Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản lần thứ 2637- tại Chùa
Tịnh Quang, Ohio - Thầy Trừng Sỹ làm lễ và giảng "Ý Nghĩa Phật Đản"
( Happy Reverence of
Buddha’s Birthday Celebration the 2637th By Ven. Thich Trung Sy at Tịnh Quang
Temple, Ohio )
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính thưa qúy vị,
Hôm nay có duyên lành,
Thầy về đây nhân mùa Phật Đản, lần thứ
2637.
Hôm
nay có duyên lành, Thầy về Chùa Tịnh Quang, Ohio. Thầy có đôi lời Pháp thoại.
Lời nói đầu tiên Thầy xin gửi đến ban tổ chức cũng
như qúy Phật tử hiện tiền nơi đạo tràng này sức khỏe dồi dào, thân tâm an lạc.
Trước khi chúng ta nói Pháp và nghe Pháp, mời đại
chúng, chúng ta chắp tay đọc lại bài kệ mà hồi nãy bác hội trưởng vừa đọc:
“Hạnh phúc thay đức Phật giáng sinh,
Hạnh phúc thay giáo pháp cao minh,
Hạnh phúc thay Tăng đoàn an lạc,
Hạnh phúc thay bốn (Tứ) chúng đồng tu.”
“Happy is the birth of the Buddha,
Happy is the noble Dhamma,
Happy is the harmonious Sangha,
Happy is the Four Assemblies of cultivating
together.”
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Dạ, qúy vị xá xuống … (Thầy
thỉnh chuông)
Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính thưa qúy vị,
Qúy vị biết hôm nay là mùa Phật Đản, như qúy vị biết
câu cuối của bài kệ là:
‘Hạnh phúc thay! Bốn chúng cùng tu’
Qúy vị hồi giờ đi chùa nhiều thì Thầy hỏi bốn chúng
là gì, thì qúy vị trả lời là: tại gia nam, tại gia nữ, xuất gia nam, xuất gia nữ.
Chúng ta gọi là ‘bốn chúng đồng tu’. Nói gọn lại là 2 chúng đồng tu, nghĩa là
chúng tại gia và chúng xuất gia.
Trong một lộ trình từ đây về tương lai gần cũng như
xa, nếu mà chỉ có chúng tại gia tu thôi thì cũng không được, cũng như con chim
có hai cái cánh, mà nếu con chim chỉ có 1 cánh thôi thì nó không bao giờ bay được;
và nó sẽ đi là là thì chắc chắn nó bị những con khác ăn thịt.
Cũng vậy người xuất gia, thì cũng phải có người tại
gia, 2 chúng tại gia và xuất gia nương với nhau , và tu tập. Nếu một đạo tràng
nào, một ngôi Chùa nào, một trú xứ nào, mà thiếu người xuất gia, thì đạo tràng,
Phật tử chỗ đó có tu tập ngon lành không?
Đại chúng trả lời: Không.
Cũng vậy nếu chỗ nào mà chỉ có người xuất gia mà
không có người tại gia thì đạo Pháp không phát triển.
Như qúy vị biết rằng cho nên làm gì thì làm, phải
có người xuất gia và người tại gia hổ tương với nhau, thì đạo tràng, đạo Pháp nơi
trú xứ mà đương thời và ở nơi khác càng ngày càng phát triển. Cho nên qúy vị thấy
nghĩa là ‘bốn chúng cùng tu’. Qúy vị thấy hay chưa?
(Đại chúng vỗ tay…)
Cho nên qúy vị biết như vậy thì ý nghĩa mới thâm sâu,
mặc dầu chưa có người xuất gia ở nơi đây chưa có qúy Thầy hướng dẫn cho nên qúy
vị nhớ làm gì thì làm, nhưng mỗi chủ nhật, nửa thánghay 1 tháng, chúng ta phải
về Chùa. Trong gia đình qúy vị thấy đó, mình cũng nên bắt chước các tôn giáo bạn
thì trong gia đình 2 người đi thứ bảy, thì 3 người đi chủ nhật, mà vắng 1 tuần,
2 tuần thậm chí vắng 1 tháng thì không phải là Phật tử chân chánh nữa.
Nếu là Phật tử chân chánh, cho nên mỗi tháng, mỗi
tuần hoặc nửa tháng chúng ta về Chùa tụng Kinh, niệm Phật tu hành thì lúc bấy
giờ, đạo tràng mới phát triển.
Như qúy vị thấy đó, cho nên Thầy có đôi lời đọc bài
kệ này nhắc nhủ cho qúy vị, làm gì thì làm, là người Phật tử, chúng ta cố gắng
tu học ngon lành, thì lúc bấy giờ đạo Pháp mới phát triển.
Bây giờ, hôm nay Thầy xin cúng dường cho qúy Phật
tử bài Pháp thoại “Ý Nghĩa Phật Đản Sinh”.
(Đại chúng vỗ tay…)
Trước khi mà qúy vị bắt đầu nghe Pháp thì chúng ta
ôn lại lịch sử Đức Phật.
Như qúy vị thấy là như hồi nãy mình đó, năm nay Phật
Đản lần thứ 2637, nhớ nha cứ mỗi năm mình cộng thêm 1 năm, sang năm là thứ
2638.
Nếu ai không hiểu thì mình lấy năm đó là 2637 trừ cho năm dương lịch 2013 là bằng 624 (2637-2013=624). Như vậy, cách thường
lịch (trước Chúa giáng sanh, 624 B.C. – Before Christ). Có nghĩa là trước Chúa
giáng sinh 624 năm.
Khi nói đến Phật Đản, thì mình phải nói là Phật Đản
lần thứ 2637 năm. Qúy vị làm bài tính trừ như vậy đó thi còn 624 năm.
Còn khi nói Phật thành đạo
là lúc mấy tuổi, tính theo truyền thống Nam truyền (Nam Tông) là thành đạo lúc
35 tuổi. Thì 624 trừ 35 năm còn lại 589 cũng là trước Công nguyên hay trước thường
lịch. Trước công nguyên, (Before Christ) thì lấy 624 trừ 35 năm là 589 rồi trừ
45 Đức Phật hoằng dương Chánh Pháp khắp nước Ấn Độ. Đức Phật nhập niết bàn 80
tuổi. Lấy 624 trừ 80 là 544.
Tất cả những gì Đức Phật làm và ra đi đều trước Công
nguyên, trước thường lịch nếu tính theo Đức Phật nhập niết bàn là 544, nếu tính
theo Đức Phật thành đạo là 589, nếu tính theo Đức Phật ra đời là 624, trước Công
nguyên, trước Dưong lịch.
Do đó qúy Phật tử phải nhớ,
bởi vì qúy vị niệm là: ‘Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!’ Bổn Sư (nghĩa là
Thầy gốc của
mình), Bổn Sư (Original Master).
Bổn Sư (nghĩa là Thầy gốc
của mình), mình quy y ai,
người này người kia, cuối cùng mình cũng quy y Đức Phật. Hồi trước mình quy y mình
nói như vậy, mời qúy vị đọc theo:
‘Con về nương tựa Phật, người
đưa đường, chỉ lối cho con trong cuộc đời.’
Do đó, khi qúy vị quy y Phật
rồi, thì không quy y, thiên thần, qủy vật, không quy y những người nào không phải
là Phật, dầu đó là những thần linh, dầu đó là Bhrama, creator, tất cả những người
gì khác thì chúng ta cũng không quy y, qúy vị phải nhớ là chúng ta chỉ quy y Phật,
Pháp, Tăng.
Như qúy vị biết đó, là người
Phật tử chúng ta phải nhớ là Đức Phật ra đời, khi Ngài (Baby Buddha) là Thái tử
Sĩ Đạt Đa, Cha của Ngài là Vua Tịnh Phạn, Mẹ Ngài là Hoàng Hậu Ma Da. Ngài ra đời
tại Vườn Lâm Tỳ Ni, dưới cây Vô Ưu là không phiền não (sufferings), không có buồn
phiền gì hết đó, thì người ta mới gọi là cây Vô Ưu.
Mà Vô Ưu này chỉ cho Thánh
Mẫu Ma Da, nhờ Thánh Mẫu Ma Da trong khoảng thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày
thì Thánh Mẫu Ma Da, Vua Tịnh Phạn và Hoàng cung trong triều đình ai nấy đều cũng
đều ăn chay, niệm Phật, và làm việc thiện, những gì làm việc lành có lợi cho mình, có lợi cho
người, có lợi cho tất cả, thì Hoàng Hậu Ma Da và Vua Tịnh Phạn đều làm.
Cho nên, trong khoảng thời
gian đó, Hoàng Hậu và triều đình đều ăn chay làm điều thiện, có ý nghĩa và lợi ích
cho số đông. Theo gương từ đó đến giờ, mỗi chúng ta là người Phật tử, khi người
vợ người chồng biết là mình sắp là người cha, sắp là người mẹ, thì mình noi gương
cái hạnh từ bi, noi gương cái đức hạnh của Thánh Mẫu Ma Da.
Cho nên, trong khoảng thời
gian đó, mình phải nói những lời có lợi cho mình, có lợi cho người, có lợi cho
tất cả, khi ta mang thai là đem cái tâm trạng muốn gởi gấm một tình yêu, một cái
gì đó, khoảng thời gian ngắn là sẽ chào đời.
Cho nên, khoảng thời gian
đó, người cha, người mẹ, phải ăn chay, niệm Phật, và làm việc thiện. Nếu khoảng
thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, mà người cha, người mẹ ăn chay, niệm Phật,
thì chắc chắn là người con sẽ hiền và sẽ thiện ra.
Qúy vị thấy vậy đó, chúng
ta phải noi gương Thánh Mẫu Ma Da, thì mới sanh ra được Đức Phật. Cho nên, trước
mặt qúy vị là một đức Phật Đản Sinh (Baby Buddha).
Cho nên, chúng ta phải noi
gương cái hạnh từ bi, noi gương cái đức hạnh của Thánh Mẫu Ma Da, mỗi chúng ta sắp
trở thành người cha, sắp trở thành người mẹ, cho nên chúng
ta giáo dục thai nhi.
Thánh Mẫu Ma Da là người mẹ
có bài giáo dục về Thánh hài nhi, là một người mẹ vĩ đại trên thế gian này, cống
hiến cho nhân loại một Đức Phật sơ sinh, một Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong hiện
tại, trong quá khứ và trong tương lai. Trên thế gian này không có một người thứ
hai. Qúy vị cho một tràng pháo tay.
(Đại chúng vỗ tay…)
Như qúy vị thấy đó, chúng ta sắp trở thành
người cha, sắp trở thành
người mẹ, cho nên chúng ta cố gắng làm những gì như làm phước, làm thiện, để
khi mà sanh đứa con, thì đứa con sinh ra sẽ có hiếu với gia đình, có hiếu với Ông
Bà, Tổ Tiên.
Chứ còn mà trong thời gian
mang thai, mà mình chỉ lo chơi game miết, hay chơi cái này cái kia. Vì cái tâm
thức của người mẹ và của thai nhi, cho nên qúy vị không nên làm những điều đó.
Qúy vị phải nên cố gắng làm
những gì cho tốt, làm những điều ngon lành, đi cho chậm rãi, làm gì cũng cố gắng
phải bảo vệ thai nhi, ăn thì cũng có mẹ ăn cho rồi. Khi qúy vị có ăn bằng tâm
thức và nuôi dưỡng thai nhi như vậy đó, thì tối qúy vị nên thắp một nén hương,
sáng qúy vị nên thắp một nén hương lên bàn thờ Phật. Thì chắc chắn thai nhi sẽ
tốt khi mình sanh đứa con, sẽ trở nên hiền, thiện ra.
Cho nên, bài giáo dục thai
nhi đầu tiên của Thánh Mẫu Ma Da sanh ra một Đức Thế Tôn là như vậy. Qúy vị thấy
điều đó rất là hay.
Và qúy vị nên nhớ đặc điểm
thứ hai là khi Đức Phật ra đời, thì tất cả những người trong hoàng cung, trong
triều đình, trong hoàng cung, xóm làng xung quanh đó và những người xung quanh
đều ăn chay…
(Đại chúng vỗ tay…)
Qúy vị thấy đó, lúc bấy giờ
của đạo Phật là cứ đến mùa Phật Đản là qúy Phật tử mình ăn chay. Ngay thời xưa
cũng vậy, thời trước cũng vậy, bây giờ cũng vậy, tương lai cũng vậy, đặc biệt là
ăn chay…
Qúy vị thấy đó, không phải
ăn chay để bảo vệ sức khoẻ mà đồng thời mình còn nuôi dưỡng tâm từ, nuôi dưỡng từ
bi. Cho nên, đặc biệt Phật giáo của mình là qúy vị phải nhớ là Ngày Ra Đời hay
Mùa Đản sinh, thì tất cả Phật tử và người con của Phật là phải đều ăn chay, niệm
Phật hết.
Do chất liệu ăn chay, do lòng
từ nuôi dưỡng được phát triển ra thì người Phật tử mình đi đâu cũng vậy đó, không
bao giờ có chiến tranh tôn giáo. Xưa và nay, Phật giáo là không bao giờ có chiến
tranh tôn giáo. Cho nên, bây giờ qúy vị chắp tay đọc theo Thầy:
“Đạo Phật đi tới đâu, thì
hòa bình tới đó. Đạo Phật đi tới đâu, hướng dẫn cho người Phật tử thực hành lời
dạy của Đức Phật, làm cho chúng con hiền ra, thiện ra, an lạc và vui hơn…”
(Đại chúng vỗ tay…)
Cho nên, qúy vị là người
theo đạo Phật, thì phải hãnh diện là người Phật tử (I am a Buddhist.) Tôi là
người Phật tử, tôi lúc nào cũng thực hành lời dạy của Đức Phật, cho nên gia đình
của mình hạnh phúc rồi. Tôi đâu gây chuyện với người ngoài.
Cho nên, qúy vị thấy đó,
chúng ta góp nhặt đem lại an lạc là vậy đó. Khi mà ra đời, thì qúy vị thấy đó,
chút nữa chúng ta sẽ đọc sau đây.
Đó là chín rồng phun nước,
qúy vị có nghe câu kệ:
“Lâm Tỳ Ni Đản Sinh thị hiện
Chín rồng phun nước, bảy
bước xưng tôn:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu
Ni Phật!”
Qúy vị chút nữa làm lễ sẽ đọc
câu đó.
Qúy vị biết chín con rồng
nghĩa là con vật khác với con rắn, để tô điểm cho ngày Đản Sinh, Đức Từ Phụ
linh thiêng, oai lực lên, cho nên rồng là chỉ cho sự linh thiêng, mà là chín
con rồng chứ không phải là một con.
Khi Thái Tử Sĩ Đạt Đa vừa
sinh ra thì có hai dòng nước tắm cho Thái Tử. Hai dòng nước mát (là một dòng nước mát và dòng
nước ấm). Hai dòng nước này tượng trưng cho thuận và nghịch.
Khi con người sinh ra đời,
thì con người sẽ có hai chiều một là thuận và nghịch đối với nhau. Mà nếu người
nào tu hành ngon lành, chuyển cái nghịch thành cái thuận.
Hai dòng nước này, một chỉ
cho tâm phàm phu, chúng sanh, tâm chúng sanh là tâm tham, tâm sân, tâm si, tâm
làm biếng, tâm không cống hiến, tâm không tu tập, đó là tâm chúng sanh. Còn tâm
mà có tu tập ngon lành và hiểu được giáo Pháp Đức Phật, thì là tâm an lạc, tâm
có tu tập, tâm không làm biếng, tâm có cống hiến, tâm tu tập là tâm có mặt và
ngồi ở đây. Tâm đó là tâm an vui và giải thoát. Khi sinh ra đời thì tất cả chúng
ta đều là một Đức Phật sơ sinh, đều là một Thái Tử Sỹ Đạt Đa sơ sinh, sinh ra đời
này thì phải có một chúng sinh và trong chúng ta đều có 1 Đức Phật, cho nên đó
là nghĩa 2 dòng nước đó, qúy vị nắm hiểu được rồi nha.
Như qúy vị biết tôn tượng
của đức Thế Tôn, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ dưới đất. Và chúng ta cũng
thường nghe Ngài nói câu ‘Trên trời, dưới đất chỉ có con người là trân qúy, tất
cả chúng sinh đều có Phật tánh’.
Câu chữ Hán là (Thiên thượng thiên hạ
duy ngã độc tôn, nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh.”)
Cho nên, hồi đó đến giờ
mình đi Chùa mà không biết ý nghĩa của câu này thì rất là uổng. Do đó, hôm nay
Thầy nhân dịp này, cũng nói về ý nghĩa câu nói đó.
Chúng sinh đều có Phật tánh, mà chúng sinh là chỉ
cho mình. Chúng sinh thì có 2 loại: hữu tình, và vô tình.
Chúng sinh chỉ cho con người
và con vật. Cho nên, mình thương và xem chúng sinh như anh em. Cho nên, mình phải
phát tâm ăn chay là như vậy, vì tất cả chúng sinh đều có Phật tánh.
Tại sao người ta có Phật tánh, thì sao mình lại giết
người ta?
Qúy vị thấy như vậy đó. Vì
đã nói đều là con Phật, là anh em trong
nhà, thì chúng ta phải thương yêu nhau, và không được sát hại nhau.
Người nào mà không tu tập,
thì Phật tánh trong họ bị lưu mờ đi. Thì đôi lúc mình cũng sân si đó, nhưng người
tu tập ngon lành thì chuyển cái sân si thành từ bi, chuyển cái sân, thành cái lòng
từ. Chuyển cái si thành cái trí huệ, mình cố gắng tu tập, đi Chùa tụng Kinh, niệm
Phật.
Dòng nước đen và dòng nước
trắng, hi dòng nước này chỉ cho thuận, nghịch của cuộc đời.
Cho nên, chúng ta cố gắng
tu tập, chuyển hoá thân tâm và cuối cùng mỗi chúng ta là một Đức Phật sơ sinh, thứ
nhất là ăn chay, niệm Phật, tụng Kinh; thứ hai là nuôi dưỡng lòng từ; thứ ba là
đi đâu cũng an lạc và từ bi.
Cho nên, ‘trên trời dưới đất
chỉ có con người là tôn qúy, tất cả chúng sinh đều có Phật tánh.’
Qúy vị phải nhớ là, đạo Phật
cách đây từ 2637 năm, ở Ấ Độ họ có thờ Bhrama, Visnu, Siva… tất cả các tôn giáo
đều có các vị Thần.
Ở Ấn Độ người ta gọi
Bhrama (Tam vị Thánh thể), hay là Thượng Đế, thần Siva, thần Visnu là tượng trưng
thần hủy diệt. Tượng thần có 3 mặt: trước là thần Bhrama, sau là thần Siva, còn
bên cạnh là Visnu. (chỉ cho thần hủy diệt và thần phát triển).
Do đó, họ cho là vũ trụ họ
hình thành như vậy đó. Cho nên, một tôn giáo này chỉ cho là tưởng tượng thôi
(ony thinking).
Nhưng Đức Phật ra đời cách
đây 2637 năm, thì Đức Phật mới hãnh diện và mới nói và đưa tay như vậy là chỉ
cho con người ở đây là con người năm uẩn, con người phàm phu, con người bằng xương
bằng thịt; chứ không phải là một thần linh nào cả.
Chỉ có Đức Phật chỉ cho thấy
là, chỉ có TA nghĩa là chỉ có con người có chuyển hóa tham sân si, thành vô
tham, vô sân, vô si. Cuối cùng thành con người có đi tu, có giác ngộ, có giải
thoát, thành Đức Phật.
Cuối cùng con người đây chỉ
ra con người giác ngộ, con người giải thoát, con người có Phật tánh. Cho nên,
chúng ta không nên sát hại với nhau vì ai cũng có Phật tánh. Cho nên, chúng ta
phải tôn trọng với nhau, giữ lòng từ.
Qúy vị đã hiểu rõ câu ‘(Thiên
thượng thiên hạ duy ngã độc tôn, nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật
tánh.)’
Như vậy thì lúc đó, mới là
đúng cái nghĩa là ‘tứ chúng đồng tu’. Qúy vị phải hiểu rõ như vậy, thì qúy vị mới
an vui. Và hiểu rõ Đức Phật là con người bằng xương, bằng thịt. Cho nên, bây
giờ qúy vị chắp tay đọc theo Thầy:
“Thế
nào tôi cũng phải già nua, tôi không thể nào tránh thoát khỏi già nua này;
Thế
nào tôi cũng phải bệnh, tôi không thể nào tránh thoát khỏi bệnh này;
Thế
nào tôi cũng phải chết, tôi không thể nào tránh thoát khỏi cái chết này;
Thế
nào tôi cũng phải khổ, tôi không thể nào tránh thoát khỏi cái khổ này;
Là
người Phật tử, chúng tôi có cố gắng, có tu tập, có gặt hái được an lạc, ngay bây
giờ và ở đây, trong cuộc sống hiện tại, cống hiến cho tự thân, và cho tha nhân,
cho số đông, an vui và hạnh phúc, góp phần đem lại an lạc, hạnh phúc trên khắp
hành tinh này”
(Đại
chúng vỗ tay…)