Sunday, 30 June 2013

Pháp thoại Phiên Tả- Kinh Dược Sư--Dharma Transcription

   
 (Please click to watch this movie)


Thích Trừng Sỹ giảng ý nghĩa và nguồn gốc của Kinh Dược Sư.
Ven. Thich Trung Sy preaches the meanings and originality of the Medicine Sutra at Cổ Lâm Temple, Seattle, Washington State, on February 12, 2012.

Pháp thoại: Kinh Dược Sư


        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính bạch Hoà Thượng viện chủ, kính thưa qúy Thầy Cô cùng toàn thể đại chúng hiện diện trong đạo tràng ngày hôm nay!
Lời nói đầu tiên là chúng con xin gởi lời thăm sức khỏe Hoà Thượng, cùng Chư Tôn Đức Tăng Ni, và tất cả qúy vị trong đạo tràng hiện diện nơi đây sức khoẻ dồi dào và thân tâm an lạc!
Và hôm nay xin kể một câu chuyện ngắn, như qúy vị biết, Kinh Dược Sư mình vừa tụng là xuất xứ hồi nào không?


Hôm nay nhân ngày đầu năm, thì xin nói xuất xứ về Kinh này. Để qúy vị biết, và sau này qúy vị hành trì dễ và mình phát tâm ăn chay và niệm Phật dễ dàng.
Thưa qúy vị,
Qúy vị biết là khi Đức Thế Tôn, thành đạo dưới gốc Bồ Đề Đạo Tràng (Bohdigaya). Lúc đó, trong lộ trình Đức Thế Tôn cùng các Thánh Đệ tử đi về để hoằng dương Chánh Pháp. Tới Vasali, nơi đó có hai điển tích, khi nào qúy vị có duyên đi Ấn Độ thì qúy vị sẽ biết được.  Khi Đức Phật đi tu và ở trong rừng thì có chỗ con khỉ dâng trái cây cúng dường Đức Thế Tôn, nơi thứ hai là nơi Đức Phật độ cho người nữ xuất gia. Ở tại Vasali là như vậy.
        Ngay lúc lộ trình Đức Thế Tôn dẫn các hàng Đệ tử đi hoằng dương Chánh Pháp, và lúc bấy giờ qúy vị biết ở Vasali là hầu hết bị mất mùa, không có mưa để hoa trái được tươi tốt. Biết vậy, Đức Phật và các hàng Thánh Đệ tử đi tới Vasali, thì đi vào nơi đó vào dịp mùa Xuân, và Đức Phật và hàng Đệ tử mới lập Đạo tràng để tụng Kinh niệm Phật, và ngồi Thiền. Và ngay lúc ấy dân chúng địa phương nơi đó, mới thưa “Bạch Đức Thế Tôn, Bạch Đức Thế Tôn và Chư vị Thánh Tăng! Ở nơi đây đã bị mất mùa lâu rồi, cho nên chúng con không có mưa, và bây giờ xin bạch Đức Thế Tôn làm thế nào đó rằng chúng con không muốn cầu điều gì trước mà chỉ là cầu mưa để có mưa, thời tiết thuận hoà, cho nên mới có cây cỏ hoa lá, cây cỏ xanh tốt."  Thì Đức Phật nói “yên tâm”, và Đức Phật cùng hàng Thánh Đệ tử thiết lập Đạo Tràng. Cũng như mỗi mùa Xuân, chúng ta về chúng ta về tụng Kinh, niệm Phật. 
Hàng năm như vậy, Đức Phật cùng hàng Thánh Đệ tử, cũng về thiết lập Đạo tràng, nhưng chưa có đủ người xuất gia tụng kinh, niệm Phật. Và đồng thời, Đức Phật và các vị Đệ tử mới kêu dân chúng, chư Tăng và các vị xuất gia rồi, tụng Kinh niệm Phật rồi chưa có đủ, nhưng mà các vị ở xung quanh xóm làng, cùng về nơi đây cùng qúy Thầy, cùng qúy chư Tăng niệm Phật, một người tụng Kinh niệm Phật, năng lượng ít, nhưng nhiều người tụng kinh niệm Phật thì năng lượng rất là nhiều, cho nên người tu tập rồi ta gọi là cộng đồng tu tập. Một người tu tập chưa có ăn thua gì hết, gia đình tu tập mới an bình, thêm gia đình nữa tu tập và xóm tu tập thì năng lượng tâm linh mới an bình. Thấy chưa? Rất là hay.


Thì khi Đức Phật tụng Kinh rồi, các hàng đệ tử và các hàng dân chúng địa phương cùng niệm Phật, tụng Kinh như vậy thì đầu mùa Xuân, và một tháng như vậy thì qúy vị biết sao không? Chư Thiên Hộ Pháp động lòng vì thấy Đức Phật và các Đệ tử tu tốt và các vị Phật tử cũng tu ngon lành… Cho nên chư Thiên, thần Mưa, cũng động lòng cái tâm từ cho nên cho mây bay và mưa.

Vì vậy, qúy vị thấy chưa nơi nào có tu tập, gia đình nào có tu tập, là nơi đó gia đình an lạc.  Cho nên qúy vị nhớ đó, cho nên khi Đức Phật tu tập rồi, hàng đệ tử xuất gia tu tập rồi, hàng đệ tử tại gia tu tập. Cho nên, chư Thiên Hộ Pháp động cái tâm, và các vị ấy rủ nhau và đem giọt mưa an lành xuống cho quần chúng nơi đó. Lúc bấy giờ, cỏ cây mùa màng, và thấm nhuần ơn giáo pháp của Đức Thế Tôn.
Và từ đó về sau, mưa này có hai ý, thứ nhất là mưa thiên nhiên, thứ hai là mưa pháp. Nhờ mưa pháp thì năng lượng tâm linh lúc bấy giờ, cộng đồng toả ra, sức tu tập toả ra, lúc bấy giờ năng lực tu tập nhiều khiến cho chư Thiên động tâm từ bi xuống, nhân đó Đức Phật, mới nói bài Kinh Dược Sư này. 


Qúy vị nhớ đó, Kinh Dược Sư này Đức Phật giảng ở Vasali, vào mùa Xuân cùng với hàng Thánh đệ tử và Kinh Dược Sư này có 12 Lời Nguyện và một trong 12 Lời Nguyện này như Qúy vị biết, nói là “Các vị dù ở nơi nào, dù ở đâu, dù ở địa phương nào, dù ở phương Đông, dù ở phương Tây, dù ở phương Nam hay ở phương Bắc, qúy vị luôn luôn lúc nào, mỗi chúng ta đều có Đạo tràng tu tập. Mỗi chúng ta đều có tu tập, mỗi gia đình chúng ta đều có đạo tràng tu tập, thì lúc bấy giờ, Đức Phật mới nói một trong 12 Lời Nguyện là lúc nào cũng tụng Kinh, ăn chay, và niệm Phật.



Do đó, mỗi năm vào đầu mùa Xuân là mỗi chùa chúng ta đều thiết lễ tụng Kinh như vừa rồi, để nước cúng. Như hôm bữa Ôn có dạy đó, cứ mỗi lần uống nước là niệm “Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật”, từ đó 2632 năm tới giờ, hơn 2500 năm, hơn 26 thế kỷ lưu truyền mãi cho đến bấy giờ, cho nên không những chúng ta tụng Kinh rồi, chúng ta về nhà mỗi buổi tối chúng ta tụng Kinh niệm Phật. Thì chúng ta cầu an cho chính mình.


Khi Đạo tràng bắt đầu thiết lễ như vậy đó, thì các hàng Phật tử mới ghi danh sách tên mình dâng lên Đức Thế Tôn, và thưa “Bạch Đức Thế Tôn và chư Thánh đệ tử khi đọc Kinh nhớ cầu an cho con nha, đọc tên cho con nha!” Thời xưa và thời nay đâu có khác, ví dụ “Con có chút quà cúng dường cho đại chư Tăng, còn khi tụng Kinh là nhớ đọc tên con đó nha, còn không đọc tên con là con không đi đâu!”
Như vậy là không được, những người có đi chùa nghe Kinh niệm Phật, vừa có nghe tên mình thì mình thích liền. Khi vừa nghe tên mình là lật đật đứng dậy lạy liền. Qúy vị thấy không, cứ nghe tên mình là tự động lạy xuống chấm đầu lạy và ngồi tiếp. Khi mà trong Đạo tràng tụng Kinh niệm Phật mà không có tên mình thì lúc đó thì sao? Qúy vị sẽ nói hồi nãy tụng Kinh, niệm Phật mà không thấy tên của tui?
Qúy vị thấy chưa? Đó là những người có về chùa có tụng Kinh, có niệm Phật đầu năm như vậy. Đó là các vị Phật tử có tụng Kinh cùng với Đức Phật và hàng đệ tử. Trong đó, còn có một số vị Phật tử  thưa “Bạch Đức Thế Tôn và chư Thánh đệ tử! Con bận qúa, làm ăn luôn, lúc nào cũng đi làm ăn, không có thời gian đi tụng Kinh cho nên chỉ ghi cái tên của con và ngày sinh để đến ngày đọc được không? Đức Phật nói “Đó là tâm thành cầu an của mình cũng được, nhưng lần đầu thì được nhưng lần thứ hai, thứ ba không được đâu nha!”
Vì khi anh/(qúy vị) có thành tâm, có lòng thành thì được, chứ không phải ghi tên là được. Để cho chư Tăng đọc là được, còn qúy vị về, thì khi nói về đọc tụng là gì cũng không biết, nói về cầu an là gì cũng không biết.
Do đó, Đức Phật dạy rằng lần đầu thì được, còn lần thứ hai thì không được, phải về Chùa tụng Kinh, niệm Phật. Thứ nhất, là để nhìn ánh hào quang của Đức Thế Tôn, nhìn chư Tăng và gần gũi các cộng đồng.  Qúy vị Phật tử với nhau, mặt đối mặt với nhau, thì tâm linh của qúy vị người này toả ra cho người này, người kia toả ra cho người kia, thì lúc bấy giờ soi sáng khắp Đạo tràng, thì Đạo tràng chúng ta an lạc. Thì lúc đó, khi mà chúng ta có hành trì, an lạc rồi thì lúc bấy giờ, thân an lạc thì tâm cũng an lạc.  Mình an lạc thì gia đình mình an lạc. Ông an lạc thì bà an lạc.  Thì khi hai ông bà an lạc, thì như vậy mấy đứa con cũng noi gương cha mẹ nên cũng an lạc.
Cho nên đến giờ tụng Kinh niệm Phật mà chỉ để đưa chư Tăng tụng niệm, mà lúc đó mình không chịu về. Thì lúc đó như Đức Phật đã nói “lần đầu thì mình tưởng nghĩ đến Chư Phật, nhưng lần thứ hai thì không được, thì nhớ lần thứ hai về chùa nha!” Thì có các vị thí chủ nghe lời dạy của Đức Phật thì họ nói “Mô Phật, con nghe như vậy nên lần thứ hai con cũng tranh thủ đi về chùa.” Cho nên có hành trì có tụng Kinh, niệm Phật, thì mình mới có năng lượng tâm linh an lành, nhiều năng lượng tâm linh có tu tập thì mới có Đạo tràng an lạc nhiều,  qúy vị đồng ý không?
Cho nên qúy vị có tu tập thì có năng lượng mới nhiều, thì do đó Đức Phật nói lần thứ hai qúy vị cố gắng.  Thì do như vậy thì mỗi lần chủ nhật, qúy vị về chùa rất là có ý nghĩa.  Thì từ đó, nghi lễ này đã được lưu truyền hơn 26 thế kỷ tới nay.
Cứ mỗi mùa Xuân, chúng ta dù ở nơi nào, ở phương Đông, hoặc ở phương Tây, chúng thiết lập Đạo tràng, chúng ta tụng Kinh, niệm Phật có năng lượng từ bi  trong tâm chúng ta, thì lúc bấy giờ nó ảnh hưởng với nhau. Qúy vị thấy không?
Do đó, qúy vị nhớ mỗi mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu, mùa Đông, qúy vị ghi danh sách về tụng Kinh, niệm Phật, thì qúy vị nhớ là khi qúy vị có bận rộn, trong 24 tiếng đồng hồ, dù mình có bận thì bận, trong một tuần mình để dành 1 tiếng đồng hồ, 2 tiếng đồng hồ, thứ nhất là mình thăm chùa, thứ hai là mình sống trong môi trường tu học, thứ ba là mình gặp bà con bạn bè. Lúc đó, qúy vị rất vui và an lạc. Nhờ như vậy năng lượng tâm linh chúng ta có.
Khi mà qúy vị biết và hiểu được lời dạy của Đức Phật thì qúy vị cố gắng, nhớ ghi tên cầu an, hoặc cầu siêu thì qúy vị nhớ tụng Kinh, niệm Phật, về Chùa nơi Đạo tràng của chúng ta niệm Phật, ngay cả ở chùa, mà ngay cả ở nhà chúng ta cũng để dành 15 phút sáng niệm Phật hay ngồi Thiền tĩnh tâm, niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” thì rất là an lạc.  Mỗi câu niệm Phật ở trong tâm của mình thì tà niệm nó rơi ra ngoài, nó rớt ra ngoài thì mình thâu cái năng lượng tâm linh vô, thì năng lượng tạp niệm nó rớt ra ngoài. Càng có năng lượng tâm linh thì năng lượng từ bi mình mới có.


Khi mà qúy vị có năng lượng tu tập thì ai nhìn qúy vị cũng vui hết, trên khuôn mặt qúy vị, ai thấy cũng vui hết đó, cho nên an lạc là  vậy đó. Từ lúc người thời đó cho tới sau này, và cho nên trang 35 chút nữa qúy vị sẽ đọc đó, hôm bữa nói rồi nhưng nói thêm qúy vị biết “Dầu mặt trăng có rơi đi, mặt trời có rụng xuống, nhưng lời dạy của Đức Thế Tôn không bao giờ sai trái” nghĩa là dù là mặt trời, mặt trăng, sao hoả có rơi rụng đi nữa, thì khi qúy vị có thực tập lời dạy của Đức Thế Tôn thì qúy vị sẽ không bao giờ khổ đau, và luôn luôn lúc nào cũng an lạc.


Cho nên Đức Phật nói Kinh Dược Sư, mỗi mùa Xuân chúng ta tụng Kinh, niệm Phật là như vậy đó. Cho nên qúy vị nhớ mỗi tháng trong mùa Xuân, qúy vị phát tâm ăn chay một tháng rất là ý nghĩa. Cho nên từ đó về sau lưu truyền mãi cho đến bây giờ, mỗi mùa Xuân dù chúng ta ở đâu cũng nhớ đến Kinh Dược Sư.
Qúy vị phải biết Kinh Dược Sư là gì? Dược là gì? Dược là thuốc, Sư là gì? Sư là Thầy, Master. Medicine Master. Thầy thuốc này có hai loại: 1 là trị về thân, thân thì mình có thuốc mình trị, nhưng thuốc bình thường, thuốc vật lý, thì thuốc đó là thuốc nhân tạo chỉ trị cho thân chúng ta thôi. Nhưng mà thuốc đó không trị được tâm, muốn trị được tâm thì qúy vị phải làm sao? 
Qúy vị phải tụng Kinh, niệm Phật, ăn chay, làm thiện thì nhờ những việc như vậy đó, thì ánh sáng, và năng lượng tu tập của chúng ta, mỗi chúng ta có tu tập, và năng lượng như vậy đó thì lúc bấy sự tu tập chúng ta mới an lạc, mới huân tập lần lần.
Lúc bấy giờ chỉ có thuốc đó thực tập theo phương pháp của Đức Thế Tôn, thì thuốc đó mới trị được tâm. Qúy vị đồng ý không?
Khi mà cái tâm an lạc rồi thì cái não phiền ít, thì lúc bấy giờ thân an thì tâm an.
Thưa qúy vị, mình nghe qua bài pháp thoại ngắn nhưng qúy vị biết Kinh Dược Sư này xuất xứ tại Vasali, nơi Đức Thế Tôn và hàng Thánh đệ tử đi đến Vasali, trên đường đi nóng bỏng nhưng nhờ Đạo tràng tu tập cảm động lòng người chưa đủ, cảm động lên cả đến chư Thiên và các vị Hộ Phất Thiện Thần bắt đầu đem cái tâm từ rải nước cam lồ xuống thì dân chúng ở nơi đó an lạc thấm nhuần và cây cỏ tươi tốt. Tốt cho cây cỏ đồng thời cũng tốt cho tâm của chúng ta, qúy vị thấy chưa?


Và từ đó về sau, Kinhh này lưu truyền đến nay, và mỗi chúng ta dù ở đâu và nơi nào, mỗi gia đình chúng ta có tụng Kinh, niệm Phật, thì năng lượng tâm linh, năng lượng từ bi, ánh sáng từ bi, của chúng ta có, thì qúy vị cố gắng hành trì lời dạy của Đức Phật, từ xưa đến nay, qúy vị hành trì như vậy thì mỗi chúng ta cố gắng hành trì như vậy thì rất là an lạc.
Lời dạy của Đức Phật đầu năm, thì qúy vị biết Kinh Dược Sư xuất xứ từ đó và qúy vị cố gắng hành trì khi mà tới mùa Đông rồi, mùa hạ, mùa thu thì chúng ta cũng cố gắng hành trì như thưởng, ăn chay, niệm Phật cũng như thường, qúy vị đồng ý không?

Dạ Nam Mô A Di Đà Phật!

Một lần nữa trước khi dứt lời chúng con kính chúc Hoà Thượng Viện chủ cùng chư Tôn Đức Tăng Ni ở đây cùng Đạo tràng hiện diện nơi đây sức khoẻ dồi dào, thân tâm an lạc. Kính chúc toàn thể qúy vị lúc nào cũng luôn luôn nhớ lời dạy của Đức Phật, chúng ta ăn chay, niệm Phật, và tụng Kinh đem hạt giống an lành cho chúng ta và đồng thời cũng đem cho con cái, gia đình của chúng ta, và mỗi chúng ta làm việc thiện. Và khi chúng ta làm việc thiện, thì chúng ta góp phần xây dựng gia đình, quê hương, làng xóm của chúng ta thái bình, và hoà bình bắt đầu từ đây.
Một lần nữa kính chúc qúy vị thân tâm an lạc, đem năng lượng tâm linh của qúy vị về đến cho người thân, người thương, trong gia đình qúy vị.


“Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật!”
(Xin mời xem Chú Dược Sư
Click to watch Medecine Buddha Mantra)