Sunday, 30 June 2013

Pháp Thoại Phiên Tả: Tam Bảo--Dharma Transcription


Thầy Trừng Sỹ giảng pháp tại Chùa Hoa Nghiêm với tựa đề Giữ gìn hạt giống Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) tại tiểu bang Virginia  tháng 6, năm 2010.
Ven. Trừng Sỹ preached the Dharma at Hoa Nghiêm Pagoda with the topic of keeping the seeds of Triple Gem (Buddha, Dharma, and Sangha) in Virginia State on June 10, 2010.

    (Please click to watch this movie)


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Hôm nay có duyên lành về đây, xin có vài lời pháp nhũ cho đại chúng. Trước khi chúng ta nghe pháp và nói pháp, thì lời nói đầu tiên.
Kính chúc Thầy trụ trì cũng như nhiều vị Thầy ở đây, cũng như bác Hội trưởng cùng toàn thể hội chúng thân tâm an lạc và Phật sự an lành.
Thưa qúy vị duyên lành là thật ra mình sống nơi nào và ở đâu cũng vậy, ở xứ nào cũng vậy mình “Giữ Gìn Hạt giống Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng)” là tốt nhất.

Nghe nói ngôi chùa này là được xây trong vòng 25 năm, và qúy vị coi như là mình tính thì ngắn cũng không ngắn mà dài cũng không dài. Nếu mình tính theo tuổi con người mình thì mình nói là 100 năm. Mỗi chúng ta sống là 100 năm, mà 25 năm tức là ¼ thế kỷ. Một người con trong gia đình lớn lên thì nếu là một người nam hoặc người nữ thì lập nghiệp được, tuổi chúng ta là làm việc được hoặc trưởng thành. Còn ngôi chùa này đã hình thành từ đó đến giờ được 25 năm, thì 25 năm đó thì qúy vị thấy thời gian đó cũng rất là dài.
Cho nên sự đương đầu, bất cứ một khía cạnh nào, nó không phải ít. Ở đó, qúy vị biết hình thành được ngôi chùa như vậy thì như qúy vị thấy là đã được 80, 90% rồi. Rất là hạnh phúc ở nơi đây. Mình sống nơi nào cũng vậy, ở đó ngôi chùa tâm linh của mình. Mình là người VN mà có một ngôi chùa như vậy là một ngôi chùa tâm linh, mà nghe nói là phải xin giấy phép trong 10 năm. Mà bây giờ mình xin được và là 25 năm ngôi chùa được hình thành như vậy. Cái hạnh phúc cho chúng ta ở đây là ngôi chùa này cho chúng ta sinh hoạt đời sống tâm linh của chúng ta.




        Qúy vị biết là trong gia đình của chúng ta, thường thường là nó có hai, một là gia đình huyết thống và hai là gia đình tâm linh.    Gia đình tâm linh là gồm có Đức Phật, có Tổ, có Đức Mẹ Hiền Quan Thế Âm, có qúy Thầy có qúy Sư Cô. Gia đình huyết thống là mỗi chúng ta lớn lên là đều có lập gia đình hết, nếu mà ở đời là chúng ta phải có gia đình, có vợ chồng. Cho nên, trong gia đình huyết thống chúng ta có ông có bà, có con, có cái gọi là gia đình huyết thống.
Hai gia đình này chúng ta nương tựa lẫn nhau. Chúng ta lớn lên là chúng ta có gia đình tâm linh và gia đình huyết thống nương tựa lẫn nhau. Nhờ hai gia đình này nương tựa lẫn nhau mà chúng ta có đời sống thật an lạc và vững chãi.
Nếu một trong hai gia đình này mà chúng ta thiếu là chúng ta hụt hẫng. Cũng như có con chim mà có hai chiếc cánh, một cái cánh chỉ cho gia đình huyết thống, một cánh chỉ cho gia đình tâm linh. Nếu mà con chim chỉ có một cái cánh thì nó chỉ bay là là, thì người ta sẽ mần thịt nó đi.
Qúy vị thấy chưa? Mà nó có đầy đủ hai cánh thì nó bay lên trên không gian thì nó có hương vị giải thoát và an lạc.  Cũng vậychúng ta có đời sống gia đình huyết thống và gia đình tâm linh, chúng ta sẽ có đời sống rất là an lạc và giải thoát.  Nhờ như vậy, chúng ta mới nương vào ngôi chùa.

Qúy vị biết người ta định nghĩa ngôi chùa là gì không? Nếu định nghĩa theo thơ là:

“Chùa là văn hoá, quê hương,
Là nơi thể hiện tình thương dạt dào”

Văn hóa là văn hoá của Việt nam đó. Hễ mà nói đến người Việt là mình phải nói đến ngôi chùa. Cho nên, mình đi ở đâu, tất cả nơi nào mình cũng nhớ được ngôi chùa tâm linh của mình. Chúng ta có một ngôi chùa, để chúng ta tới ngày Chủ nhật và Thứ Bảy mỗi tuần chúng ta gặp nhau. Ít nhất là mình gặp nhau tay bắt, mặt mừng, gặp nhau mình chào hỏi như vậy, là mình tăng trưởng lòng thân thiện.
Cho nên có ngôi chùa để chúng ta gần gũi, chúng ta gieo hạt giống tình thương vào đó. Cho nên, Chùa là văn hoá, quê hương, và quê hương là văn hoá ở đó đó. Cho nên, mình đi đâu, ở đâu mình cũng có đời sống tâm linh rất là cao.
Thứ hai chùa là gì?


Chùa là:

Mỗi người, mỗi nước, mỗi non,
Bước vào cửa đạo (Phật), là con một chùa”

Cửa Phật là cửa từ bi lúc nào cũng mở ra, luôn luôn lúc nào cũng đón chào gia đình tâm linh và gia đình huyết thống của chúng ta về đây để sinh hoạt với nhau, về đây để nương tựa với nhau. Do đó, ngôi chùa ở đây mà hình thành được như vậy, thì rất là an, rất là lạc. Có như vậy, thì chúng ta mới giới thiệu thành phần con cháu của chúng ta.
Ở nơi xứ này, mà chúng ta giới thiệu những hạt giống trẻ, những đứa trẻ em, những người không biết được chùa chiền mà chúng ta là người cha, người mẹ, chúng ta hướng dẫn được đây là văn hóa, đây là nguồn gốc người Việt của chúng ta, là nguồn gốc tâm linh của chúng ta.  Đạo của chúng ta cho nên chúng ta phải giữ.
“Dầu ai nói ngã nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
Kiềng ba chân là gì? Nói nôm na là ghế có ba chân, Nhưng nói ở đây, thì qúy vị biết đó là Tam Bảo (Phật, Pháp, và Tăng).



Phật là Thầy chỉ đạo, qúy vị vừa đọc đó và phải nếm được vị đó thì mới hấp dẫn, thì mới an lạc được. Qúy vị đọc theo Thầy lại nha, mặc dầu mình đọc, tụng nhưng mình chỉ thoáng qua thôi. Nhưng nhiều khi có nhà Sư nhắc lại, thì qúy vị cảm thấy nhớ lâu lâu và sâu nữa, những hạt giống tâm linh mình đã có.
Qúy vị ngồi thoải mái và đọc theo nha:

“Phật là Thầy chỉ đạo
Bậc tỉnh thức vẹn toàn,
Tướng tốt đoan trang,
Trí và Bi viên mãn,”


Và thứ hai Pháp là gì?
“Pháp là con đường sáng,
Dẫn người thoát cõi mê,
Đưa con trở về,
Sống cuộc đời tỉnh thức,”


Tăng là ngoài các Thầy Cô ra, mà tất cả đoàn thể có tu tập, có hành trì tất cả các hình thức đó đều gọi là Tăng chứ không phải đầu tròn áo vuông không đâu. Tăng là những người nào có về chùa sinh hoạt, hàng ngày, hàng tuần, nhắc nhở hạt giống tâm linh của chúng ta, dùng nước cam lồ tưới tẩm hạt giống tâm linh của chúng ta. Nhắc nhở con cháu của chúng ta ngày hôm nay là ngày tu tập, chúng ta về chùa tưới tẩm hạt giống an lành cho chúng ta thì đó gọi là Tăng, là nơi có sinh hoạt, có tu tập, nơi nào có tụng Kinh, có Cầu siêu, có hướng dẫn đời sống tâm linh, thì gọi là Tăng. Qúy vị thấy chưa? Chứ không phải Tăng là hình thức của mấy Thầy đâu, Tăng là cộng đồng tu tập, là nơi nào có tu tập, Tăng là chỉ cho tại gia và Xuất gia, thì gọi là Tăng.
Hình thức người Xuất gia thì gọi là Tăng Xuất gia, hình thức mà qúy vị còn để tóc thì qúy vị sinh hoạt đời sống tâm linh, hàng tuần như vậy, về chùa như vậy, , có tu tập, có sinh hoạt đời sống tâm linh như vậy đó, thì gọi là Tăng, qúy vị thấy chưa?
Chứ không phải hình thức như mấy Thầy gọi là Tăng, đó là Tăng người Xuất gia, còn hình thức sinh hoạt cộng đồng Phật tử đoàn tụ như vậy thì gọi là gia đình huyết thống gọi là Tăng, qúy vị nắm vững ở đây chưa? Và qúy vị đọc theo nha:
 “Tăng là toàn thể đẹp,
Cùng đi trên đường vui
Tu tập giải thoát,
Làm an lạc cuộc đời”

Qúy vị thấy chưa? Nhờ mình có cộng đồng. Ở đây mình nói thật, ở nhà mình có nhiều lắm là hai, ba mình hoặc cùng lắm là bốn mình thôi. Nhưng mà lên chùa qúy vị thấy chưa, có nhiều mình tức là “Tăng là toàn thể đẹp” cùng nhau tu tập, thì toàn thể very beautiful. Đẹp chứ gì nữa?
 “Cùng đi trên đường vui”, qúy vị thấy vui không, ở nhà mình có sinh hoạt, mình thấy nhau mình chắp tay niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” chào anh, chào Cô hay chào Bác… Qúy vị thấy chưa? Mà mình chào như vậy thì mình thấy gần gũi chưa? Mình thấy người kia mỉm một nụ cười. Nở một nụ cười trên môi, thì qúy vị thấy an lạc chưa? Cho nên Tăng là “Cùng đi trên đường vui”, vui không? Nếu không vui sao mình ngồi đây. Cho nên, mình có đời sống tâm linh tăng trưởng, chúng ta cùng nhau tưới hạt giống tâm linh của chúng ta ngày càng phát triển lên.

Cho nên Tăng là “Cùng đi trên đường vui” và đường vui để làm gì? Để tu tập và để giải thoát (cultivation and deliverance), có nghĩa là cùng nhau giải thoát.  Qúy vị đừng nói giải thoát nghe nặng nề, đừng nghĩ giải thoát sinh tử luân hồi…
Giải thoát là gì? Hôm nay, chúng ta hiểu được lời dạy của Đức Phật, chúng ta bỏ bớt điều ác, chúng ta làm việc thiện, bỏ bớt điều gì xấu, bỏ bớt, bỏ bớt dần, nghĩa là chúng ta giải thoát từng phần.  Hôm nay, chúng ta chưa nghe Thầy giảng dạy, chưa nghe các vị bạn đồng tu của mình và nói:
“Đừng làm các điều ác,
Hãy làm các điều lành,
Giữ tâm ý trong sạch,
Là điều chư Phật dạy.”
(Pháp Cú 183)


Qúy vị hiểu được như vậy, hôm nay chúng ta nghe các bạn đồng tu, mình đi chùa, mình nghe Sư Thầy này giảng, nghe bạn mình nói: “Trời bữa nay, có Ông Sư tròn tròn giảng như vậy đó”.
Mình hiểu Tăng là như vậy đó. Mình giải thoát mình bỏ những gì khúc mắc, những gì sầu muộn. Mình mà bỏ những gì sầu muộn lần lần thì hạnh phúc thấm dần trong thân tâm, qúy vị thấy không?

Cho nên hạnh phúc thấm nhuần thân tâm, thì cái buồn phiền, cái giận hờn bỏ bớt đi thì gọi là giải thoát. Tu là qúa trình chuyển hoá bữa nay một ít, bữa mai một ít, gọi là giải thoát từng phần. Hôm qua, mình thấy ổng mình muốn đánh, nghĩa là trong đời sống gia đình ông chồng mình nói cái gì đó…Tui thấy ông không có dễ thương gì hết. Nhưng qua đến mai ông có tu tập, có hành trì, có đi chùa, có niệm Phật, ổng có người bạn, mình thấy vậy nói ‘Trời hôm qua tui thấy ông không dễ thương, nhưng hôm nay tui thấy ông dễ thương thiệt đó.’ Qúy vị thấy chưa?

Mấy anh trai, chị gái thấy điều đó đúng không?    Hôm dqua, đứa con nói mình không dễ thương, nhưng quá trình bữa nay, nhờ nó đi chùa, thấy bạn bè mình sống đời sống tâm linh, về nó nói với mẹ nó, với cha nó bằng lời nói dễ thương, nó nói như vậy đó… Đời sống dễ thương, đem tình thương như vậy đó, qúy vị hiểu chưa? Đó là giải thoát những sầu muộn, những khó khăn, những lời nói qua, lời nói lại, không có đẹp hôm qua, nhưng hôm nay mình nói dễ thương nghĩa là giải thoát từng phần. Qúy vị thấy chữ giải thoát gần gũi không?
Chứ đừng nói giải thoát, thoát ly sinh tử luân hồi, mình thấy nó xa quá à. Khi nào định nghĩa chữ sinh, tử luân hồi cho nghe, nhưng mà bây giờ nói như vậy cho mình biết đời sống chúng ta, đời sống lứa đôi. Đời sống vợ chồng, chúng ta có đời sống gần gũi như vậy, bữa nay mình chưa hiểu ổng, và ổng chưa hiểu mình, nhưng nhờ mình có tu tập, mình có nghe được giáo lý Đức Phật, mình có nghe người bạn đồng tu mình nói như vậy, thì mình hiểu được càng thấm nhuần lời dạy của Đức Phật.  Bữa nay, mình nghe ổng không có ngon, mai mình nghe ngon hơn. Mình dùng lời nói dễ thương hơn, thì như vậy giải thoát, qúy vị thấy chưa, thấy giải thoát gần gũi chưa?



Nhờ tu tập, nhờ cộng đồng mình về tu tập với nhau, hàng ngày thứ Bảy, Chủ nhật, và nhờ mình sinh hoạt cùng các bạn, đồng tu, có bạn bên cạnh, còn hạnh phúc gì bằng. Qúy vị thấy không? Có đời sống tâm linh, mình về sinh hoạt với nhau như vậy đó. Có cộng đồng tu tập, cho nên mình mới hiểu và mới giải thoát. Ông tu tập và giải thoát để làm gì?   “Làm an lạc cuộc đời”. Qúy vị, qúy bác, các anh, đại chúng đồng ý không?
Bây giờ đến câu cuối mới quan trọng, hồi nãy ba câu trên chúng ta đã hiểu rõ Phật là thế nào, Pháp là thế nào và Tăng là thế nào? Nhưng để có dịp, mình phải phân tích: “Quy y Phật như thế nào? Là không đoạ địa ngục, để Thầy sẽ nói thêm, nhưng đại khái giới thiệu cho qúy vị hạt giống tâm linh của chúng ta, là Phật, Pháp và Tăng. Khi mà chúng ta có hạt giống Phật, Pháp và Tăng rồi, thì đi đâu chúng ta cũng an lạc hết. Bây giờ câu đoạn cuối này, qúy vị đọc theo nha, qúy vị nói theo Thầy nha:
“Đệ tử nương nhờ Tam Bảo, biết Tam Bảo của tự tâm”, qúy vị thấy chưa? Thường thường mình quy y Phật mà không hành trì giáo lý Đức Phật, ai không hiểu giáo lý Đức Phật thì đến khi đi lên chùa. Quy y Phật ở trên chùa, không biết về nhà mình không biết quy y Đức Phật ở đâu nữa, cho nên mình không biết Đức Phật ở trong tâm mình đây này. Cho nên qúy vị biết Tam Bảo của tự tâm, tự là mình tâm, là tâm của mình.




Cho nên mình về mà hai vợ chồng đánh lộn với nhau, hay là ổng bả, đứa con đánh lộn với nhau, đánh lộn với ba mẹ mình đó. Thì khi chuẩn bị đánh với nhau, thì qúy vị biết sao không? Thì lúc đó Tam Bảo tự tâm này tổn thương, do đó đời sống tâm linh của vợ chồng, lưá đôi này cũng tổn thương, cho nên mình là Phật tử mình quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng rồi, thì khi qúy vị nổi giận lên, nói giận. Thì mình khuyên bà xã mình ‘đó tui thấy bà đó, hạt giống Phật trong tâm của bà giận rồi đó, đừng có tưới tẩm hạt giống giận, bà cố gắng làm cho dịu nha không? Mà bà chịu như vậy thì hạt giống từ bi của bà nó tăng trưởng, tui thấy như vậy tui càng ngày càng thương bà, ông cũng vậy.
Cho nên Qúy vị biết không?  Quy y Tam Bảo là quy y Phật, Pháp, Tăng trong tâm, qúy vị quy y như vậy là mình đây này. Thực hành được như vậy thì mình thấy Phật, Pháp, Tăng trong tâm của chúng ta. Khi mà chúng ta giận đời sống lứa đôi hay trong gia đình, con cái vậy đó. Thì mình biết là đừng có giận nha con, hạt giống Phật Pháp trong tâm của con xấu đi, héo đi, cho nên con phải giữ và lúc nào cũng vun trồng, nói với mẹ hoặc nói với cha nha’, qúy vị nói được như vậy, hiểu được như vậy.
Khi ai hoặc cái người đối phương của mình đó, mà mặt mình tự nhiên héo sầu đi. Qúy vị mà nói như vậy, ‘hồi đó tui có đi chùa đó, nghe Phật, Pháp, Tăng ở bên ngoài, nhưng còn Phật pháp Tăng ở chính trong tâm mình. Lần sau, bà nói như vậy hả, ông  nói như vậy hả, con nói như vậy hả, hiểu được cho nên không làm xấu Ông Phật của con, con không làm những lời Pháp của Đức Phật trong con với những lời nói không dễ thương.
Qúy vị nói được như vậy, thì Phật Pháp Tăng trong tâm của qúy vị tăng trưởng là như vậy. Vì vậy ‘Tăng là đoàn thể đẹp’, bây giờ qúy vị nói tiếp hai câu cuối nha:
“Đệ tử nương nhờ Tam Bảo,
Biết Tam Bảo của tự tâm,
Nguyện tu học tinh cần,
Làm sáng Ba Viên Ngọc qúy.”


Ba Viên Ngọc qúy là biểu hiện cho gì?
Là Phật, Pháp và Tăng, như hồi nãy mình nói đó. Dù ai có dụ mình, dù ai nói ngã nói nghiêng, thì lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Có nghĩa là chúng ta có Tam Bảo rồi. Cho nên ai có dụ đi nữa, mình là đạo Phật, ai có dụ mình nữa, con cái hay ai có dụ mình đi nữa, thì mình nói ‘không, Phật, Pháp và Tăng là hạnh phúc nhất’, chúng tôi giữ, chúng tôi gieo hạt giống an lành trong tâm của chúng tôi.  Mình hiểu được như vậy, thì mình vững như kiềng ba chân. Kiềng hai chân thì nó sẽ ngả, kiềng ba chân thì sẽ không bao giờ ngã. Qúy vị thấy chưa? 
Cho nên Phật, Pháp và Tăng là hạnh phúc nhất, không có gì hạnh phúc bằng. Đời sống dù mình ở đâu đi nữa, mình có đến chỗ nào đi nữa, thì khi mình có hạt giống Tam Bảo rồi, thì mình thấy hạnh phúc. Qúy vị thấy không?   Chưa nói là quy y Phật, khi mà chúng ta quy y chúng ta hiểu được Đức Phật thôi. Từ từ chúng ta quy y sau, chúng ta không quy y Thiên Thần qủy vật. Thiên là trời, Thần là Thần tiếng Anh viết Hoa là God, mà cũng danh từ đó mà người ta gọi là Brahma, tiếng Phạn nghĩa là Phạm Thiên và là tôn giáo khác cũng danh từ đó là Gods.
Không quy y thiên thần qủy vật, trời thần, qủy, vật, những người nào nổi tiếng mà không phải Phật, Pháp, Tăng thì chúng ta không nương tựa. Giữ được như vậy thì chúng ta mới hiểu được, thì khi nào có duyên qúy Thầy sẽ hướng dẫn cách quy y Phật là sao?  quy y Pháp là sao?  quy y Tăng là sao? 
Hôm nay, có duyên lành ngôi chùa này, được biết là xin giấy phép rất là lâu, nhưng mà từ khi thành lập cho đến nay, là 25 năm. Nếu là một người con trong gia đình, thì nó đã trưởng thành rồi. Thì qúy vị nên nhớ rằng mình là người Phật tử, là người con Phật thì mình dù sống ở đâu, chỗ nào đi nữa thì mình luôn nhớ là cũng nên về chùa sinh hoạt, mình sống đời sống tâm linh như vậy đó.  Thì 25 năm là giai đoạn bắt đầu từ tuổi nhỏ đến giai đoạn trưởng thành. Cái quan trọng là duy trì phát triển, qúy vị nhớ chưa?
Cái chùa của mình đã bắt đầu và xong khoảng 80, 90 %, thì quan trọng là duy trì, phát triển, cùng nhau về, cùng nhau sách tấn, cùng nhau tu tập với nhau. Tay nắm tay và đoàn kết, xây dựng đời sống tâm linh của chúng ta, thì lúc bấy giờ chúng ta có hạt giống Tam Bảo. Đặc biệt là chúng ta biết cách tổ chức mà tu tập, mình phát triển tổ chức những khoá tu, duy trì đời sống tâm linh như vậy thì hạt giống tâm linh ngày càng tăng trưởng, qúy vị thấy chưa?
Cho nên hôm nay, cũng có duyên lành, tất cả chúng ta là con cháu nhà Phật, thì dù gì đi nữa chúng ta cũng có duyên lành, giống từ trưóc đến nay, chúng ta gặp nhau mặt đối mặt, đem lại cho nhau những lời an lạc và pháp nhũ cho qúy vị.
Trước khi dứt lời nguyện cầu Tam Bảo luôn gia hộ cho toàn thể đại chúng, đạc biệt là Thầy trụ trì, cùng toàn thể đại chúng ở đây, luôn luôn thân tâm an lạc, luôn vun trồng hạt giống tâm linh và hạt giống Tam Bảo tự thân của chính mình.

Nam Mô A Di Đà Phật!