên đầu mỗi người chúng ta đều có vòng hào quang, mà
người Phật tử có tu, có niệm Phật thì mình thấy gương mặt người đó sáng lên, tướng
hảo hay đẹp trai. Còn người nào không có tu, thực tập, không ứng dụng tam quy,
ngũ giới đó, ba nơi nương tựa và 5 điều tỉnh thức, thì khuôn mặt người đó không
được sáng sủa.
Để khi nào
có thời gian Thầy sẽ nói thêm về 5 giới, là 5 điều tỉnh thức cho qúy vị sau. Như
giới thứ hai là không được trộm cắp, như những người ăn trộm khi bị bắt được thì
thấy họ nhớt nhác. Còn những người làm đồ tể (giết heo, giết gà v.v…) thì thấy
họ rất là đen, rất dễ sợ không dám đến gần.
Các bác,
các cô, các chú mà có tu tập ngon lành là tỏa ra ánh sáng từ bi, ánh sáng tình
thương, ánh sáng trong lành, cho nên mình dễ gần gũi, mình thấy là muốn hỏi
thăm liền, chị khỏe không, anh khoẻ không? Hoặc dạo này anh thì sao? Còn người
mà không có tu, và làm những việc như đồ tể, những người sát sanh, thì vầng hào
quang trên mắt của họ không có, thì mình không dám nhìn, mình sẽ nhìn đi chỗ
khác.
Còn những
Phật tử mà không tu tập, hoặc lại đi làm những nghề đó thì khi giết những con vật
đó, thì thần thức hay linh hồn của con vật đó nó bám vào khuôn mặt hay nó bám vào
tâm thức của mình ngày càng nhiều, thì càng ngày càng đen, giống như miếg vải
trắng bị bụi bám vào dần dần thì cũng bị đen. Cũng vậy, những cái ác, bất thiện
mà năm tháng cứ bám vào và dính như vậy thì vòng hào quang người đó sẽ mất dần đi
và đen lần. cho nên, người đó khi mà có vô thường tới, thì khuôn mặt họ sẽ đen
sạm ngay cả còn sống mà qúy vị cũng không dám đến gần gũi họ nữa, huốn chi họ đã
ra đi.
Còn người
Phật tử tu tập ngon lành rồi, thì sống rất là an lành, còn ra đi cũng rất là an
vui. Nếu qúy vị thực tập được như vậy thì đời sống của mình rất là ý nghĩa. Đời sống của mình rất là an lành.
Cho nên,
chữ Phất bên cạnh chữ Nhân, người mà có tu tập, giác ngộ rồi thì lúc đó mới
sinh ra cái nghĩa là bậc tỉnh thức. Còn bậc Tỉnh Thức vẹn toàn là chỉ cho Đức
Thế Tôn, và bậc giác Ngộ cũng là chỉ cho Đức Thế Tôn.
Nhưng khi
mình nói đức Phật là ở trong tâm. Khi mà chúng ta có thực tập, có hành trì, thì
tâm chúng ta sáng lên, có chất liệu từ bi, có chất liệu an vui, thì lúc bấy giờ
người thân trong gia đình hay người bạn mà thấy mình là họ qúy liền.
Lúc bấy
giờ chữ Phật nghĩa là giác ngộ, và mỗi chúng ta là một đức Phật tỉnh thức, và mỗi
chúng ta là một đức Phật giác ngộ. Và từ từ chúng ta sẽ đi trên con đường an
vui. Khi mà qúy vị hiểu được như vậy rồi, qúy vị hiểu rõ được chữ Phất rồi.
Còn tiếng
Anh là Buddha, đọc là Bud-da, sau này Thầy sẽ giảng tiếng Sancrit sau. Bây giờ,
Thầy chỉ nói đến phần chữ Hán, chữ Nho thôi thì qúy vị hiểu như vậy đó.
Bây giờ,
qúy vị chắp tay đọc theo Thầy nha:
“Hương trong các loài Hoa
Không ngược bay chiều gió,
Nhưng hương người đức hạnh,
Ngược gió khắp tung bay.”
Qúy vị hiểu
rõ điều này là khi mình tu tập rồi đó, thì hương của loài hoa hương của hoa thì
gió chiều nào nó bay theo chiều đó. Còn người có tu tập thì có hương đức hạnh
thì ngược gió khắp khắp muôn phương. Điều
này có nghĩa
là cho dù gió phươg Tây cũng bay ngược qua phương Đông, phương Nam, phương Bắc,
hướng thượng và hướng hạ (hướng trên và hướng dưới), cho nên ngược gió khắp
tung bay.Qúy vị đọc tiếp nha:
“Chỉ có bậc chân nhân,
Tỏa sáng mọi phương trời.”
Chân là
chân chánh, chân thật, nhân là chỉ cho người đó. Người có chân chánh, chân thật.
Có nghĩa là người có chân thật, chân chánh, là mình có đạo đức, thì mình đi ra
thôn này, xã kia, người ta biết được mình là người có tu tập. Cho nên, gương đức
hạnh của mình của mình sáng ra. Khi mình
có hương rồi, có tu tập rồi thì hương của mình tỏa đi. Qúy vị thấy đó:
“Chỉ có bậc chân nhân,
Tỏa sáng mọi phương trời.”
Bậc chân
nhân là chỉ cho Đức Phật, cho các vị Bồ Tát như Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm, Phổ Hiền
hoặc các Thánh đệ tử của Đức Phật v.v… Nhưng chân nhân cái nghĩa bây giờ trong
cuộc sống hiện tại. Chân nhân là chỉ cho mình đó. Còn người có tu tập thì có hương đức hạnh thì hương của mình
tỏa ra.
Ví dụ,
người ta nói ‘con Ông Bảy, con Ông Tám có đạo hạnh lắm đó’, hoặc là ‘cô Tám này
có phước lắm đó, ăn ở có đức, con cháu mặc sức mà ăn (thọ hưởng).’
Qúy vị thấy
rõ như vậy đó. Bây giờ, qúy vị chắp tay đọc theo Thầy nha:
“Người
trồng cây hạnh người ơi
Ta trồng cây đức ta
vui với đời.”
Khi mà qúy
vị thực tập như vậy đó, thì qúy vị trồng được cây hạnh, cây đức, cây thiện, thì
có chất an, chất lạc trong mình rồi. Khi
mình có hạnh, có đức rồi mình làm gương cho gia đình, làm gương cho chồng, cho
vợ, cho con cái, thì chắc chắn gia đình sẽ được hạnh phúc. Qúy vị sẽ được hạnh
phúc, xóm làng được hạnh phúc thì góp phần đem lại hạnh phúc cho xã hội, cho quốc
gia và cả thế giới.
Cho nên,
qúy vị thấy rằng mỗi chúng ta là mỗi thành viên đem lại cho xã hộ hạnh phúc như
theo từng ý nghĩa này toát ra. Bây giờ, qúy vị đọc theo Thầy nha:
“Đạo Phật
đi tới đâu, là làm cho con người của mình, hiền ra và thiện ra, nếu mỗi chúng
ta có thực tập lời dạy của Đức Phật.”
Điều này
rất là đơn giản, cho nên, đạo Phật mà đi tới đâu là người dân địa phương ở nơi
đó, tâm của con người ở chỗ đó hiền ra và thiện hơn, nếu các bạn thực tập lời dạy
của Đức Phật trong đời sống hàng ngày. Cho nên, qúy vị hiểu được cái nghĩa đó,
thì mình có chất an chất lạc. Lúc bấy giờ, mình đem lại cái chất an, chất lạc
cho người thân, người thương, cho gia đình của mình. Mình đem lại cho gia đình
hạnh phúc. Một gia đình hạnh phúc, thì xã hội cũng rất là hạnh phúc, và rất là
an lạc.
Từ đây, đạo
Phật đóng góp vào cho xã hội an lành, xã hội an bình. Hòa bình cũng từ dây, an
lạc cũng từ đây, hạnh phúc cũng từ đây.
Cho nên, mình
hiểu được đạo Phật rồi, và mình là Phật tử rồi thì chúng ta luôn giữ đạo Phật của
mình, cho nên:
“Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững
như kiềng ba chân.”
Mình là
Phật tử thì luôn luôn giữ Phật, Pháp, Tăng trong tâm của chúng ta. Nếu ở đây mà không có một vị Thầy, không có một
vị Sư Cô đến đây mà hướng dẫn đời sống tâm linh của chúng ta, thì chúng ta không
có nghe được lời dạy của Đức Phật.
Qúy vị thấy
đó, nhờ có Thầy Tâm Cang ở đây, thì qúy vị mới có được đời sống tâm linh. Thầy
hướng dẫn tụng Kinh, niệm Phật và hướng dẫn nhiều bước đi nữa. Lâu lâu có vị Thầy
đến hướng dẫn như vậy, thì qúy vị tu mới thấm, càng sâu thì mình tu mới ngon lành.
Bây giờ còn
5 phút thì chấm dứt bài Pháp thoại hôm nay. Cho nên, Thầy để dành 5 phút cho qúy
vị có câu hỏi gì, thắc mắc gì thì mình cùng chia sẻ với nhau nha. Dạ, xin mời qúy
Phật tử, cho hiểu biết về buổi tu học hôm nay, hay có ý kiến gì cho buổi Pháp
thoại.
(Đại chúng
hỏi và cho ý kiến, Thầy Trừng Sỹ trả lời…)
Phật tử hỏi:
Khi
mình mất đi là đi về lục đạo (sáu con đường: Địa ngục, ngã qủy, súc sanh, A Tu
La, người và Trời), cho con hỏi A Tu La là gì, con chưa hiểu? Nam Mô A Di Đà Phật!
Thầy trả
lời:
Cảm ơn Phật
tử.
Khi nào học
lời dạy Đức Phật càng dày, càng sâu, càng ngon rồi thì qúy Thầy sẽ hướng dẫn, vì
đây thuộc là Pháp số rồi đó nha.
Vì câu này
ra ngoài đề tài hôm nay rồi, nhưng mà Thầy vẫn nói cho qúy vị nghe nha, lục là
sáu, đạo là con đường.
Đây là
khi chúng ta lâm chung rồi đó, khi chúng ta nhắm mắt, người mà ra đi rồi, thì có
sáu đường đi. Trước tiên là cõi Trời, vì Trời cũng là chúng sinh theo như thuyết
của đạo Phật, Trời cũng là chúng sinh, Phạm Thiên cũng là chúng sanh. Ngườiủ chúng Phật tử chúng ta thường hay hỏi
là A Tu La là gì? A tu la theo như tiếng Sankrit (Pali) là ASula nghĩa là không sướng lắm, không có khổ lắm, hoặc A Tu La là
người thường nóng giận. Người nào có sự hung gọi là A Tu La, cái cõi đó cũng không
phải là Trời mà cũng không phải là người.
Mà người
trên cõi A Tu La thì rất là thần thông, nhưng nhiều sân (anger) lắm, nói cái gì
thôi là người đó phừng phừng lên, cứ người nào mà sân nhiều thì gọi là A Tu La.
Nhưng áp dụng lời dạy của Đức Phật vào đời sống hàng ngày, thì mình hay nói cái
người này sân quá đó là A Tu la đó.
Ví dụ:
hai vợ chồng đang sống với nhau hạnh phúc, thì người vợ biết đi Chùa tu tập
ngon lành, còn người chồng thì không đi Chùa. Nên bà vợ nói ‘Sao mấy bữa này
anh đi đâu về khuya hoài vậy, sao không nói cho em biết?’ Lúc ấy người chồng nghe vậy giân tức liền thì
mặt đỏ lên, người mà cái gì cũng dễ sân thì gọi là A Tu La. Qúy vị hiểu rõ chưa?
(Đại chúng
vỗ tay…)
Vậy A Tu
La không phải là chỉ cho ngưòi ở cõi A Tu La, mà khi áp dụng giáo lý Đức Phật vào
thực tế, thì mình nói người sân giận, không tu tập, không có lòng từ, là A Tu
La.
Ví dụ: một
người nói ‘hồi nãy anh xuống bếp thấy trái táo ngon quá tui ăn’, nếu gặp người
không có tu tập nói lại ‘ông này tui biết là tui dớt ông rồi đó’, đó là việc nhỏ
rồi dần dần tăng thêm thành việc lớn. Rồi sân nhiều lên thì gọi là A tu la, mà
cũng chính ở cõi mình đó.
Phật tử hỏi:
Dạ con
xin Thầy cho biết Sự khác nhau thưa Thầy và bạch Thầy. Vì khi đến Chùa con thường
nghe là bạch Thầy nhiều hơn.
Thầy trả
lời:
Mình đến
Chùa thì trong Chùa cũng có nghi lễ của Chùa. Nếu mình đi Chùa chút chút thôi
thì có thể mình cũng hiểu được. Thay vì ở ngoài đời, thì mình nói kính thưa Ông,
thưa Bà hay thưa Cha thưa mẹ, thưa anh thưa chị v.v… Còn khi vào trong Chùa, đối
với qúy Ôn, qúy Hòa Thượng, qúy Thầy hay những vị xuất gia thì qúy vị phải nói
cũng giống như thưa thôi nhưng mình nói là ‘Kính bạch qúy Thầy! Thay vì mình nói
kính thưa qúy Thầy!’
Nếu mình
nói kính thưa cũng được, nhưng đối với người xuất gia thì mình nên nói ‘kính bạch
qúy Thầy!’ cho trang trọng hơn. Cũng vậy khi vào Chùa mình gặp nhau thì chào hỏi
nhau là ‘Nam Mô A Di Đà Phật’, thay vì mình hỏi chào như ‘chào Bác’, chào Cô’,
còn người Mỹ thì gặp nhau thì nói ‘Hello’. Bởi vậy khi vào Chùa thì mình không
nên nói vậy mà chỉ nên niệm ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ nha.
Phật tử hỏi:
Kính bạch
Thầy, con nghe nói người chết và người vãng sanh là như thế nào?
Thầy trả
lời:
Qúy vị biết
đó, chữ vãng sanh có nghĩa là:
Khi một
người mất thì mình mời qúy Thầy, qúy Cô về niệm Phật trợ duyên cho người đó được
nhẹ nhàng ra đi, siêu thoát.
Còn bây
giờ nghĩa vãng sanh của người còn sống có nghĩa là:
Vãng có
nghĩa là qua đi, trôi qua.
Sanh là sự
sống.
Năm ngoái
mình 20 tuổi, năm nay mình là 21 tuổi, nên vãng sanh nghĩa là sự sống mỗi ngày
mỗi trôi qua từng giây, từng phút. Qúy vị nắm được rõ điều này chưa? Do đó, điều
này rất hay lắm, qúy vị là Phật tử là phải hiểu rõ điều này.
Phật là
Người Tỉnh Thức, học đâu hiểu đó, cho nên mỗi năm trôi qua một tuổi.
Ví dụ: năm
trước con 20 tuổi, mà năm nay con lên 21 tuổi, trôi qua 1 năm rồi, nhưng con thấy
rất khoẻ và vui. Nhưng đến khi về chiều, về già rồi thì mình nói ‘mấy năm trước
má 80 tuổi, mà bây giờ 86 rồi con à!’
Vãng sanh
có nghĩa là đời sống mình mỗi năm trôi qua, một bước, một bước. Đó nghĩa là Vãng
sanh.
Người hiểu
Phật học, giáo lý của Đức Phật là người tỉnh thức, biết là mỗi năm đời sống mình
ngắn lại.
100 năm mình
có 100 trái bắp để ăn. Bây giờ, mình 80 tuổi rồi thì chỉ còn 20 trái bắp để ăn.
Cho nên, mình ý thức được như vậy, mình tỉnh thức được như vậy đó. Lúc bấy giờ,
qúy vị sẽ thấy cái vui, cái lạc. Cũng như hồi nãy mình nói đó:
“Người
trồng cây thiện người ơi
Ta trồng cây thiện ta
vui với đời.”
Cho nên,
mỗi năm mình sống mỗi năm qua đi thì mình
thấy thời gian ngắn lại, mình sẽ cảm thấy không còn sống bao nhiêu lâu thì mình
gắng tu, thực tập nhiều hơn thì đó gọi là vãng sanh đó.
Qúy vị thấy
điều này thật hay và ý nghĩa, và rất là thiết thực lắm đó. Bây giờ, qúy vị chắp
tay đọc theo Thầy nha:
“Ngày nay
đã qua
Đời sống
ngắn lại,
Hãy nhìn
cho kỹ,
Ta đã làm
gì?
Đại chúng,
Hãy cùng
nhau tinh tấn,
Hãy nhớ vô
thường,
Đừng để
tháng ngày,
Trôi đi
oan uổng”
‘Nam Mô A
Di Đà Phật!’
(Đại chúng
vỗ tay…)
Do đó, qúy
vị phải biết và hiểu như vậy đó. Vãng sanh nhĩa là mỗi năm qua, mỗi ngày qua, mỗi
giờ qua.
Một năm có
360 hoặc 365 ngày. Một tháng có 30 hoặc có 29 ngày. Cho nên, người mà không sống
và thực tập áp dụng theo lời dạy của đức Phật, thì mỗi giờ, mỗi ngày trôi qua đi
một cách oan uổng.
Còn mình
là người có tu học, nghe nói Chùa Thiên Lộc có Thầy Tâm Cang hướng dẫn, thì mình
về Chùa tụng Kinh, lạy Phật để trồng cây thiện, nhân lành, cái hạnh cái đức
trong tâm mình. Thì dù đời sống có trôi qua đi thì đời sống chúng ta vẫn được hạnh
phúc.
Người tỉnh
thức là như vậy đó, dù còn 25 năm nữa, còn 20 năm nữa hoặc 10 năm nữa, thì dù vô
thường có đến đi nữa với bất cứ ai, dù nhỏ, dù lớn, thì vẫn ra đi nhẹ nhàng an
vui và trong tỉnh thức. Đó là ý nghĩa của vãng sanh đó.
Do đó,
người mà có tu tập rồi thì sống được an lạc, mất được an vui và nhẹ nhàng.
Còn người
mà không tu tập thì lúc ra đi, nhìn khuôn mặt họ nhìn rất là sợ, tối tăm. Cho nên,
qúy vị phải mời qúy Thầy, qúy Cô đến cầu siêu cho họ, vì họ rất tội nghiệp.
Nhưng qúy
vị nhớ là khi mình đọc cho họ như vậy thì họ chỉ được hưởng 3 phần thôi mà mình
được hưởng bảy phần rồi. Cho nên, dù mình làm gì thì làm nhưng quan trọng nhất
là mình phải tu tập. Qúy vị nắm và hiểu rõ nghĩa vãng sanh hết chưa?
Do đó, qúy
vị thấy vãng sanh là như vậy đó. Ai hỏi thì mình trả lời định nghĩa như vậy đó.
(Đại chúng
vỗ tay…)
Hôm nay,
có duyên lành Thầy phát tâm đến đây, Thầy từ ở xa Thầy về khi nghe tin Hòa Thượng
Như Tịnh Viện Chủ khai sơn Chùa Linh Nghĩa
viên tịch lúc 12 giờ trưa Mùng Một Tết, thì Hòa Thượng ra đi. Nghe tin Thầy đi
về thì may quá về trước được 1 ngày để hầu Kim Quan của Hoà Thượng, và sau đó làm
đưa Di Quan của Ngài vào đài tháp, và cho tới 49 ngày là nhằm ngày vía Quán Thế
Âm, thì Thầy luôn luôn muốn đem lời dạy của Đức Phật để bố thí cho đại chúng. Ở
gần, cũng như ở xa, ở nơi này hay nơi khác, qúy vị cũng nghe được lời dạy của Đức
Phật.
Do đó, đây
là một duyên lành rất là vui và hoan hỷ, Thầy nhận lời mời của qúy Phật tử, nhất
là của Thầy Tâm Cang. Thầy về đây một thời gian ngắn, nhưng rất là hoan hỷ để bố
thí cho qúy Phật tử của Chùa Thiên Lộc một thời Pháp thoại Hôm nay, Thầy hiện tiền đạo tràng nơi đây để
giảng cho qúy vị đề tài: ‘Lễ lạy Phật’, để qúy vị biết lễ như thế nào, lạy như
thế nào, Phật như thế nào?
Trước khi
dứt lời, Thầy nguyện cầu Hồng Ân Tam Bảo gia hộ cho qúy Phật tử hiện tiền nơi đây,
ở đây cũng như ở xa, ở gần cũng như người thân, người thương của qúy Phật tử, sức
khỏe dồi dào, thân tâm an lạc, điều lành chưa tới, điều bất thiện thì đưa đi.
Kính chúc
qúy vị thân tâm thường an lạc, kính chúc Thầy Tâm Cang sức khỏe dồi dào để lo đạo
tràng chúng ta càng ngày càng hưng thịnh!
Nam Mô Chứng
Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát!
Nhân tiện
đây, Thầy cũng thông báo qúy vị biết là ngày 18 và 19 tháng 2 Âm lịch, là lễ vía
Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm, cũng là lễ 49 ngày lễ Chung Thất của Hòa Thượng Như Tịnh
Viện chủ khai sơn Chùa Linh Nghĩa, thì cũng xin gửi thư mời qúy vị Phật tử đến
tham dự cho vui.
Sau Lễ thắp
đèn vào lúc bảy giờ tối ngày 18 thì Thầy cũng có buổi Pháp thoại do Thầy hướng
dẫn cho qúy vị, thì kính mong qúy vị nhín chút thời gian đến quang lâm Chùa
Linh Nghĩa để tụng Kinh, tu tập, để đem an lạc cho mình, cũng cầu nguyện Giác
Linh Hòa Thượng gia hộ cho mình, và cầu nguyện Hòa Thượng Cao đăng Phật Quốc. Cũng
xin cầu nguyện các Giác Linh của Hoà Thượng Hạ Pháp của Tổ Đình Thiên Lộc được
an vui để gia hộ cho chúng con tu tập được ngon lành.
Nam Mô Đức
Mẹ Hiền Quán Thế Âm!
(Đại chúng
vỗ tay…)
Thầy ở Đạo
Tràng Thiên Lộc phát biểu nói: Kính mời đạo tràng chắp tay trang nghiêm.
“Vui thay
Phật ra đời,
Vui thay
Pháp được giảng,
Vui thay
Tăng hòa hợp.”
Đạo tràng
chúng con được phúc duyên lành, cung thỉnh Đại Đức Giảng Sư quang lâm về Đạo Tràng
ChùaThiên Lộc để ban bố cho chúng con đôi lời Pháp qúy báu mà chúng con nghĩ rằng
chúng con phải thực hành và luôn nhớ kỹ lời đó để làm nền tảng trên bước đường
tu học của mình.
Đạo tràng
chúng con thành tâm kính chúc Đại Đức thân tâm được an lạc, chúng sanh dị độ,
Phật đạo viên thành.
Nam Mô Công
Đức Lâm Bồ Tát Tác Đại Chứng Minh!
(Đại chúng hồi hướng…)