1. Vua Ashoka / A Dục Vương
Thời Phật có 1 cậu bé cúng dường tháp đất sét cho đức Phật và được đức Phật thọ kí. Hơn 200 năm sau đức Phật nhập diệt, cậu bé này trở thành 1 vị vua Ashoke hùng mạnh cai trị khắp châu thiên hạ.
Vua Ashoka, dịch A Dục, có tên nữa là Piyadasi. Sau đức Phật 320 năm TCN, Vua ashoka sinh 304 TCN, tại thành Hoa Thị, cháu 9 đời của vua Tần Bà Sa La. Ashoka là cháu nội của Chandragupta (Chiên-đà-la Cấp-đa), người sáng lập ra triều đại Maurya (Hán dịch là Khổng Tước). Triều đại Khổng Tước trị vì được 3 đời, nhưng hưng thịnh và nổi bậc nhất là đến đời Ashoka. Nhà vua lúc còn nhỏ tính tình rất cuồng bạo, tướng tá lại không khôi ngô nên không được vua cha yêu mến. Vả lại ngài là con thứ, là 1 trong 101 người con, thì làm sao được chiều chuộng như những hoàng tử khác? Thế nhưng Asoka có tài xuất chúng, thông minh và mưu mô hơn những hoàng tử kia. Cha của Asoka là Bindusara (Tân-đầu Sa-ra), có 16 người vợ và 101 con. Thân mẫu là bà Àsokàvadàna (A-dục Vi-đạt-na).
3. Hoàn cảnh đất nước trước khi thôi vị vua
Vào đời ông nội của Asoka là Chandragupta đã nhiều lần đem quân dẹp những trận quấy nhiễu của Đại đế Alexander I và II ở nước Hy Lạp nằm về phía Tây Ấn. Đến đời thân phụ của người là Bindusara khéo léo trị vì, hòa hiệp thỏa thuận với vương quốc Hy Lạp, tạo thành nền văn minh phồn thịnh cho Ấn Độ đương thời. sau khi vua cha là Bindusàra băng hà vào năm 273 TTL, đã có sự tranh dành ngôi vua rất gay gắt giữa các hoàng tử trong 4 năm. Giai đoạn này Sử ghi là thời không vua (Interregnum). Rốt cục Asoka, với sự hổ trợ đắc lực của vài đại thần ở kinh đô Pâtaliputrâ (Thành Hoa Thị), đã thành công và lên ngôi vào năm 269 TTL.
Asoka chỉ có một người em trai cùng mẹ là Tissa, về sau cũng xuất gia và chứng quả A la hán. Ông lên ngôi tranh giành và giết sạch tất cả anh em, trừ người em đồng mẹ là Tissa.
Hoàng Đế Asoka Maurya sinh năm 304 TTL, lên ngôi năm 269 TTL lúc 35 tuổi, trị vì được 38 năm và mất năm 231 TTL thọ 73 tuổi. Ông là vị vua vĩ đại nhất của Ấn, và là vị hoàng đế đầu tiên đã cai trị một đế quốc Ấn rộng lớn. Ông rất thông minh, giỏi cả văn lẫn võ, cầm quân đi đánh trận ở đâu là chiến thắng tới đó, chiến các vùng trung đông như Iran, Irac, Bangladesh, Pakistan, …Cuộc chiến cuối cùng của vua Ashoka là phía đông Ấn độ, mang tên là Kalinga. Tại Ấn lúc bấy giờ chia 16 quốc gia Ông có công thống nhất đất nước Ấn độ.
Quân của ông tới khoảng 10.000 đánh và tiêu diệt 100, 000 người chết la liệt như rạ, cho đi đày 150.000 người ở thành Kalinga. Cuộc tàn sát đẫm máu này.. Cảnh tang tóc của chiến tranh đã làm cho Asoka vô cùng hối hận, và từ đó về sau trở thành rnột Phật tử thuần thành, một vị hoàng đế của hòa bình, của một tình cảm nhân bản, sâu sắc bao gồm cả người và loài vật.
4. Trở thành vị Vua Phật tử chân chánh
Dụ thứ 4 viết: "Nay do tôi thực hành chánh pháp, tiếng trống trận của chiến tranh không còn vang lên nữa, mà thay vào là tiếng trống của chánh pháp."
Ông ta là vị vua đầu tiên chấp nhận Phật giáo như là một quốc giáo, và khởi đầu cho một cuộc chinh phục tâm linh vĩ đại gọi là Dhamma-vinaya…
Sau trận chiến thắng Kalinga, Asoka từ bỏ chiến tranh, quay về chánh pháp, dùng chánh pháp để cai trị lòng người. Chánh pháp mà Asoka dùng có nghĩa là quan tâm đến đời sống vật chất và tâm linh của tất cả mọi dân chúng, sự quan tâm đến đời sống của mọi loài. "Trong tất cả mọi lúc, mọi nơi, tôi đều quan tâm đến tình hình và công việc của toàn dân. Khắc lời Dụ này trên đá nhằm để cho chánh pháp mãi mãi lưu tồn, để cho con cái và cháu chắt tôi có thể thực hành theo chánh pháp, vì hạnh phúc và an lạc cho toàn đất nước. Noi theo con đường hòa bình, tôi sẽ dắt dẫn toàn thế giới từ bỏ dục vọng đến với hòa bình. Từ ngày tôi gặp được Tăng chúng, tự tôi, tôi đã gắng sức rất nhiều. Dụ Maski Asoka coi trọng và thực hành đức hạnh tinh tấn, siêng năng giải quyết mọi việc có ích lợi cho dân chúng trên cả hai mặt vật chất và tâm linh, tinh thần
5. Nguyên nhân Vua trở thành vị vua thuần chánh và hộ trì chánh Pháp
Lúc làm vua, ông cho quân lính xây dựng vườn địa đàng trần gian, tiếng hán việt là Ái Lạc Viên , bên ngoài có ao sen rất đẹp, và có cung phi mĩ nữ rất nhiều để phục dịch cho vua, bên trong là 1 lò hỏa ngục, vạc dầu sôi. Nếu các cung phi mĩ nữ tranh cải là vua bắt thiêu sống, hoặc bắt bỏ vào vạc dầu sôi.
Một hôm có 1 vị tì kheo đi lạc vào vườn Ái Lạc Viên, chủ ngục bắt lại nhốt 7 ngày chờ ngày đem ra hành hình. Trong 7 ngày đó, vị tì kheo ngồi thiền và phóng ra ánh sáng hào quang. Chủ ngục bắt vị tì kheo đem bỏ vào chảo lửa, thì lửa trong chảo liền ngụi lạnh, chủ ngục thất kinh, liền trình tin này tới vua ashoka biết, vua nghe lập tức đi tới chỗ vị tì kheo và thấy vị tì kheo tỏa ra nước mát, chỉ nước từ bi, lửa chỉ lửa sân, liền nghĩ rằng: Mình là con người, vị tì kheo cũng là con người sao vị từ bi như thế. Vua liền bái lạy vi tì kheo và nguyện rằng từ nay trở đi vua ta sẽ trở thành người Phật tử. Vị tì kheo gởi vua tới Tổ Ưu Ba Cúc Đa để giáo hóa thêm và trở thành người cực thiện và hộ trì chánh pháp đắc lực. Nhờ duyên lành học hỏi được giáo Pháp của đức Thế tôn, vua Ashoka quy y Tam Bảo có tên là Ashoka, ahimsa, bỏ ác làm lành thương người,vật, và môi trường thiên nhiên…. sau khi nghe vị Sa-di Nicâu-thuật (Nigrodha) thuyết giảng, ông thắm nhuần Tam quy, Ngũ giới, nhân quả, duyên sinh, vô thường, vô ngã…và trở thành một vị Ưu-bà-tắc (Upàsaka) thuần tín. Kinh Tăng nhất A-hàm (Anguttara Nikaya, II:282)]; biết kính trọng các bậc trưởng thượng như cha mẹ, ông bà, sư phụ, và cả đối với bạn bè, tôi tớ và thầy cúng tế bà la môn [tương tự lời dạy của Đức Phật. Trong Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya) Đoạn 31]. Người hành trì như vậy sẽ đem lại công đưc vô lượng.
Chúng ta cũng được biết rằng A-Dục Vương là người hộ trì vững chắc cho Phật giáo, ngăn chặn không cho bất kỳ tôn giáo nào bành trướng cả. Ông đã ngưng không bố thí thức ăn hằng ngày cho 60.000 vị Bà-la-môn mà trước đây cha ông đã từng bố thí, và thay vào đó cúng dường thực phẩm cho 60.000 vị Tỳ-kheo. Ông còn ra lệnh cho xây dựng 84.000 ngôi tịnh xá (vihàra) ở 84.000 thị trấn, trong số đó ngôi tịnh xá nổi tiếng nhất là ngôi tịnh xá do chính bản thân ông lập nên ở Pàtaliputra – tịnh xá Asokàràma. ông xác định đức tin vĩ đại của ông vào Phật, Pháp và Tăng. Ông bảo rằng tất cả pháp do Đức Phật thuyết giảng đều là chân diệu pháp và ông muốn nó được trường tồn.
6. Chiêm bái thánh tích Phật giáo
Cùng với Tổ Ưu Ba cúc Đa, vua đi thăm các thánh tích Phật giáo trong vòng 265 ngày, đi tới thánh tích nào là ông ra lịnh xây trụ đá và khắc chữ Brahmì tới đó, chữ Brahmì là chữ viết của thời vua Ashoka, như Lâm Tì Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath, nơi nói bài Pháp tứ diệu đế cho 5 người anh em của Kiều trần như, Kushinaga, nơi đức Phật nhập niết bàn dưới cây Sa la….Các trụ đá tới này hầu hết bị Ấn giáo và quân Hồi giáo phá sạch, chỉ có trụ đá nơi con voi con khỉ cúng dường trái cây cho Phật, túc nơi đức Phật độ người nữ xuất gia trở thành tì khoe ni đầu tiên, còn nguyên vẹn cả hình trụ đá và con sư tử, và đại tháp nơi đức Phật giác ngộ cũng còn nguyên.
Mỗi trụ đá vua đều khắc bài pháp Phật, nếu ai học Phật pháp sẽ được thấm nhuần an vui và hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại. Vua khuyên người dân thực hành “không sát sanh, hiếu kính cha mẹ và các bậc trưởng thượng, tôn trọng thầy cô giáo, cung kính cúng dường các Sa Môn, Bà La Môn, xử sự tốt với thân bằng quyến thuộc, chia sẻ với bạn bè, đối đãi nhân hậu với kẻ làm công, người giúp việc, giúp đỡ người già, người nghèo khó, kẻ khổ đau”
Tại thánh tích Lâm Tỳ Ni (Lumbini), nơi Đức Phật giáng trần. Vua A Dục đã cho dựng một trụ đá cao 15 mét, hiện nay vẫn còn tại thánh tích này, có thể nói đây là trụ đá còn nguyên vẹn, được bao bọc bởi một hàng rào sắt để bảo hộ. Trên trụ đá này vẫn còn thấy hàng chữ như sau: "Sau 20 lên ngôi, vua Priyadarsi (Vương hiệu củaVua A Dục), người được chư thiên yêu mến, đã thân hành viếng thăm và lễ bái nơi đây, bởi vì chính tại nơi này Ðức Phật Thích Ca đã được ra đời"
Tại Vườn Lộc Uyển (Sanarth), nơi Đức Thế Tôn lăn chuyển bánh xe Chánh Pháp đầu tiên, vua A Dục dựng một trụ đá rất lớn cao khoảng 15 mét. Quân Hồi giáo xâm chiếm và phá vở. Vào năm 1934, trụ đá này được tìm thấy, bốn con sư tử trên trụ đá còn nguyên vẹn, nhưng được chính phủ Ấn Độ cho đem trưng bày trong Viện Bảo Tàng Khảo Cổ Lộc Uyển, còn năm khúc gãy khác được tôn trí ngay tại địa điểm khai quật (trong khuôn viên Vườn Lộc Uyển) dưới một mái che và bao bọc bởi một hàng rào sắt để gìn giữ bảo vật vô giá này, phần dưới trụ đá, có khắc hàng chữ bằng tiếng Brahmi: "Ðấng Thiên Nhơn sư đã dạy rằng: Giáo hội Tăng Ni không được chia rẽ. Nếu có vị Tỳ-kheo nào phá hoại Giáo hội, vị ấy phải mặc đại y và ở tại một chỗ thanh tịnh chí thành sám hối” … “Hàng cư sĩ tại gia mỗi ngày rằm hay mùng một phải đến dự họp kiểm thảo nhau để thêm phần tinh tấn về đạo nghiệp. Và các ngày lễ Phật, các quan chức phải đến dự lễ để được thêm phần tin tưởng về đạo đức. Các cấp quận, huyện, xã dù xa xôi thế nào, cũng phải truyền rộng chỉ thị này theo đúng nghĩa của nó cho dân chúng tuân theo."
Tại thành Tỳ Xá Ly (Vaishali), một thành phố quan trọng vào buổi đầu Phật giáo, nơi Đức Phật cho phép hàng nữ giới xuất gia, là quê hương của Cư Sĩ Duy Ma Cật, nơi Tôn Giả A Nan nhập niết bàn, sông Hằng và rặng Tuyết Sơn. Ngay bên cạnh Bảo Tháp tưởng niệm tôn giả A Nan, còn một trụ đá do Vua A Dục dựng lên để tưởng nhớ đến công đức hoằng pháp của Đức Phật tại nơi này.
Sanchi vốn là quê vợ của Vua A Dục. Điều đặc biệt là ở Sanchi có rất nhiều trụ đá do Vua A Dục dựng tại khu thánh tích này. Hiện còn một Đại Bảo Tháp và một trụ đá khác do vua A Dục dựng lên tại cửa phía nam của ngôi Ðại tháp. Sau hơn hai ngàn năm bị quên lãng, những pháp dụ khắc trên đá này của vua Asoka bỗng dưng làm sáng tõ thêm về một con người vĩ đại của lịch sử Ấn và của cả nhân loại.
7. Ngôn ngữ
ngôn ngữ Prakrit - bấy giờ là ngôn ngữ đàm thoại phổ thông của xứ Magadhi, tức là ngôn ngữ chính thức trong triều Asoka, và phần còn lại bằng ngôn ngữ Hy-lạp và Aramaic. Ngôn ngữ Prakrit lại được viết dưới hai dạng văn hệ Brahmi và Kharoshthi (gần với Sanscrit). Đa số pháp dụ được viết theo văn hệ Brahmi, truyền bá rộng khắp đế quốc.
8. Tôn kính, thương yêu chăm sóc với nhau
"Phải biết vâng lời cha mẹ. Cũng như vậy, các thầy giáo và mọi người xứng đáng phải được tôn kính. Phải thương yêu mọi loài vật. Phải nói sự thật. , học trò phải phục vụ thầy dạy, mọi người quan hệ với nhau phải nhã nhặn và lịch sự.
Biết kính trọng vâng lời cha mẹ là việc tốt, hào phóng với bạn bè, thân hữu, bà con, các bậc tu hành 7 là việc tốt, không sát sanh là việc tốt, biết chừng mực trong tiêu pha và tiết kiệm là việc tốt, tất cả toàn là những điều phước đức.
9. Từ thiện xã hội gồm có chăm lo y tế, và nuôi dưỡng lòng từ, không phân chia gia cấp
Vua Piyadasi ban cho hai loại săn sóc y tế: cho người và cho thú. Nơi nào không có thảo dược để trị liệu, trẫm cho du nhập và trồng. Nơi nào không có cũ rể hoặc trái cây làm thuốc, trẫm cho du nhập và trồng. Dọc các đường trẫm cho đào giếng và trồng cây để người và thú được hưởng lợi.
Xây dựng nhà thương không những cho người mà còn cho thú, trồng cây hai bên lề đường, làm nước uống cho người đi đường…Chúng ta biết nhà thương sớm nhất do người Tây phương xây dựng là nhà thương Diu ở Paris (Pháp) vào thế kỷ thứ VII TL, nghĩa là khoảng 1.000 năm sau các nhà thương của Asoka.
Trồng các loại cây thảo dược để trị bệnh cho nhân dân, đào giếng nước để cung cấp nguồn nước cho mọi người sinh hoạt, bố thí các vật dụng cho những người nghèo đói. Vua đã ra sắc lệnh tổ chức các "Thí liệu viện" nhằm cung ứng cho việc trị bệnh và có nơi chốn cho những kẻ già yếu, hoạn nạn, tật nguyền. Hàng năm thường cúng dường các bậc Phạm hạnh, đồng thời đem giáo lý Phật-đà dạy dỗ cho dân chúng, phổ cập trong xã hội bằng những hình thức như thực hành năm giới tại gia, sống tri túc, hòa giải và an lạc. Điều đáng chú trọng là đích thân nhà vua trai giới, khuyên mọi người không nên sát sanh, dạy mọi người biết sống theo nếp sống văn hóa, tôn trọng lẫn nhau, kính trọng những người già cả, cha mẹ anh em, thương yêu kẻ tàn tật, tôi tớ, và khuyến khích làm việc thiện. Asoka là một con người thấm nhuần chánh pháp, và là một vị vua có tâm Bồ-tát vì lợi ích cho muôn dân, tấm lòng khoan dung.
Xây dựng nhà thương không những cho người mà còn cho thú, trồng cây hai bên lề đường, làm nước uống cho người đi đường…
Chúng ta biết nhà thương sớm nhất do người Tây phương xây dựng là nhà thương Diu ở Paris (Pháp) vào thế kỷ thứ VII TL, nghĩa là khoảng 1.000 năm sau các nhà thương của Asoka. Lòng thương yêu của Asoka đối với loài vật thật là có một không hai. Dụ đầu tiên trong số 14 Dụ trên đá viết: "Ở đây không một súc vật nào được giết và hiến tế." Trong lãnh thổ do trẫm cai trị không sinh linh nào được sát hại hoặc tế sống và không tịệc tùng liên hoan nào được tổ chức, bởi Thiên tử, Vua Piyadasi thấy nhiều điều xấu ác trong những cuộc tụ họp liên hoan ấy. Nhưng Thiên tử, Vua Piyadasi vẫn chuẩn y cho một vài cuộc liên hoan khác.
Trước đây, trong nhà bếp hậu cung của trẫm đã có hằng trăm ngàn sinh thú bị giết hằng ngày để làm thức ăn. Nhưng với Pháp dụ này kể từ nay chỉ có ba loại sinh thú được phép hạ thịt mà thôi, là hai con công và một con nai, nhưng thỉnh thoảng mới làm thịt nai. Và rồi nay mai cả ba thú này cũng sẽ khỏi bị giết. Trước đây, trong bếp nhà vua, mỗi ngày, hàng trăm súc vật bị giết thịt để làm món càri. Nhưng từ nay, sau khi đạo dụ thành tín này được khắc trên đá, thì chỉ còn đưọc giết thịt hai con công và một con nai mỗi ngày, nhưng đối với con nai thì không thường xuyên. Nhưng từ nay trở đi thì cả ba súc vật đó cũng sẽ không bị giết thịt.
Trong Dụ thứ 5 trên trụ đá, Asoka viết: "Ngay cả rơm rạ, nếu có sinh vật ở trong đó, cũng không bị đốt. Rừng cũng không được đốt, hoặc vì sai lầm, hoặc là vì hung bạo và tàn ác đối với sinh vật. Không được nuôi sinh vật bằng sinh vật."
Nhà thương cho các súc vật là sáng tạo riêng có của đạo Phật. Các nhà thương súc vật hiện còn ở Ahmedabad, Surat và trong nhiều thành phố khác ở Ấn Ðộ là những tổ chức còn lại, hay là được xây theo mô hình của những nhà thương súc vật dưới triều đại Asoka Súc vật ốm được chăm sóc rất chu đáo ở đây, và nếu già yếu tàn tật, thì đây cũng là nơi an dưỡng thật tốt cho chúng. Nếu một con vật bị què chân, hay là bị thương tật, thì chủ nó đem nó đến nhà thương và nó sẽ được chăm sóc rất chu đáo, không phân biệt chủ nó thuộc quốc tịch hay đẳng cấp nào. Năm 1772, nhà thương đó chữa bệnh cho ngựa, lừa, bò cái, cừu, dê, khỉ, gà, vịt, bồ câu và rất nhiều loại chim. Kể cả một con rùa già, nghe nói đã an dưỡng ở đây từ 75 năm nay."
Cựu Thủ tướng Ấn Ðộ Nerhu nói rằng: "Chính gương sáng của Asoka và sự truyền bá của đạo phật đã khiến cho tập quán ăn chay trở thành phổ biến trong dân chúng Ấn Ðộ."
Yêu quý con người, cỏ cây và loài vật tức là thương yêu và trân trọng sự sống đó là đặc điểm riêng có của đạo Phật mà vua Asoka đã thể hiện một cách sinh động và có hiệu quả không những trong vương quốc của vua, mà còn trong các vương quốc khác nữa, gần và xa, cả ở Châu Âu và Châu Phi. Ðiều này nói lên uy tín lớn lao của vua Asoka, sức thuyết phục của chính sách hòa bình và thành tín của vua đối với các vương quốc khác, các vị vua khác. lý tưởng mà Asoka theo đuổi suốt đời mình là "Ðảm bảo hạnh phúc vật chất và tâm linh cho toàn thế giới , bao gồm cả người và sức vật và các sinh vật khác, không những trong vương quốc của nhà vua, mà trong cả thế giới mà vua được biết hay là có quan hệ."
"Asoka đã sử dụng sứ quán của nước mình tại triều đình các vua Hy Lạp đương thời để phổ biến chánh pháp của Phật, phổ biến chính sách cai trị nhân đạo của mình, cũng giống như vua sử dụng các quan chức của mình để làm công việc đó ở trong nước...". Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên rằng đạo Phật đã ảnh hưởng tới đạo Gia Tô không những trên bình diện lễ nghi bên ngoài, mà cả trên bình diện lý thuyết và đạo đức nữa.
Chủ trương tôn trọng tín ngưỡng dân gian, tôn giáo khác, có lòng khoan dung, độ lượng, bất bạo động vẫn mãi mãi là những nét đẹp của văn hóa loài. Trong Dụ đá Virata nổi tiếng (hiện nay được giữ lại trong Viện Bảo tàng Calcutta), Asoka viết: Hỡi các vị Thượng thủ tôn quý, các vị đã biết lòng quý trọng, lòng tin tưởng của tôi đối với Phật, Pháp, Tăng lớn lao đến dường nào! Vua đề cao về giới luật, hành trạng của các bậc Thánh vĩ đại.
10. Tinh Thần hòa hợp
Thiên tử, Vua Piyadasi lệnh cho Đại thần cai trị ở Kosambi rằng: Kẽ nào đã chia rẽ tăng- giàkhông được thâu nhận vào tăng-già nữa. Tăng-già của tỷ-khưu hay tăng-già của tỷ-khưu ni nay đã được hòa hợp, tiếp tục hòa hợp cho đến đời con và cháu của trẫm, và còn dài lâu như mặt trời và mặt trăng còn soi sáng. Kẽ nào, dù là tỷ-khưu hay tỷ-khưu-ni, quấy rối trong tăng già bị buộc phải mặc bạch y và không được sống trong tịnh xá. Ước muốn của trẫm là tăng-già hòa hợp và trường tồn mãi mãi.
11. Vua A Dục, người có công tổ chức kết tập kinh điển lần thứ 3
cuộc kết tập (sangìti) lần thứ III được tổ chức dưới sự bảo trợ của ông. Vào khoảng 218 năm, sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn Phật Giáo Ấn Độ vì được ủng hộ nhiệt tâm của Vua A Dục, dành mọi sự ưu đãi, tạo mọi điều kiện dễ dãi đối với tăng ni, từ vật chất đến tinh thần, đến nỗi có quá nhiều kẻ đã lợi dụng thời cơ này để mượn đạo tạo đời, kẻ ngoại đạo trà trộn vào hàng tăng chúng, tạo ra sự lũng đoạn về mặt sinh hoạt tu học, gây nhiều mối phân tranh, bất hòa hợp trong tăng chúng. Asoka đã làm chấm dứt được sự phân hóa trong nội bộ Phật giáo,Vua A Dục muốn chấn chỉnh lại đạo Phật nên ngài đã mở cuộc khảo hạch Tăng già và đuổi ra khỏi giáo đoàn những người không thông thuộc giáo lý. Asoka đã làm chấm dứt tình trạng phân hóa của 60.000 tăng sĩ tại chùa Asoka đã kéo dài 7 năm.
Vua ra lệnh chư tăng tại chùa làm lễ Bố tát chung. Asoka đã cử các đại thần trong triều đình tại chùa để đốc thúc việc thi hành vương lệnh. Thế nhưng có những vị Tăng không sinh hoạt với chúng và không chịu hành lễ chung cùng với đại chúng vì cho đó là tà giáo ngoại đạo. Sau khi có một số vị Cao tăng bị chết oan, nhà vua đích thân đến chùa để xem xét việc này. Asoka đã hỏi chư tăng do đâu mà có sự cố này, và tội lỗi này có phải do nhà vua gây ra không? Trước ý kiến bất đồng của chư tăng không thể phân định được, Asoka sai sứ triệu thỉnh ngài Moggaliputtatisa (Mục-liên-đế-tu tôn giả), bấy giờ đang ẩn tu tại núi Ahoganga. Ngài từ chối, nhưng do sự khẩn thiết thưa thỉnh đến lần thứ ba nên Ngài đã nhận lời. Ngài hạ sơn, xuôi theo dòng sông Hằng đến thành Hoa Thị. Qua những nghi vấn của Asoka, ngài Moggaliputta đã trả lời: "Không có tội lỗi nếu không có ác tâm trong khi hành động". Nhờ đây mà Asoka gột sạch được những nghi ngờ cũng như hối hận. Nhân đó nhà vua ra lệnh mở đại hội kết tập kinh điển tại Hoa Thị thành kéo dài suốt 9 tháng.
Đức Vua đã cung thỉnh Ngài Mục Kiền Liên Đế Tu (Moggaliputta Tissa), vốn là người đã đắc tam minh, chứng đạt A la hán, làm chủ tọa và triệu tập 999 Tỳ kheo làu thông Tam Tạng, để cùng tham dự Đại Hội kết tập Kinh Điển tại Hoa Thị Thành, nên gọi là cuộc kết tập của 1000 vị A La hán. Kỳ kết tập nầy Ngài Mục Kiền Liên Đế Tu đưa ra "Thuyết sự”(Kathàvattnu), do chính ngài biên soạn, để giải thích và phân biệt rõ ràng về luận lý giữa ngoại đạo với Phật Giáo, nhằm ngăn cản những ngoại đạo tà giáo, tài liệu này sau đó được đưa vào 5 bộ Nikaya và Luận Tạng . Lần kết tập kỳ III kéo dài trong 9 tháng, kết quả là Phật pháp trở lại thanh tịnh, mọi hỗn loạn, cấu uế đều được dẹp trừ.
Đại hội kết tập được sự chủ tọa của ngài Moggaliputta, Asoka ngồi sau một bức rèm chắn để nghe chư tăng trình bày về các điểm sai khác trong giáo pháp Đồng thời nêu lên 62 kiến chấp của ngoại đạo mà Đức Phật đã nêu và lên án trong Kinh Phạm Võng. Nhà vua nghe xong, phân biệt được đâu là chánh, đâu là tà, là chơn, là ngụy. Từ đó Asoka ra lệnh trục xuất một số Tăng sĩ vốn là ngoại đạo đội lốt để phá hoại ra khỏi giáo đoàn, buộc họ trở về đời sống cư sĩ.
Đại hội kết tập kinh điển này lấy tên là "Hoa Thị thành kết tập" và được ghi chép vào khoảng cách 236 năm sau Phật Niết-bàn
12. Vua A Dục, người có công truyền bá đạo Phật trong nước như nước ngoài
Theo sau cuộc Kết Tập Kinh Điển lần thứ 3 (năm 254 TTL), Vua A Dục đã cử nhiều phái đoàn hoằng pháp ra nước ngoài như Tích Lan, Miến Điện, Mã Lai… truyền bá giáo pháp khắp toàn cõi Ấn và ra nước ngoài như Hy Lạp, Ai Cập, Siria, các nước châu Phi và Viễn đông, các địa phương phương Đông, bờ biển Địa Trung Hải, các nước phương Bắc, Nam
Ngoài việc chăm lo đời sống ấm no cho người dân, thương dân như con cái, Vua A Dục còn chăm lo truyền bá ánh sáng của Chánh Pháp đến cho dân chúng trong và ngoài xứ Ấn. Vua A Dục đã hướng dẫn hai người con hoàng thái tử Mahinda (Ma Thẩn Ðà) và công chúa Singhamiha xuất gia làm tăng ni, gia nhập tăng đoàn tu học và sau đó được gởi sang Tích Lan để hoằng pháp vào khoảng giữa thế kỷ thứ 3 TTL. Người con trai Mahinda và cô con gái Sanghamittà gia nhập tăng đoàn vào năm thứ 6 khi ông tại vị, và chính sau nầy Mahinda đã được phái sang Srilanka (Tích Lan) với tư cách là một nhà truyền giáo đến Tích Lan để truyền đạo, đã mang theo 3 tạng kinh điển và một cây Bồ Đề để trồng tại Tích Lan, cây Bồ Đề này hiện nay vẫn còn và là một biểu tượng thiêng liêng cao quý đối với Phật tử Tích Lan. các đoàn truyền giáo của Asoka đã đến tận Ai Cập, Iran và Palestin…
13. Quốc huy và quốc Hiệu
Hiện nay quốc huy của đất nước này chính là bản sao của Trụ đá Vua A Dục tại Vườn Lộc Uyển, còn quốc kỳ thì lấy Bánh Xe Pháp Luân (Dharmachakra) của Phật Giáo làm biểu, con sư tử, con voi.
Tóm lại
Tam tạng thánh điển còn được giữ lại tại Tích Lan cho đến ngày hôm nay. Đây là nguồn văn hóa lớn lao của nhân loại đã một thời làm hưng thịnh tại xứ Ấn, chủ trương giới thiệu chánh pháp, chánh trí, chánh hạnh và thống nhất các dị biệt giữa 18 bộ phái Phật giáo vì an lạc hạnh phúc cho đời. Đại đế Asoka đã từ giã cõi Ấn suốt cả 23 thế kỷ trôi qua mà cuộc đời và sự nghiệp vẫn còn sáng mãi ở trần gian. Đó là thành quả lớn nhất của Asoka đã đóng góp cho đời lẫn đạo mà trang sử không bao giờ lãng quên được. "A-Dục Vương là vị vua Phật giáo đầu tiên", "A-Dục Vương được gắn liền với Phật giáo đại chúng, và với việc tiến hành rất nhiệt tâm những hoạt động tôn giáo như hành hương và chiêm bái các Xá-lợi qua vấn đề ông ta quan tâm đến việc xây dựng ngôi bảo tháp và điện thờ", rồi thì "A-Dục Vương là nhân vật chính trị và tâm linh vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ xưa".
Đúng như lời người xưa đã tán thán:
"Mỗi bước chân là một bản đạo ca hùng tráng, Mỗi bước chân là một trang sử oai hùng, Mỗi bước chân làm chấn động khắp non sông, Mỗi bước chân làm lợi ích muôn loài trên hoàn vũ".
1. Vua Ashoka / A Dục Vương
2. Thời niên thiếu của vua ashoka
3. Hoàn cảnh đất nước trước khi thôi vị vua
4. Trở thành vị Vua Phật tử chân chánh
5. Nguyên nhân Vua trở thành vị vua thuần chánh và hộ trì chánh Pháp
6. Chiêm bái thánh tích Phật giáo
7. Ngôn ngữ
8. Tôn kính, thương yêu chăm sóc với nhau
9. Từ thiện xã hội gồm có chăm lo y tế, và nuôi dưỡng lòng từ, không phân chia gia cấp
10. Tinh Thần hòa hợp
11. Vua A Dục, người có công tổ chức kết tập kinh điển lần thứ 3
12. Vua A Dục, người có công truyền bá đạo Phật trong nước như nước ngoài
13. Quốc huy và quốc Hiệu