Sunday, 30 June 2013

Pháp thoại Phiên Tả- Namo Amitabha--Dharma Transcription


Ngày tu an lạc với Thầy Trừng Sỹ tại Chùa Linh Sơn-Leander ngày 30 tháng 12 năm 2012.

A Day of peaceful cultivation with Ven. Thầy Trừng Sỹ at Linh Sơn Temple in Austin on December 30, 2012.

Pháp thoại: Ý nghĩa Niệm Phật A Di Đà tại Chùa Linh Sơn Leander, Austin, TX ngày 30/12/2012.  Thầy Thích Trừng Sỹ
  
Dharma talk: The meanings of reciting the Buddha's Names at Linh Sơn Temple, Leander/ Austin, TX on December 30, 2012. By Thích Trừng Sỹ
  




Nam Mô A Di Đà Phật,

       Thưa toàn thể qúy Phật tử hôm nay ngày vía Đức A Di Đà Phật.
Như qúy vị biết A Di Đà Phật luôn luôn có trong tâm của chúng ta, trong thân của chúng ta.
     Cho nên nhân dịp hôm nay, lễ vía Đức Phật A Di Đà Thầy xin cúng dường cho đại chúng bài Pháp thoại tựa đề: “Ý Nghĩa Niệm Phật A Di Đà”
      Như qúy vị biết, hôm nay là ngày 30 tháng 12 năm 2012, sắp hết năm cũ của năm 2012 bắt đầu qua năm mới,
Chúng ta tu từ đầu năm đến bây giờ là cuối năm cũng có lễ vía A Di Đà để chúng ta chuẩn bị có năng lượng và bắt đầu chúng ta có hành trang niệm Phật A Di Đà.
      Trước khi, chúng ta có đề tài nói Pháp và nghe Pháp hôm nay chúng ta bắt đầu niệm Phật A Di Đà 3 lần.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)



     Bây giờ, qúy vị nhìn lên bảng thấy được không?
     Dạ hôm nay Thầy chỉ cho qúy vị về Niệm Phật.
Hồi đó đến giờ, chúng ta đi chùa nhiều lúc chúng ta không hiểu biết ý nghĩa niệm Phật, niệm Nam Mô A Di Đà Phật là sao hết đó.
Do đó, qúy vị biết là:
    Chúng ta niệm Phật nhưng nhiều khi chúng ta không biết gì về Niệm Phật là gì, mình không biết mình niệm nhiều khi làm biếng, thì hôm nay chúng ta có dịp học để biết thêm ý nghĩa để niệm lâu và sâu hơn.
     Niệm và thực tập mỗi ngày, mỗi đêm và mỗi tối nha.
     Như qúy vị biết những ngày chủ nhật, qúy vị đem theo giấy, theo viết để ghi chép nha để sau này mình có thể làm thành một lớp học, từ từ khoảng chừng 1 tháng hay 2 tháng, rồi Thầy cho đề tài ví dụ “Ý Nghĩa Niệm Phật A Di Đà là gì?”
     Và qúy vị mỗi người có cây viết, với giấy Thầy cho đề tài là 15 phút.  Rồi trong vòng 10 phút viết Thầy chấm như vậy thì qúy vị thuộc bài và nhớ bài hơn.
     Như qúy vị biết sau này chúng ta có ngày chủ nhật sinh hoạt để nghe Pháp, học Pháp và làm bài nữa. Nếu qúy vị không làm bài và trả bài lúc đó qúy vị quên mất đi.
     Cho nên mình niệm Phật A Di Đà là gì? Và Ý Nghĩa Niệm Phật A Di Đà, Nam Mô A Di Đà Phật là gì?
Mình hiểu sau đó rồi thì mình tu mới ngon nữa.
     Bây giờ Thầy giảng Ý Nghĩa Niệm Phật cho qúy vị biết nha.
Trước nhất, là chữ Niệm gồm có hai chữ Kim và chữ Tâm.
Chữ Kim nghĩa là bây giờ và ở đây, qúy vị nắm được chưa?
Thầy nói Pháp là minh họa và ghi lại từng chữ, từng từ để qúy vị nắm rõ, hiểu rõ.

NIỆM: 
KIM: 
TÂM:
1/ Kim > ngay bây giờ và ở đây
2/ Tâm > tấm lòng → cung kính, thành tâm,

Hai chữ này mà đi cùng với nhau ta gọi là Niệm, qúy vị nắm chưa.
Hai chữ này mà đi cùng với nhau thì nó đi ra là chữ Niệm.
Kim là bây giờ và ở đây.
Tâm là gì? Ví dụ “Thấy Sư Cô này phát tâm lắm, thấy Bác này phát tâm lắm, thấy Chị này phát tâm lắm, thấy đại chúng này phát tâm lắm.”
Tâm có nghĩa là tấm lòng, Tâm có nghĩa là trái tim.
Nghĩa đen là tấm lòng
Chữ Kim và chữ Tâm ghép lại thì có chữ Niệm.
Chữ niệm có nghĩa như mình nói hay bà hỏi: “hôm nay, ông đi chùa làm cái gì vậy?”
Ông xã trả lời “hôm nay, tôi đi chùa Linh Sơn, chùa LS tổ chức khóa tu niệm Phật”
Cho nên chữ niệm xuất hiện thì đây có nghĩa là niệm Phật.
Như qúy vị biết chữ niệm trước nhất là có mấy nghĩa sau đây:

Quán Tưởng:

      Để Thầy phân tích từ từ chữ này nha, quán tưởng là gì?
     Quán Tưởng là ví dụ mình đi chùa rồi, lúc mình ngồi trong văn phòng, lúc mình lái xe, lúc mình ngồi ở bụi cây, lúc mình nghỉ mát hay nghỉ mệt hay mình relax…trên ghế rồi mình nhớ tới ai.
Mình nhớ tới Đức Phật, rồi khi nhớ tới Đức Phật.
Niệm có nghĩa là nhớ nghĩ, quán tưởng tới Đức Phật.
Ví dụ đôi khi mình ngồi mình nhớ “Nam Mô A Di Đà Phật
Đó là nhớ nghĩ và quán tưởng.
Khi quán tưởng thì quán tưởng có hình ảnh không?
Ai nói không giơ tay lên?
Quán tưởng có hình ảnh không?
Đại chúng:
Dạ Có
Dạ Không,
Thầy hỏi có người nói có và có người nói không.
Quán tưởng ai nói có không?
Đại chúng:-Dạ Có
Bây giờ ai nói không?
Đại chúng:-Dạ Không.
Không thì bốn người, còn Có thì nhiều hơn.

Bây giờ Thầy nói về Có và Không nha:
Thứ nhất là Có: khi tâm chúng ta khơi dậy thì có Đức A Di Đà hiện ra. Khi chúng ta niệm có chánh niệm rồi thì Đức Phật hiện ra trong tự tâm, thì lúc bấy giờ có Đức Phật A Di Đà thì đó là Có.
Còn vì sao là Không vì lúc bắt đầu chúng ta niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” thì tâm chúng ta không nghĩ nhớ tới Phật mà chúng ta nghĩ tới là hồi nãy mình vừa đi shopping ở ngoài Costco hình như mình mua lộn gì đó, cho nên mình không niệm Phật mà mình niệm nhớ nghĩ ngoài Costco hay WalMart. Do đó, quán tưởng là Không và chữ niệm xuất hiện ra 2 chữ chánh niệm và tạp niệm.
Tạp niệm là niệm loạn xạ không nhất tâm.
Còn khi nào mình niệm chính xác, hay niệm niệm nào nhớ niệm ấy chánh niệm là niệm đâu nhớ đó, niệm rõ ràng niệm từng chữ từng câu
Thì lúc đó mình quán tưởng có Đức Phật xuất hiện trong tâm.
Như vậy Có cũng đúng mà Không cũng đúng, mà trong trường hợp này, thì nghĩa Không thì không đúng nhiều hơn là nghĩa Có, vì niệm là phải có chánh niệm thì mới có Đức Phật xuất hiện trong tâm.
Vì vậy, khi không có chánh niệm thì tạp niệm.
Do đó chữ niệm xuất hiện 2 chữ chánh niệm và tạp niệm đi lẫn lộn với nhau.
Nên chúng ta về chùa mỗi chủ nhật vào lúc 11giờ, còn có khoá tu thì từ 9 giờ còn chủ nhật đến 11giờ thì tụng kinh xong, ăn cơm, nghỉ trưa rồi việc ai nấy làm, và ngay lúc lái xe cũng vậy, lúc dừng đèn đỏ, mình ngừng lại niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.
Qúy vị thấy không thì khi đó chữ niệm có Chánh Niệm xuất hiện. Đây là quán tưởng rõ ràng.
Khi quán tưởng rồi thì nghĩa thứ hai xuất hiện thì nhớ nghĩ đến ai?
Đại chúng: Đến Phật
Đúng nhớ nghĩ đến Phật.
Còn ví dụ mình hỏi người nữ cư sĩ lúc đi tu niệm Phật, thì cô thường nghĩ đến ai?
Dạ hình như con nhớ đến ông xã đó.
Như vậy, mình nhớ nghĩ đến Đức Phật, thì dù ông xã có bịnh hay con cái bịnh, hay Má mình có bịnh đi nữa thì mình cũng nhớ niệm đến Đức Phật A Di Đà.
Hoặc là con cháu của mình sao nữa, mình cũng đem năng lượng niệm Phật  của mình cho ông xã, cho mình và gia đình của mình.
Qúy vị hiểu chưa? Cho nên lúc nào cũng nhớ đến, nhớ nghĩ.
Khi mình biết được thế nào là niệm Chánh niệm và tạp niệm rồi thì mình chọn lọc ra, cái nào chánh niệm mình lấy còn cái nào tạp niệm thì mình biết mình bỏ.
Qúy vị biết đó là chữ niệm, qúy vị thấy được chưa?
Dạ được.
Nếu được Thầy sẽ hỏi ai biết được giải nghĩa chữ niệm cho Thầy nghe.
Qúy vị đồng ý không?

PHẬT:
NHÂN:
PHẤT: 

Hôm nay, qúy vị nghe rồi từ từ khoảng 2 tuần sau chúng ta có những buổi học. Rồi để qúy vị học và làm việc, và sau đó sẽ có những lớp học nâng cao hơn.
Qúy vị nhớ rằng niệm là phải có chánh niệm thì Đức Phật A Di Đà mới xuất hiện, nếu chánh niệm không có thì tạp niệm xen vào.
Như qúy vị biết, khi người nào có niệm rồi thì sẽ có tâm nghĩa là có tấm lòng.
Còn nếu qúy vị là người không có tấm lòng thì chắc chắn rằng qúy vị sẽ không có mặt tại ở đây.
Qúy vị không có tấm lòng, chắc chắn rằng qúy vị không niệm Phật.

Như qúy vị có tâm, có tấm lòng nên qúy vị đều ngồi lại có mặt ở đây; thay vì qúy vị đi về hết thì chúng ta để dành thời gian một ngày, một đêm (24 tiếng đồng hồ), một tuần có 7 ngày,mà sáu ngày qúy vị đi làm rồi, còn một ngày mình lo cho gia đình, còn vài tiếng đồng hồ mình lo cho mình.
Qúy vị cứ phải lo cho ông xã, lo cho con cho cái, lo xã hội, lo kiếm tiền, lo này lo kia mà cuối cùng, qúy vị không có lo cho mình thì lúc đó rất là trở ngại. Vô thường nó tới, thì lại nhờ Thầy xin quy y, nhờ người này, người kia niệm Phật, lúc đó chúng ta ra đi khó mà nhẹ nhàng, qúy vị vị hiểu rõ chưa?
Do đó, qúy vị nói theo Thầy:
“Chúng con đang còn sống, phải biết niệm Phật A Di Đà, từ tâm con, ánh sáng tỏa chiếu, Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Công Đức.”
Cho nên, khi mà mình có tu tập rồi thì lúc bấy giờ, thì ngọn đèn của ta luôn luôn lúc nào cũng sáng, còn người không có niệm Phật, không có hành trì, thì mỗi tuần chúng ta không biết về chùa, ăn chay, niệm Phật, và không biết để dành thì giờ tu tập.  Tuy rằng chúng ta cũng ngọn đèn nhưng ngọn đèn của chúng ta không sáng.
Do đó, mình có ngọn đèn mình thắp lên bằng cái tâm của mình, bằng cái tấm lòng của chúng ta thì ngọn đèn của chúng ta luôn luôn lúc nào cũng sáng.
        Tại sao trong thế giới này, trong vùng này, trong địa phương này, biết bao nhiêu người mà không thắp sáng lên ngọn đèn của họ?
Mà có chúng ta những người có giác ngộ, tỉnh thức, có mặt tại nơi đây để thắp sáng lên ngọn đèn. Cho nên, ngọn đèn của chúng ta bắt đầu được thắp sáng lên từ trái tim, từ tấm lòng, có mặt ở đây và bây giờ.
Do đó, qúy vị hiểu được như vậy, mới thấm được điều này nha. Và bây giờ qúy vị đã hiểu rõ chữ niệm rồi.
Đến bây giờ, Thầy giải thích chữ Phật. Như qúy vị thấy chữ Phật theo như chữ Hán đó.

Phật : gồm có: 2 từ NhânPhất
Nhân: có nghĩa là người (person).

Qúy vị biết Nhân là chỉ cho ai, là chỉ cho mình. Nhân là người. Và người có cái gì? Đúng rồi, người thì có cái tâm.  Còn nếu nhân không có chữ tâm thì thành cái gì? Thành những con vật (animals). (you are not persons.) Các vị không phải là người, dù các vị là người nhưng tâm của các vị không phải là tâm của người.
        Cho nên, người có tu, có hành trì, có niệm Phật, thì lúc bấy giờ chữ Nhân này có chữ tâm, chữ tâm này có nghĩa là luôn luôn nhớ nghĩ đến niệm Phật A Di Đà. Do đó, qúy vị thấy đó, nghĩa này liên quan đến nghĩa kia.
        Qúy vị học từng chút, từng chút cho thấm. Khi đó chữ Nhân gọi là người. Cho nên, người nào có cái tâm, thì lúc bấy giờ mới có quán tưởng niệm Phật A Di Đà. Hay niệm Phật Đức Mẹ Hiền Quán thế Âm.

        Bây giờ, đến chữ Phất.
Qúy vị hồi đó đến giờ có nghe chữ âm Hán Việt, nhưng không biết ý nghĩa của nó.  Nếu mà mình không có tu học, không có đi học như bữa nay thì sao qúy vị hiểu rõ được.
Chữ Phất, ví dụ như Thầy cầm cái chổi, như mỗi buổi sáng Thầy hay mỗi Phật tử chúng ta thấy bàn thờ Phật hoặc bàn thờ Ông bà mà có tàn nhang thì chúng ta làm gì?
Đại chúng trả lời: Quét.
Thầy khen đại chúng thông minh thật. Khi thấy tàn nhang rớt xuống bàn thì mình phủi bụi. Đó là minh họa trên bàn thờ Phật, mình phủi tàn nhang.
Còn khi lá cây rớt xuống nền thì mình làm gì?
Đại chúng: Quét.
Hay qúa. Đại chúng rất là thông minh.
Khi tàn nhang rớt trên bàn thờ Phật thì mình dung chữ phủi cho nhẹ hơn. Còn khi mà lá cây rớt trên nền xi măng hay nền đất thì chúng ta quét. Như vậy, cái nghĩa của chữ Phất là quét và phủi.

        Phất có 2 nghĩa chính:
động từ/ danh từ có nghĩa đen liberal sense
1.Phủi bụi/ tro: brush ashes off
2. Quét lá: Sweep leaves

Đại chúng hiểu rõ chưa? Nắm được nghĩa đen chưa?
Đó qúy vị thấy được khi mình học mình mới thấy rõ được, mình mới hiểu được nghĩa đen rồi mới hiểu đến nghĩa bóng.
Bây giờ, chữ Phất nghĩa đen mình biết rồi là phủi và quét rồi.
       
Mỗi buổi sáng trước nhất lúc chúng ta dậy, thì chúng ta quét cái gì?
        Đại chúng: Mặt.
        Đúng rồi. Mỗi khi thức dậy chúng ta mở mắt ra chúng ta đi xuống phòng quét (rửa) mặt, quét (rửa) đi cả thân thể của chúng ta, đó là thân trước.  Và sau khi mà chúng ta làm vệ sinh cá nhân xong rồi. Lúc đó, bây giờ nghĩa của chữ Phất xuất hiện ở đây này. Khi đã sạch sẽ rồi chúng ta mặc áo tràng xong, thì lúc bấy giờ chúng ta lên phòng thờ chúng ta thắp nhang lên bàn Phật, hay bàn ông bà một cây hương hay thắp một cái đèn lên (đèn điện hay đèn sáp) lên. Khi chúng ta bắt đầu thắp lên thì chúng ta chắp tay niệm “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô Đức Mẹ Hiền Quan Thế Âm”, qúy vị hiểu rõ rồi đó.
        Lúc bấy giờ, chúng ta quét cái gì? Đó là cái tâm, qúy vị thấy hay chưa? Bây giờ quét cái tâm, Thầy chỉ phương pháp cho qúy vị quét cái tâm nha. Mời qúy vị nói theo Thầy nha:

Nam Mô A Di Đà Phật,
Kính Bạch Đức Thế Tôn,
Hôm nay là: (mỗi buổi sáng, qúy vị nên đều đọc theo như vậy, còn Thầy chỉ ví dụ ngày hôm nay trước), ngày Chủ Nhật ngày 30 tháng 12 năm 2012
Con Pháp danh là (nói Pháp danh của mình ra)
Con tên là (nói thế danh ra nếu chưa có Pháp danh)
Đối trước Phật tiền
Thành tâm Đảnh lễ Đức A Di Đà
Đảnh lễ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đảnh lễ Đức Phật Dược Sư
Đảnh Lễ Đức Mẹ Hiền Quán Thế Âm
Chư Đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng
Gia hộ cho con, gia hộ người thân của con, gia hộ người thương của con sức khoẻ dồi dào, thân tâm an lạc.
7 giờ sáng chúng con đi làm đi đến nơi về tới chốn, ăn ngon, ngủ ngon.
Nam Mô A Di Đà Phật!

        Qúy vị thấy thiết thực hay không? Phải thiết thực như vậy đó, chứ không có xa vời. Qúy vị thấy không, như vậy thì chữ Phất xuất hiện chữ quét như hồi nãy quét cái thân, còn bây giờ quét cái tâm. Qúy vị thấy hay chưa? Phật Pháp mầu nhiệm như vậy đó.
        Mình niệm Phật, đảnh lễ Phật, lạy Phật, qúy vị biết cách lạy Phật chưa? Bây giờ Thầy hướng dẫn cho qúy vị.
Đại chúng thực tập lạy Phật… Qúy vị chắp tay ngang ngực không nên để cao lên cằm, cũng không nên để thấp quá, qúy vị để thoải mái thôi.

        Khi mà mỗi buổi sáng qúy vị quét thân xong rồi, chúng ta bấy giờ mới quét cái tâm. Lạy Phật ba lạy, ghé bàn thờ Ông Bà lạy, sau đó chúng ta mới đi làm.
        Bây giờ, chữ Phất qúy vị biết rồi, nghĩa là phủi, quét thân và quét tâm xuất hiện.

Nghĩa bóng là figurative sense
Phủi/ quét bụi phiền não tham, sân, si…
Sweep/ Brush off defilements of lust, anger, delusion, etc.

Bây giờ đến chữ Phật. Như qúy vị thấy đó, vậy hai chữ này (chữ Nhân và chữ Phất) đi đôi với nhau thì thành chữ Phật. Như hồi trước đến giờ, qúy vị có nghe các vị giảng Sư khác thì qúy vị biết chữ Phật nghĩa là: thứ nhất là tỉnh thức, thứ hai là giác ngộ.

Phật:
1. Người giác ngộ
2. Người tỉnh thức

Qúy vị thường đi chùa như có các Bác đó, thì nếu có ai hỏi Phật có nghĩa là gì thì mình biết mà trả lời.
Còn rất nhiều nghĩa nữa nhưng đây Thầy ví dụ vậy thôi v.v… Phật có nghĩa là tỉnh thức. Người mà không tỉnh thức thì đâu phải là Phật.  Như sau khi đã tỉnh thức, Đức Phật mới xuất gia đi tu rồi đã Giác Ngộ.
Qúy vị thấy Đức Phật là con người thật, nhưng lìa bỏ hết mọi đời sống xung quanh. Bỏ hết tất cả xung quanh hết thì lúc bấy giờ, Đức Phật từ là một con người Tỉnh thức rồi Giác Ngộ.
Khi mà đã có hai điều này tỉnh thức và giác ngộ rồi đó, thì hàng ngày, chúng ta đều làm việc có chánh niệm và luôn luôn đi với tỉnh thức.  Và tỉnh thức lúc nào cũng luôn luôn đi với giác ngộ. Đây chỉ có ba yếu tố nhưng còn nhiều những yếu tố khác nữa. Nhưng bây giờ, Thầy chỉ nói các yếu tố căn bản. Lúc đó, chúng ta mới hiểu Đức Phật là ai? Đó là Tỉnh thức, Giác Ngộ, An vui, Hạnh Phúc.
Đó là  chỉ cho ai? Đó là chỉ cho Đức Phật A Di ĐàThích Ca Mâu Ni. Phật là danh từ chung, vì Đức Phật nào cũng đều như vậy cả. Ví dụ: Đức Phật Dược Sư v.v… thì nghĩa Phật là có nghĩa như vậy.
Qúy vị nắm rõ hết chưa? Từ những ý nghĩa này, thì như qúy vị hồi đó đến giờ, nghe Pháp với qúy Thầy, qúy Cô, hay là qúy vị đi Chùa thường nghe là Đức Phật đã nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”.
Tất cả chúng ta, chúng sanh đều có Phật tánh.

3/ Tất cả các đức Phật đều có đủ các ý nghĩa trên
Các mối liên hệ giữa chư Phật và chúng ta
Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh

Hồi nãy, Thầy minh họa cho qúy vị biết đó. Nếu mà mình như ngày chủ nhật, mình không có đi Chùa. Thay vì mình đi Chùa thì mình ở nhà, mình mở phim ảnh, mở cái này cái kia mình xem. Lúc bấy giờ mình không có tỉnh thức. Thầy đưa ra những ví dụ thực tế, giáo Pháp phải thực tế. Thay vì, chủ nhật mình đi tụng Kinh, niệm Phật, thì mình ở nhà xem Ti vi, mình mở cái này cái kia mà mình xem thì cái tỉnh thức có không? Như vậy, cái đó gọi là không có tỉnh thức. Cũng vậy, có những người cùng đi Chùa cùng lượt với mình, nhưng không biết lý do tại sao, họ đi về, thì bây giờ chúng ta lại là người tỉnh thức. Còn những người kia là những người chưa có tỉnh thức.
Qúy vị thấy đó, do có tỉnh thức nên ngọn đèn của mình mới sáng và mình mới niệm “Nam Mô A Di Đà Phật!”
Khi tập thể chúng ta có tỉnh thức, thì chúng ta đem năng lượng này cho mình trước. Như vậy, qúy vị là các vị có tỉnh thức rồi đó.
Qúy vị thấy hay là như vậy đó! Chứ lúc nào, mình cũng nghĩ tỉnh thức chỉ có Đức Phật thôi à. Còn con không biết con có tỉnh thức hay không? Nếu qúy vị nói như vậy là không đúng.
Cho nên, mình biết là mình tỉnh thức. Và khi có tỉnh thức là mình có nghe Pháp ngay nơi đây. Còn nếu không có tỉnh thức thì lúc này thay vì mình ngồi nghe Pháp ngay ở đây thì có vị xuống bếp lấy đồ ăn hay làm gì đó. Lúc bấy giờ, mình gọi người đó là chưa có chánh niệm, tỉnh thức. Mình nói họ chưa có tỉnh thức hay hơn, chứ không nên nói là không có thì không nên. Qúy vị học phải biết tới nơi tới chốn. Qúy vị mới thấm nhuần được. Qúy vị biết chữ thấm không? Ví dụ, qúy vị biết là khi mình ăn mít thay vì nếu mình có ăn thì mình mới biết vị nó ngọt ngọt, cũng vậy nếu mình ăn đường thì biết nó ngọt ngây thôi, ăn muối thì thấy mặn mặn. Do đó, chúng ta cũng vậy, những người có ở đây, ngay bây giờ và ở đây thì qúy vị mới nếm được giáo Pháp ở đây. Cho nên, tâm mình nó ngọt ngọt, an lạc và hạnh phúc. Qúy vị thấy hay là chỗ đó.
Qúy vị phải nắm được yếu tố đó. Qúy vị mới thấy nếm được Pháp lạc. Vì Pháp cũng là một món ăn, ăn bằng ý nghĩ (mind), tinh thần, bằng cái tâm, bằng cái cảm giác và bằng cái niệm của mình. Qúy vị hiểu rõ rồi đó.
Cho nên hai ý nghĩa này có rồi đó, chúng ta mới có mặt ở đây và bây giờ nghĩa giác ngộ có luôn. Đức Phật là đã có Giác ngộ và Lực. Còn chúng ta niệm “Nam Mô A Di Đà Phật! Kính Bạch Đức Thế Tôn, Ngài có Giác Ngộ rất lớn, nhưng mà con chỉ có giác ngộ chút ít. Do đó, Kính Bạch Đức Thế Tôn gia hộ cho con và huân tập cho con năng lượng, và đồng thời con vun trồng chính con nên con cũng có giác ngộ nên chúng con ngồi bây giờ và ở đây từ hồi sáng đến giờ tụng Kinh, niệm Phật. Bạch Đức Thế Tôn!”.
Do đó, lúc ấy ý nghĩa giác ngộ mới xuất hiện, hồi nãy chúng ta biết ý nghĩa niệm Phật là gì không? Biết ý nghĩa chữ niệm là gì không? Biết ý nghĩa của chữ Phật là gì không? Biết chữ Phất là gì không? Biết chữ Nhân là gì không? Nhưng bây giờ chúng ta học rồi thì chúng ta lột những cái mà chúng ta không biết để qua một bên đi.
Bây giờ, chúng ta đã biết rõ, thì cái biết nó tới rồi, như hồi nãy chúng ta chưa biết chữ Nhân là gì, chữ Phất là gì, nhưng bây giờ chúng ta biết chữ Phất là quét, là phủi rồi.  Khi mình đã biết hai ý đó rồi, thì lúc bấy giờ mình hiểu được cái nghĩa của chữ Phất rõ ràng, chữ tâm rõ ràng, chất hiểu, chất biết đã có rồi thì chất giác ngộ mới xuất hiện. Chúng ta đều có chất giác ngộ, thì chúng ta niệm “Nam Mô A Di Đà Phật!
  Qúy vị hiểu được như vậy đó, thì giáo Pháp mình mới sâu xa. Đây đề tài này phải nói hai tiếng đồng hồ mới được hết ý của điều này, nhưng bây giờ đã hết giờ rồi. Thôi bây giờ mình làm thêm một chút nha.
Khi qúy vị biết được chữ Phất, chữ Phật rồi. Bây giờ, Thầy nói tiếp đến tìm hiểu chữ Nam Mô A Di Đà Phật nha.

A/ Nam Mô 南無

Bây giờ Thầy nói luôn Namo Amitabha Buddha, là tiếng Pali hay tiếng Phạn cũng giống nhau. Thầy nói là chữ Namo Amitabha Buddha, thì tiếng Việt mình niệm “Nam Mô A Di Đà Phật!”, tiếng Tàu là “Namo A Mi Ta Fo!”
Còn nếu mình đi gặp các người ở nước khác như Miến Điện, Nam Hàn, v.v…thì qúy vị đọc theo Thầy Namo Amitabha Buddha’. Vì sao mà Thầy đưa ra nhiều ngôn ngữ như vậy để qúy vị biết. Sau này mình biết được ngôn ngữ gốc của chữ đó. Mình gặp các người nước kia, thì mình nói “Ồ! Tiếng Việt nam thì tôi biết "Nam Mô A Di Đà Phật!", tiếng Tàu là "Namo A Mi Ta Fo!" hay tiếng Pali hay tiếng Phạn (Sankrit) 'Namo Amitabha Buddha', tiếng Phạn thì mình đọc Bud-da. Thầy sẽ giải thích từ từ căn bản như vậy đó. Qúy vị thấy được chưa, chữ Phạn đọc là Bud-da, từ từ Thầy sẽ nói thêm cho qúy vị biết nhiều nữa. 




1/ Quay về
2/Cung kính
3/ Thành tâm
4/ Tưới tẩm

Bây giờ, Thầy nói nghĩa thứ nhất là quay về. Ví dụ, khi chúng ta là một đứa trẻ, chúng ta sanh ra mà ngay ở địa phương này, hồi đó đến giờ chúng ta không biết đến Chùa, không biết giáo Pháp, lời dạy của Đức Phật. Chúng ta đi lang thang, “Đi đâu lang thang cho đời mỏi mệt”. Đó là chúng ta chỉ đi lang thang, nhưng mà bữa nay mình có giác ngộ, mình quay về. Bây giờ, mình là người học Phật, là Phật tử hiểu được giáo Pháp rồi. Lúc bấy giờ, mình mới quay về. Qúy vị hiểu rõ chưa?
        Cho nên, như qúy vị biết ví dụ trong gia đình mình có hai người con, mà khi mình học được giáo Pháp rồi, hiểu rồi, thì mình về Chùa, nhưng trong hai đứa con có một đứa đi Chùa thì nó biết, nó hiểu được lời dạy của Đức Phật và biết tu tập, còn một đứa không những không biết đến đi Chùa mà ngay cả gia đình nó cũng không biết đến nữa. Thay vì mỗi tháng, nó về thăm Ba Mẹ, thăm gia đình, mà nó không chịu về thăm gia đình, không thăm Ba Mẹ. Thì đứa biết đi Chùa thì nó biết về thăm gia đình, thăm Ba Mẹ, còn đứa không đi Chùa thì không đến thăm gia đình, không thăm Ba Mẹ. Thì nó không thăm gia đình thì lúc này cái nghĩa quay về nó có không?
Đại chúng: Không có.
        Bây giờ, mỗi tháng nó nhớ được bổn phận của con nguời với gia đình, thì lúc đó nó quay về thăm. Còn mình là người Phật tử, cho nên mỗi tuần mình đi đâu thì đi, nhưng mỗi chủ nhật mình về Chùa, thì có nghĩa là quay về.  Mà mỗi ngày, mỗi đêm mà tâm chúng ta đi lang thang, không biết được chánh niệm, không biết được giáo Pháp, không biết được tỉnh thứcgiác ngộ, thì tâm chúng ta đi lang thang, thì bây giờ chúng ta quay về niệm Phật. Bây giờ, chúng ta hiểu rõ nghĩa quay về. Ví dụ: Tâm chúng ta đang tạp niệm, nhưng khi chúng ta có chánh niệm thì chúng ta quay về. Và tâm của mình niệm Phật. Trước khi mình niệm Phật, thì tay mình chắp lại là nghĩa cung kính, vậy nghĩa cung kính xuất hiện.
        Như qúy vị thấy đó, nghĩa chữ này có liên quan đến chữ kia. Mình niệm Phật, thì mình có tâm rồi, thì tâm có cung kính, khi mà cung kính rồi thì mình có tấm lòng thành tâm, qúy vị hiểu rõ rồi. Vậy nghĩa này có liên quan đến nghĩa kia, và có liên quan đến nghĩa nọ.  Qúy thấy rõ khi Quay về có, thì Cung kính có, rồi Thành tâm có.
        Như buổi sáng mình quay về với cái tâm của mình, hồi trước mình đi lang thang bây giờ mình quay về với tâm của mình. Mình đi lang thang mình không biết. Khi mình qua ở địa phương này, nhờ Đức Phật gia hộ cho gia đình lớn nhỏ đều bình an qua xứ sở này rồi, thì chúng ta có cái tâm quay về ở địa phương này rồi, và tâm chúng ta đến gần với ánh sáng của Đức Phật, cái tâm chúng ta gần Chùa, có tâm gần qúy Thầy, qúy Cô, gần với bạn đạo cùng tu tập với nhau.  Cho nên, cái nghĩa quay về xuất hiện.
        Qúy vị hiểu rõ ý nghĩa quay về và điều này rất quan trọng. Như qúy vị nói, mình sống ở địa phương này. Mà nếu mình là Phật tử, mà mình không có gần Chùa, không gần qúy Thầy Cô, không gần bạn đạo thì lúc bấy giờ mình đi lang thang, mình đi chỗ này chỗ kia, nhưng bây giờ mình đã biết được giáo Pháp của Đức Phật, mình quay về Chùa để niệm Phật, thì lúc đó cái nghĩa quay về nó xuất hiện.
        Quay về nơi chốn, như mỗi tháng chúng ta quay về gia đình thăm Ba Mẹ, hỏi thăm ‘How are you, Ba (Dad) or How are you, Má (Mom)!’ Hoặc gặp con cái, hay chị em mình thì cũng nên hỏi thăm họ. “Ồ! lâu quá con, chị hay em có khoẻ không?” ‘Hello, how are you!’ Thì lúc này nghĩa chữ quay về xuất hiện. Điều này rất hay, đơn giản nhưng rất là thiết thực.
        Như hôm nay, chúng ta đi Chùa thì khi gặp nhau chúng ta chào hỏi nhau, ‘How are you!’ Thì đó là nghĩa quay về là nghĩa đen, gặp nhau mình mới quay về nơi chốn. Nơi chốn hay cái tâm mình cũng vậy. Mỗi sáng mình thức dậy, thay vì mình ngủ chỗ này, chỗ kia ở phương Đông, phương Tây, ở Việt nam, ở New York, ở đủ nơi v.v… Và còn bây giờ mỗi buổi sáng thức dậy, sau khi sinh hoạt cá nhân xong rồi, thì mình quay về tâm của mình, thì lúc bấy giờ mình thắp cây hương, mình lạy Phật. Lúc bấy giờ, nghĩa quay về trở lại. Qúy vị nắm được ý nghĩa quay về rồi rất là hay.  Khi mình có sự quay về rồi, cũng là nương tựa. Nam Mô có nghĩa là quay về, mà cũng có nghĩa là nương tựa. Nam Mô cũng có nghĩa là quy y, Nam Mô cũng có nghĩa là cung kính, Nam Mô cũng có nghĩa là thành tâm, qúy vị thấy hay chưa? Khi hiểu được cái nghĩa như vậy rồi, thì qúy vị mới thấm.
Mai mốt qúy vị có dịp trả bài, sau này Thầy nói xong rồi phải có giờ ôn lại thì qúy vị mới nhớ. Thôi qúy vị cứ nhớ cái gì, ghi cái nấy, mỗi người năm phút, nếu mà qúy vị mà làm ngon lành, khá khá thì Thầy quy định là chữ Nam Mô và chữ A Di Đà Phật trong hai hàng rồi qúy vị ghi, rồi Thầy xem lại. Qúy vị viết lại ý nghĩa như vậy đó.
Chữ Amitabha xuất hiện ba nghĩa. Amitabha có nghĩa là A Di Đà.

B/ A Di Đà 阿彌陀 - Amitabha

1/ Vô lượng Quang
2/ Vô lượng thọ
3/ Vô lượng công đức
Trước hết là chữ A (Vô lượng), Vô có nghĩa là không giới hạn, lượng có nghĩa là hạn lượng, Vô lượng là không có hạn lượng, không có ngằn mé, không có ranh giới thì gọi là Vô lượng.  Tình Mẹ luôn luôn lúc nào cũng thương con thì gọi là Vô lượng. Còn người nào thương con vừa vừa, con đòi ăn mà nó chưa ăn mà mình đã ăn rồi, thì lúc bấy giờ tình thương của mình có nhưng mà nó hữu lượng.
        Xin kể một chuyện vui cho qúy vị nghe “hồi nhỏ, mỗi tuần Má giao cho Thầy và các người anh ngày nào cũng đút một chén cơm cho em. Nhưng mỗi khi mình đút cơm cho em mỗi chiều thì thay vì một chén thì lúc nào đến phiên Thầy cũng hai chén hết đó. Nghĩa là em nó ăn có một chén, còn mình ăn một chén”,cho nên nghĩa vô lượng nó không phải là như vậy. Lúc bấy giờ, nghĩa đó là hữu lượng. Hữu là có, mà khi có giới hạn thì không phải là tình Mẹ, tình anh em, tình cha con.
        Quang có nghĩa là gì? Là ánh sáng chỉ cho ánh sáng hữu cơ, ánh sáng vật chất, ánh sáng mặt trời cũng là vô lượng quang, ánh sáng mặt trăng cũng là vô lượng quang, nhưng ánh sáng này là ánh sáng thiên nhiên. Bây giờ, người có tu tập, có hành trì, thì ánh sáng ở trong tâm nhờ qúy vị thực tập.
        Qúy vị phải hiểu như vậy, Thầy đi vào chi tiết cho qúy vị biết. Tâm từ đâu mà có? Tâm là từ thực tập mà có, thì khi đó có cái an, có cái lạc, có giác ngộ rồi thì sẽ có ánh sáng. Và khi ánh sáng trong tâm tỏa ra, nhờ ánh sáng như vậy thì đối với gia đình thì mình lúc nào cũng thương ông xã, nếu ông đi vắng thì mình ở nhà nấu cơm.  Con mình mà có đi học xa mình ở nhà cũng chăm sóc, rồi cha con, mẹ con, vợ chồng, con cái chăm sóc với nhau. Đời sống mà mình lo cho gia đình, cho cha mẹ, con cái như vậy thì ánh sáng của mình nó tỏa ra, thì lúc đó tình thương của mình cũng như ánh sáng của mình không bao giờ có giới hạn.  Khi mà mình có ánh sáng rồi thì nó mới tỏa ra người khác. Cho nên khi có ánh sáng như vậy gọi là vô lượng.
Nam Mô A Di Đà Phật!” chúng con đã biết Đức Phật nói ‘Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh’, cho nên chúng con cũng có ánh sáng tỏa ra từ tâm.
Mà khi đã có ánh sáng tự tâm thì ánh sáng đó không còn giới hạn. Rồi khi ánh sáng đã không giới hạn thì bền lâu, thọ lâu nên gọi là vô lượng thọ, tuổi sống của ánh sáng, tuổi sống của cái tâm của mình, cái tuổi sống của sự thực tập và hành trì của mình, lúc đó tuổi thọ nó không có giới hạn. Qúy vị hiểu rõ và nắm được ý nghĩa này rồi.
Bây giờ, mới nói đến tuổi thọ của công đức của mình. Khi người có tu tập thì có công đức. Và xin qúy vị nhớ là khi mà có công đức, thì khuôn mặt lúc nào cũng vui, người mà có tu tập thì lúc nào cũng sáng lên. Có nghĩa là có chất ánh sáng trong khuôn mặt của qúy vị đó. Ánh sáng tỏa ra, thấy ai cũng thương, thấy Mẹ (Momy) là thương, thấy Ba (Daddy) là thương, thấy huynh đệ là thương, thấy con là thương. Người mà có tu tập là luôn luôn lúc nào mình cũng dám đứng gần, dám gần gũi, dám bàn thảo, trao đổi về Phật Pháp.
Để Thầy nói với qúy vị về việc là tại sao mình không dám đứng gần những người không tu tập nha. Qúy vị thấy là những người đồ tể không? Những người giết súc vật, thì ánh sáng của họ có nhưng bị phủ mờ, cũng vậy những người không có tu tập thì ánh sáng của họ có nhưng bị phủ mờ, cho nên mình gần họ thì rất là trở ngại. Thì lúc đó mình nói ‘Nam Mô Phật con không muốn gặp người đó đâu’. Cũng vậy, những con nai con hươu gặp người có tu, thì những con nai con hươu, con chim nó có tới mình không? Chúng sẽ tới vì người đó có ánh sáng. Ánh sáng mà không ngằn mé nên tuổi thọ có, và có công đức nữa.
Còn những người thợ săn, những người đi săn, thì những con nai con hươu, con chim dám đứng gần không? Nếu mà chúng đứng gần là bị dớt liền. Cho nên, chúng không dám đứng gần, vì những người này không có tỏa ánh sáng từ bi. Thì lúc bấy giờ đứng gần rất là trở ngại.
Cho nên, người có tu tập,thì người đó có từ bi, có tuổi thọ của ánh sáng, có tuổi thọ của an lạc, có tuổi thọ của hạnh phúc, thì lúc bấy giờ công đức của mình có từ trái tim của mình, từ cái tâm của mình, từ sự tu tập của mình. Qúy vị hiểu rõ chưa?
Cho nên, qúy vị thấy khi mà ánh sáng của mình có, thì tuổi thọ của mình có, và công đức của mình có. Ba cái này đi đôi với nhau rồi thì làm gì người ta cũng qúy, và làm gì người ta cũng mến. “Thân cận bạn hiền, tránh xa người ác” là vậy đó.
A Di Đà 阿彌陀 – Amitabha có nghĩa là:
1/ Vô lượng Quang
2/ Vô lượng thọ
3/ Vô lượng công đức

Bây giờ, “Nam Mô A Di Đà Phật, Namo Amitabha Buddha” thì bấy giờ nghĩa đã có, và hôm nay qúy vị đã nắm được hết ý nghĩa rồi đó. Thì lúc bấy giờ, qúy vị hành trì rất lâu, rất là dài, và rất là thấm thía. Cũng như hồi nãy mình nói đó, mình ăn mít đó, nếu không ăn mít thì mình đâu biết mít ngọt ngọt, người nào chưa nếm được muối thì đâu biết muối là mặn, còn người có tu tập, nếm được giáo Pháp rồi thì mới biết được giáo Pháp là hay, là an lạc, nếm được Pháp lạc (the Dharma pleasure or Peaceful Dharma). Pháp lạc có xuất phát từ trái tim của mình, từ thân mình, từ sự tu tập của mình mà ra.
Hôm nay, Thầy đã trình bày để qúy vị đã học và hiểu được ý nghĩa của Niệm Phật Nam Mô A Di Đà. A Di Đà bên ngoài có rồi đồng thời từ trong tâm của chúng ta. Ánh sáng của chúng ta có,công đức của chúng ta có, Vô lượng Quang của chúng ta có, tuổi thọ của ánh sáng của chúng ta có, công đức của chúng ta có,lúc bấy giờ chúng ta là mỗi Đức Phật tự tâm của chúng ta. Cho nên, khi đời sống của mình còn khỏe, đời sống của chúng ta còn thoải mái, chúng ta đi Chùa, chúng ta hành trì, và khi vô thường có đến thì chúng ta vẫn thấy an nhiên.
Cho nên hôm nay, ý nghĩa Vô lượng Quang, Vô lượng thọ Vô lượng công đức và được Thầy Trừng Sỹ giới thiệu tổng quát “Ý Nghĩa Niệm Nam Mô A Di Đà Phật” cho qúy vị biết, và tiếng Pali là "Namo Amitabha Buddha".
Theo như người ấn Độ người ta đọc là Bud-da. Từ từ Thầy sẽ hướng dẫn sau ý nghĩa này thêm nữa. Và hôm nay qúy vị hiểu Ý Nghĩa Niệm Nam Mô A Di Đà Phật” là vậy đó.  Một lần nữa, hôm nay Pháp thoại của Thầy cống hiến cho đại chúng “Ý Nghĩa Niệm Nam Mô A Di Đà Phật”. Qúy vị nắm và hiểu được ý nghĩa căn bản, sau khi những buổi Pháp thoại kế tiếp,  Thầy mời qúy vị, một người lên đây, học là có làm việc, nói cái hiểu của mình, hoặc có viết năm, mười phút.  Qúy vị học trên thế gian này, học cái gì thì học đi nữa cũng không có gì bằng học Phật Pháp, học cái gì thì học đi nữa cũng không có gì bằng tu tập, học gì thì học đi nữa cũng không có gì bằng chúng ta làm việc với nhau và đem lại năng lượng ánh sáng cho nhau. Đó là đem theo cuộc sống của mình cái hiện tại và cái tương lai của mình đó.
Thầy hướng dẫn cho qúy vị biết đó, “Ý Nghĩa Niệm Nam Mô A Di Đà Phật”. “A Di Đà Phật” bên ngoài và đồng thời cũng ở bên trong tâm của chúng ta. Và mỗi chúng ta là mỗi Đức Phật A Di Đà. Mỗi chúng ta là mỗi Đức Phật Di Lặc, khi chúng ta có Pháp lạc rồi thì lúc nào chúng ta cũng hạnh phúc (happy), Happy là Đức Phật Di Lặc mà tu tập ngon lành rồi là Đức Phật Thích Ca.  Cho nên, chúng ta đều có mỗi đức Phật trong tâm.
Qúy vị đã hiểu và thấm chưa? Có giác ngộ chưa? Ánh sáng có chưa? Tuổi thọ có chưa? Công đức có chưa? Tất cả chúng ta đều có. Từ đây đây ý nghĩa Niệm Phật bắt đầu xuất hiện.

Bây giờ trước khi dứt lời Thầy để dành cho qúy vị hai câu hỏi, là qúy vị phát biểu cảm tưởng, có ý nghĩ gì, có gì thắc mắc thì cùng làm việc với Thầy. Mỗi chúng ta đều có một tấm lòng tu học và trao đổi với nhau, chia sẻ với nhau, và cùng làm việc với nhau thì lúc bấy giờ sự tu tập sẽ rất là vững chắc và vững bền. Bây giờ Thầy để vài phút và xin mời đại chúng cho ý kiến về đề tài hôm nay.
Đại chúng phát biểu cảm nghĩ và đặt câu hỏi với Thầy Trừng Sỹ. 

Chúng con xin trân quý và cảm ơn buổi pháp thoại hôm nay của Thầy. Bài pháp thoại đơn giản, mà chứa đựng nhiều ý nghĩa thâm thúy.


We appreciate and thank Ven. Thich Trung Sy’s Dharma Talk today. Dharma talk is simple, but contains many wonderful meanings.



(Mời bấm vào xem movie)
(Please click to watch movie)



Namo Amitabha Buddha,

       Dear all lay Buddhists,
Today is Memorial Day of Amitabha Buddha.
As you know Amitabha Buddha is always in our minds, and in our bodies.
     So, today's occasion, on the ceremony of Buddha Amitabha I  would like to offer to all of you Dharma talk: " The meanings of reciting the Buddha's Names "
      As you know, today is December 30, 2012, about the end of the old year of 2012 and starts for the New Year.
We have cultivated from the beginning of the year and now the end of the year, we also have a ceremony of Amitabha for us to prepare our energy and to begin for reciting the Buddha's Names (Amitabha).
      Before we listen to this topic, we should recite Amitabha Buddha three times.
Namo Amitabha Buddha (3 times)
Now, can all of you see the board clearly?
     Yes, today I will show you the way for reciting the Buddha's Names.
Since then, we go to the temple many times but we do not know about “The meanings of reciting the Buddha's Names”, or the meanings of reciting Namo Amitabha Buddha.
Therefore, you have to know that:
    We recite the Buddha's Names but sometimes we do not know anything about this meaning, that’s the reason why we sometimes are lazy, today we have the opportunity to learn and to know more about this meaning, so we can recite the Buddha's Names longer and deeper.
     Please practice everyday, every evening and every night at home.
     As you know, on every Sunday, you should bring papers and pens for writing the notes down, after 1 month or 2 months we can make a class, then I will give an example topic " What is The meanings of reciting the Buddha's Names?"
And each of you has a pen, and a paper, then I will give a test topic in 15 minutes. Then within 10 minutes, I will check your papers so that all of you can understand and remember the topic more.
     As you know, in the near future we have a class on every Sunday to hear, and to learn Dharma and to take a test as well.  At that time, if you do not take a review, you will forget the Dharma talk easily.
     So, we know how to recite the Buddha Amitabha? What is “The meanings of reciting the Buddha's Names”? Or what is the meanings of reciting Namo Amitabha Buddha?
Then after understanding all of these, we will cultivate better and better.
     Now I will explain to you about “The meanings of reciting the Buddha's Names”.
First, the word Reciting (Niệm:) has two separate word here (Kim: 今) and the word heart (Tâm:).
The term of Kim means right here and now, you know?
When I give the Dharma talk I will explain every term, every word so that you know and understand easily.
NIỆM:  念 (Reciting)
KIM: 
TÂM: 
1 / Kim > right now and here
2 / Tâm > heart → reverence, devotion, dedication.

Two these words that go together is called reciting, you get this?
Two words that go together, then it's appearing the word reciting (Niệm).
Kim () means now and here.
What is heart (Tâm: )? For example, "we see that this nun has a good heart or dedicates, this Uncle really dedicates, this sister really dedicates, this holy assembly really dedicates."
Heart means mind, mind means heart.
It literally means heart.
The word now (Kim:) and the word heart (Tâm: )  combine together, it will become NIỆM:  (Reciting).
The word reciting means as I already said above or when a wife asks: "What are you doing today at temple?"
The husband answer: "Today, I went to Linh Son Pagoda where they organized a retreat of Reciting Buddha’s Names"
So the word reciting appears and this concept means reciting Buddha’s Names.



As you know, at first the word reciting (niệm) has a few following definitions:
Contemplatives :
      Let me analyze this word little by little, what is contemplation?
     Contemplation means: for an example, when we go to pagoda, or temple, when we sit in the office, when we drive, when we sit in the bushes, when we go on vacation or we relax  on the couch etc... And whom we remember think of the most.
We remember Buddha and then think of Buddha.
Contemplation (Reciting) means to remember, to think, and to visualize Buddha.
For example, sometimes we sit and remember to recite “Namo Amitabha Buddha
That means to think and contemplate.
When we contemplate, does contemplation have images?
Anyone who says no, please raise your hands.
Does contemplation have images?

Assembly:
Yes Yes
Yes No

I asked then some say yes and some say no.
Now, who says no?
And Now who says yes?
Assembly: Yes-No
In assembly, four people say No, but more people say Yes.

Now I talk about Yes and about No:
The first is: when our mind arises then Amitabha appears. When we recite the Buddha’s Names mindfully then Buddha is in ourselves, then at the time there is appearance of Amitabha Buddha, this means Yes.
And the reason why is ‘No’ because at the beginning we recite "Namo Amitabha Buddha", the mind we do not think of Buddha and we only remember that we just went shopping at Costco where we bought some wrong things, so we do not recite Buddha’s Names but Costco or Wal-Mart. Therefore, Contemplation (Reciting) means No and contemplation (reciting) appears two words mindfulness and mixed thoughts.
So, when we don’t have mindfulness, we have mixed thoughts.
Mixed thoughts mean reciting in troubles, not mindful.
Whenever we recite exactly, or recite any Buddha’s Name to remember that Name, we recite every word, every sentence in mindfulness and clarity.
Then we visualize the Buddha appearing in our heart.
Thus, either Yes or No is right, but in this case, the meaning of  No is not right more than Yes, because if we recite in mindfulness, the Buddha will appear in our heart.
So, in the absence of mindfulness, there are mixed thoughts. Hence, the word of reciting appears two words of mindfulness and mixed thoughts together.
So, we come to the temple every Sunday at 11:00 a.m, there is also a retreat from 9:00 a.m, on Sunday at 11:00 a.m, after chanting we have lunch, and then do our works; and if we drive car as well and stop at red light, we recite "Namo Amitabha Buddha".
As you see, then the word Mindfulness appears. This means to visualize clearly.
When we visualize, then the second meaning will appear, and whom we think about?
Assembly: Buddha
Yes, please just remember to think of Buddha.
But for example we ask lay Buddhist lady: “when you went to the temple, whom did you often think of?
She answer: Maybe I think of the husband.
Thus, we remember thinking of the Buddha, even though our husbands or our children  were sick, or even our mothers were sick, we remember to think of the Buddha Amitabha.
Or even though our descendants have any problems, we also bring our energy of reciting Buddha’s Names to our husbands, ourselves and our families.
Do you understand? So please always remember, remember to think of Buddha’s Names.
When you know what is meaning of mindfulness and mixed thoughts then you will take mindfulness and get rid mixed thoughts off.
You know that the meaning of reciting (niệm), do you all understand?
Assembly: Yes, we do.
If I ask who knows the literal reciting please tell me about that. Do you agree?

BUDDHA: 
PERSON: 
SWEEP: 

Today, you listen to this Dharma Talk and after about 2 weeks we will have lessons. That’s for you to study and to work, and then there will be more advanced classes.
You remember that the idea of reciting is to have mindfulness; Buddha Amitabha will appear, if we do not have mindfulness mixed thoughts will interfere our mind.
As you know, when someone recites, she/he will have Tâm which means heart. If you are people who do not have the heart, I make sure that you will not be present in here. If you do not have heart, I make sure that you do not recite.


As you have a heart, so you are sitting here; instead you all go home then we spend a day and a night (24 hours), a week 7 days, but six days you go to work, and one day you take care of your family, and a few hours you take care of yourself.
You only take care of your husband, care for your children, care for social, to earn money, and you worry this or that, finally, you do not take of yourself then you will be in trouble. If impermanence comes to you, then you have thanks to some Monks for refuge, you need this person’s help or that person’s help to recite Buddha’s Names for you, then you pass away hardly, do you understand?
So all of you, please say after me:
"We're alive, we must know to recite Names of the Buddha Amitabha, from our heart, Buddha’s light will shine, Infinite Light and Infinite Life, Infinite Merits."
So, when you are practicing then at that time, the light of our lamp is always shining, and some people do not recite Buddha’s Names, they do not practice, or each week we do not know to go to the temple, eat vegetarian, recite Buddha’s Names, and do not know to take the time to practice. Although, we also have a lamp but our lamp do not shine.
Therefore, we have our lamp and lit in our mind, in the heart of us, our lamps are always lightened.
Why in this world, in this region, in this locality, so many people that do not light up their lamps?
And we who have the enlightenment, awareness, are present at this place to light up our lamps.Therefore; our lights began to be lit up from our mind, from our heart, right here and now.
Therefore, you understand like that, you will permeate this meaning. And now you understand the word (Niệm) reciting.



Until now, I explain to you the word Buddha. As you see the word Buddha in Chinese.
Buddha :  includes: 2 words
Nhân (person) and Phất (sweep)
Nhânmeans a person (human).
You know this word (person) refers to anyone, refers to ourselves. And what does Nhân (person) have? Yes, there is the mind (brain). And if persons do not have mind, they are animals. (You are not persons.) And although they are persons, their minds do not have human hearts.
        Therefore, persons who cultivate, practice, recite, then the word Nhân (person) has tâm (heart) mind, the word heart means that we always remember to think of Amitabha Buddha. So as you see, this meaning is related to other meanings.
        You learn a little by a little permeability. When we are Nhân (persons) then we can be called like that. So, who has the heart, then she/he contemplates to recite the Names of Buddha Amitabha; Or recites Compassionate Mother Quan Yin.
        Now, we learn about the word Phất:  弗 (sweep).
Maybe, since then you hear the word Sino-Vietnamese, but you do not know its meaning. If you do not study, and do not have a class as today, you will not understand this.
Phất:  弗 (sweep), for example, I take the broom, as every morning I or each of our lay Buddhists who see ashes on the Buddhist altar or the altar of our ancestors, what do we do?
Assembly answered: Brush ashes off.
He (Teacher) commended that our assembly are really smart. When we see ashes on desk, we brush them off. It is illustrated on the Buddhist altar, we brushed ashes off.
When the leaves fall to the ground, then what do we do?
Assembly: Sweep.
That’s good. You all are so smart.
When ashes dropped on Buddhist altars, I use the word brushed that means lighter. But when the leaves fall on the cement floor or ground, we sweep. Thus, the meaning of the Phất:  弗 (sweep)is to sweep and to brush.

Phất:  弗(sweep) has two main meanings:
 verb / noun is literally liberal sense 
1. Brush (ashes off)
2.  Sweep leaves

Do you all understand that and grasp the literal meaning?
As you see, when you learn, you will know clearly and understand the meaning literally and figuratively.
Now, the word Phất:  弗(sweep), you know that its literal is to brush and to sweep.
      Every morning when we get up, what do we sweep first?
        Assembly:  our face.
        Yes, it’s right. Every morning when we wake up, then we open our eyes to the rest room to wash (sweep) our face, wash (sweep) our body, it is our body first. And after we finish personal activities, meanwhile, now that the Phất:  弗(sweep) appears here. Once our body is clean and then we wear the Budhist robe, at the time we get to our Buddhist room to burn incense or to lit a lamp (a candle) on Buddhist altar or the altar of our grandparents. When we started to light up, we put our hands together to recite "Namo Amitabha Buddha, Namo Lord Original Master of Sakyamuni Buddha, Namo Comppassionate Mother Quan Yin", and then you all understand that.
At that time, what do we sweep? It means that we sweep (brush) our mind (heart), you see that it is so good. Now we sweep (brush) our mind (heart), I show a method that you can sweep (brush) your mind (heart). Please say after me with following sentences:
“Namo Amitabha Buddha! 
Respectful homage to the World-Honored One,
Today is: (every morning, you should read that way, but I just give an example for today), on Sunday December 30, 2012
My Dharma Name is: (say your Dharma Name)
My Name is: (say your Family Name if you do not have Dharma Name)
In front of the Buddha altar
I respectful homage to the Lord of Amitabha Buddha
I respectful homage to the Lord of Buddha Shakyamuni
I respectful homage to the Lord of Medicine Buddha
I respectful homage to the Lord of Comppassionate Mother Quan Yin,
Holy Assembly of Bodhisattvas,
Please bless me, bless my family, my beloved ones with abundant health, body and mind at peace.
At 7: 00 a.m., we go to work, please support, protect, and uphold peaceful energies to me who drive to places and back home safely and securely, eat good food, and sleep well.
Namo Amitabha Buddha!”
Do you see that this prayer is the so practical? It must be such practical, not too theoretical. As you see, so then the word Phất:  弗(sweep) appears the word sweep as in the earlier to wash (sweep) the body, now to clean (sweep) the mind. Do you see that or not? Buddhism is so miraculous.
        We recite Buddha’s Names, bow and pay homage to the Lord Buddha, you know how to bow to the Buddha? Now I instruct you.
Assembly are practicing to bow and to pay homage to the Lord Buddha... as the Master show: “your hands across your chest should not be high on the chin, also should not be too low, you should make it comfortably.”
        When every morning we finish washing (sweep) our body, now we have the time to clean (sweep) our mind. We bow and pay homage to the Lord Buddha three times, then to the ancestors altar, then we go to work.
        Now, you know the word Phất:  弗 (sweep), that means to wash (to brush) body and heart.

Figurative sense this word Phất:  弗 (sweep) is
Brushing / dusting defilements of greed, hatred and delusion...
Sweep / Brush off defilements of lust, Anger, Delusion, etc.

Now we refer to the word Buddha: Phật . As you can see, so these two words person and sweep (Nhân and Phất:) coupled with each other to become the word Buddha (Phật 佛). As before until now, you have heard from other Masters, and you have known that the word Buddha means: The first is awakening, and the second is enlightenment.
Buddha:
1. The Enlightenment
2. The awakening

You usually go to the temple as some uncles/ants, if someone asks: what Buddha means, and then you will know the answer. A lot of more meanings but here I only give some examples etc…
Buddha means awakened. Common persons that are not awakened, only the Buddha. After awakening, the Buddha ordained to become a monk and got Enlightened.
You see the Buddha is real, but He left all the life’s surroundings. At that time, by removing all around, the Buddha was from a Man who got Awakened and Enlightened.
When we have two these things awakening and enlightenment, then everyday, we are working with mindfulness and we are always awakening. And awakening always goes with enlightenment. These are only three factors, but also many other factors. But now, I just say the basic elements. At that time, we understand who is Buddha? Mindfulness, Enlightenment, peace, joy, happiness.
Whom does that refer to? That refers to the Buddha Amitabha as well as Sakyamuni Buddha, because Buddha is the same. For example: Buddha of Medicinal Master etc…, the Buddha is meant like that.
Do you know all? From this these meanings, as before until now you listen to Dharma from Monks, Nuns or you have been heard that the Buddha said: “All sentient beings have the Buddha nature.”
All of us, living beings have the Buddha nature.

3 / All the Buddhas have enough senses above
The relationship between the Buddhas and us
“All sentient beings have the Buddha nature
As above, I illustrated to you to know these meanings. If on Sunday, we do not go to the temple. Instead of going to monastery, we were at home to open the movie players, or other ones to watch. At that time, we were not awakened. I give practical examples to you, the Dharma teachings have to be realistic. Instead, on Sunday we recite the Buddha’s Names, then we stay home to watch TV, to open other players to see, is that called to be awakened? Thus, this meaning is called not awakened. Also, there are those who go to the Temple with us, but we do not know the reason why they go home early, so now we are awakened. The other people are not yet awakened.
As you see, because we are awakened, our lamps are light and we recite: “Namo Amitabha Buddha!”
When our communities are awakened, we bring this energy of reciting Buddha’s Names to ourselves first. Therefore, you are awakened persons.
You see, that is so wonderful! But, we always think only Lord Buddha is the Awakened One. But we do not know whether we are awakened or not? If you say like that, this is not true.
So, we know that we are awakened as well. And when we are awakened, that means we are listening to Dharma right here. And if we are not awakened, now instead of sitting at right away here to listen to the Dharma, we go to the kitchen to get food or something. At that time, we called that this person is not mindful or awakened yet. We say that this one does not have the awakened yet, it is better than we say that this one does not have mindfulness (yet is better than no). You have to know clearly. You will permeate. Do you know the word permeate? For example, as you know that when you eat jackfruit instead if you eat, you will know that it is sweet, and if you eat sugar, it is so sweet, and you eat salt, you know it is salty. Therefore, we are the same, those who are now and here, can taste (permeate) the Dharma as well. So, our heart (our mind) is sweet, peaceful and happy. You see, it is so miracle.
You must understand that element. You will taste this peaceful Dharma. Because Dharma is also a dish (food), it is eaten by thought (mind) and spirit, of heart, of feeling and of our conception. You all understand that clearly.
Therefore, two these meanings are present, so that we are here and now the meaning enlightenment is present as well. Buddha was enlightened and got Energy. And we pray “Namo Amitabha Buddha! Respectful homage to the World-Honored One, Your Enlightenment is so huge, but we only have a little enlightenment. Therefore, Respectful homage to the World-Honored One, please bless us and give us some energy, and at the same time, we try to cultivate ourselves, so we are sitting now and here during the day (from the morning until now) to chant Sutra, and to recite Buddha’s Names. Respectful homage to the World-Honored One!”
Therefore, at that time the meaning of enlightenment appears, did we know the meaning of Buddha: Phật ? Did we know the meaning of the word Reciting? Did we know the meaning of the word Sweep: Phất:?  What is the meaning of Person (Nhân: )? But now we learn and know clearly, we should strip off the ones that we did not know aside.
Now, we all know clearly, then knowledge comes to our mind, as before we did not know what the word Person (Nhân: ) was, what the word Sweep (Phất:) was, but now we know the Sweep (Phất:) is to sweep, to brush. When we already know two things, then we understand the meaning of Sweep (Phất:) clearly, the word heart (mind) clearly, we have knowledge so that enlightenment will appear. We are enlightened, so we recite “Namo Amitabha Buddha!
You understand like that, your Dharma knowledge will be broad. This topic need be explained fully in at least two hours, but now the time is running out. Well, now I tell some more.
When you know the word Sweep (Phất:), Buddha (Phật: ). Now, I continued to explain more about the sentence ‘Namo Amitabha Buddha.’


A / Namo 南无
Now I say Namo Amitabha Buddha, Pali or Sanskrit is the same. I recite Namo Amitabha Buddha, in Vietnamese “Nam Mô A Di Đà Phật !” and in Chinese “Namo A Mi Ta Fo!”
If you meet other people in countries such as Burma, South Korea, etc., you read after me “Namo Amitabha Buddha”. The reason why is that I give an example of many languages, ​​so you can know them. Later we can learn the original language of their meanings. When we meet the people from other countries, then we say, "Oh! In Vietnamese I know, "Nam Mô A Di Đà Phật!",
 in Chinese " Namo A Mi Ta Fo ! " or Pali or Sanskrit ' Namo Amitabha Buddha ', Sanskrit I read Bud-da. I will explain the basics gradually like that. You already have understood it, in Sanskrit you read Bud-da, I will say about it to you much more later. 

  Namo 南无
1 / Return
2/Respect
   3 / Dedicate
                                              4 / Watered     

Now, I say the first meaning is to return. For example, when we were born as kids, but even in this locality, at that time we have never known to go to temple yet, never known about Dharma, the teachings of the Buddha. We have been wandering, “We are wandering somewhere for fatigue life.” At that time, we just wandered, but today we get enlightened, then we return. Now, we are Buddhists, who understand the Dharma. At that time, we come back (return). Do you understand?

Therefore, as you know, for example, there are two children in your family, but when you learn the Buddha’s teachings, and then you understand to return the Temple, but one of them who knows to go the monastery, and she/he understands the Buddha's teachings and practices them, in other hand, one of them does not know to go to Temple and even she/he does not know to visit her/his families. Instead of every month, she/he should visit her/his parents, visit family, but she/he refuses to visit family, or her/his parents. The one who know about Temple will visit her/his family, or parents, and the other one who does not go to the temple does not visit family, or parents. Then the meaning of returning family does this one have in heart?

Assembly: None.

Now, every month the kid knows the human duty with the family, then she/he comes back to visit family. And now, we are Buddhists, so every week wherever we go, but every Sunday we should come back to (return) the Temple, it means to return. But every day, every night if our minds wander, do not have mindfulness, do not know the Dharma, do not know the awakening and enlightenment that means our minds wandering, and now we return to recite Buddha’s Names. Now, we understand that meaning of to return. For example: we have mixed thoughts in mind, but when we are mindful, we go back (return). And our mind to recite Buddha’s Names. Before we recite Buddha’s Names, then we put our hands together that is the meaning of respect, so the meaning of respect appears.
As you see, this literal meaning is related to other words. We recite Buddha’s Names, then we have the mind (heart), then our mind have with respect, when we have respect then we have dedicate (true heart), you understand clearly. So this meaning is related to other meanings. We clearly see that when we have to return, we have to respect, and we have to dedicate.
As in the morning we return (come back) to our mind, before we have been wandering now we come back to our mind. We do not know wherever we have been wandering. When we come to this local, thanks to Buddha’s Bless for our family (from old to young people of our family), we are peaceful to arrive this country, then we have the mind of returning to this place, and our hearts are close to the Buddha’s light, close to Pagoda, close to Masters, Monks, Nuns, and Dharma friends to practice together. So, the meaning of return appears.
You all understand the meaning of return and this is very important. As you say that you live in this local. But if you are Buddhists, but you are not close to Pagoda, close to Masters, Monks, Nuns, and Dharma friends at the time you are wandering, you go here and there, but now you have learned the teachings of the Buddha, you return to the temple to recite Buddha’s Names, then the meaning of return appears.
Return (Go back) to the place, as each month we return (go back) home to visit our parents, and we ask 'How are you, Dad or How are you, Mom!' Or we see our children, our brothers and sisters; we should send our regards to them by asking: “Oh! How are you doing? Hello, how are you!” then the meaning of return appears.This is very good, simple but very practical.
       




        Today, we go to the monastery, when we meet to greet each other, 'How are you!' That means to return literally, in meeting is the meaning to return to a place. A place or our mind is the same, too. Every morning we wake up, instead we sleep in this place, and there in the East, in the West, in Vietnam, in New York, in many different places, etc. And now every morning we wake up, after finishing personal activities, we come back to our mind, then we burn incense, we bow to the Buddha. At the time, meaning of to return comes back. You understand the meaning of to return then it is so good. When we return, then we refuge as well. Namo means to return, and also means to refuge. Namo also means to refuge, Namo also means to respect, Namo also means to dedicate, and do you get that? When you understand the meanings, then you can permeate.
Someday you have the chance to summarize, after finishing I have time to review, and then you will remember easily. Well, you just remember something to write something about this, every five minutes, if you do well, and I will define the word Namo Buddha Amitabha and give the blank in two rows, and then you write, I check them again. You rewrite in such above meanings.
The word Amitabha appears in three meanings. Amitabha means A Di Đà 阿彌陀.

B / 
A Di Đà 阿弥陀 - Amitabha
1 / Infinite Light
2 / Infinite Life
3 / Infinite merit
First is the letter A (Infinite, Unlimited), Infinite means unlimited, finite means limited quantity, Infinite is not limited to the quantity, and no frontier, or no boundary is called infinite.  Mother’s Love always is for her children, it is called infinite. And whoever loves children just enough, and when the child needs to eat but the mother eats before giving her child, then this presence of love means limited love.
I will tell a funny story to you "as I was young, each week my Mom told to feed my younger brother with a bowl of rice. But every time I feed the rice for him each day, instead of one bowl was only for him but another bowl for me as well. This means that I fed him a bowl, and I ate a bowl ", so unlimited meaning is not like that. At the time, that means limited. Limited means narrow, but when the limited love does not refer to the love between the mother and children, between the brothers and sisters, or the love between the father and son.
        What does Light mean? Light refers to the organic light, material light, sunlight and moon light which are immeasurable light, but this Light means natural light. Now, those who have to cultivate, to practice, and then the Light in your heart (mind) will be bright by your practicing.
You must understand like that, now I will explain more details to let you know. Where does our mind (heart) come from? The mind (heart) comes our practice, and when we have mind (heart), then we will have peace, optimism, enlightenment, and we will have Light. And when the light from our heart emits, thanks to such light we always love our family, always love husbands, and for example, if the husband is go away, you (the wife) cook at home. If your children go to school, you take care home, then your father, mother, spouse, children take care together. When you take care of the life of your family, parents, and children like that, your light will emit, and then your love or your light is never limited. When you have light, it will spread out to others. So it is called infinite light.
Namo Amitabha Buddha!” We know that the Lord Buddha said, 'All living beings have the Buddha nature', so we have the light shining from our hearts as well.
When we have light from our heart (mind), this light is no longer limited. Then when the light was not limited, it will be durable, long-lasting, so we call infinite life; the age of our light, the age of our mind, and the age of our cultivation and practice, then the lifetime is unlimited. You understand and grasp this meaning clearly.
Now, I refer to the lifetime of our merit. When those who practice will have merit. And please remember that when you have merit, you should always have happy faces, and those who practice, will always lit up. That means there is light in this person’s face. When your Light comes out, you will love everyone, your Mother (Momy), Father ​​(Daddy), your brothers, sisters and children. Those who always practice, we will like to stand by them, and then we want to contact, to discuss, and to talk about Buddhism with them.
Let me tell you about the reason why we do not dare to stand by people who do not practice. Do you see the butcher? Those who kill animals, then they also have light but their light is blurred, so those who do not practice, they also have light but their light is dim as well, so if we approach to them, we are in trouble. Then I say 'Namo Amitabha Buddha I do not want to see that person'. Also, if the deers meet practitioners, do the deers or birds come near to them? They will come near these practitioners who have light. Light which has no boundary will have lifetime, and have merit as well.


As hunters, do deers and birds dare to stand near them? If they stand near these hunters, they will be killed immediately. So, they do not dare to stand by hunters, because these people do not shine the light of compassion, then if they stand near hunters, they will be in troubles.
So, you see that when you have light, you will have lifetime, and merit. Then you have these three characters, whatever you do, everyone will respect and love you so much. The Buddha’s teaching "You should be close to good friends, and stay away from the bad people" means like that.
A Di Đà 阿弥陀- Amitabha means:
1 / Infinite Light
2 / Infinite Life
3 / Infinite merit

Now, “Nam Mô A Di Đà Phật, Namo Amitabha Buddha” means like that, and today you have grasped the meaning of this clearly. Since then, you will practice very permanently, very long, and very permeately. As I just say above, if we do not eat jackfruit, we do not know how sweet it is, and if those who do not taste salt, how they can know that salt is salty, and those who practice will taste the Dharma and then know Dharma which is wonderful, taste the Dharma pleasure. Peaceful Dharma comes from our heart, from our body, from our own practice.
  Today, I have presented this topic to you to learn and to understand the meaning of reciting Buddha’s Names (Namo Amitabha Buddha. There is Amitabha from outside and at the same time from within our minds (our hearts). We have the light, we have merits, we have Infinite Light, we have lifetime of light, our merit, and then each of us will be a Buddha in our mind in our heart. Therefore, when we are healthy, our lives are comfortable, we go to the temple, we practice, and then impermanence comes to us, we still feel peaceful or calm.
      So today, I (Ven. Thich Trung Sy) explain the meaning of Infinite Light, Infinite Life, Infinite Merit and “The Meaning of Reciting Amitabha Buddha’s Names” to you, and Pali is “Namo Amitabha Buddha.”
According to the Indian people, they read Bud-da. Gradually, I will explain this meaning more later. And today you understand “The Meaning of Reciting Amitabha Buddha’s Names” like that. Again, today's Dharma talk I offer to all of you “The Meaning of Reciting Buddha’s Names”. You know and understand the basic meaning, after the the next Dharma talk, I will invite one of you up here, because when you learn, you should practice to speak out your understanding, or to write down the meaning in five or ten minutes. You learn in this world, whatever you learn, there is nothing better than to learn Buddhism, whatever you learn, there is nothing better than to practice Buddhism, and whatever you learn, there is nothing better than that we work together and bring the light energy for each other. It is to bring the present life and the future life of ourselves.
I tell you to know “The Meaning of Mindfulness Namo Amitabha Buddha”. There is “Amitabha Buddha” outside and inside our mind as well. And each of us is a Buddha Amitabha. Each of us is a Buddha Maitreya, and then we have Dharma Pleasure, we are always happy, Happiness is Maitreya Buddha, well-done practice is Sakya Buddha. So, we all have a Buddha in our heart.
Do you understand and permeate? Do you get enlightened? Do you have Light? Do you have Lifetime? Do you have merit? All of us have these. Since now the meaning of reciting Buddha’s Names begins to appear.

Now before finishing my talk, I let you to ask me two questions, as you say something about your feeling, your thoughts, or if you have any questions, please work with me. Each of us has a heart of learning, exchanging with each other, sharing with each other, and working together, then our practice would be very sturdy and durable. Now I spend a few minutes to invite one of you to give your comments or ideas on my topic today.
And this is the time when assembly give opinions, share feeling and ask questions to Ven. Thich Trung Sy. 

We appreciate and thank Ven. Thich Trung Sy’s Dharma Talk today. Dharma talk is simple, but contains many wonderful meanings.